Trường mầm non miền núi, hải đảo linh hoạt phương pháp, bù lấp khó khăn cho trò
Bù lấp những thiệt thòi cho trẻ, nhiều trường mầm non miền núi, hải đảo của tỉnh Quảng Ninh đã linh hoạt ứng dụng các phương pháp giáo dục.
Cô trò Trường Mầm non Bình Liêu trong giờ học.
Khỏa lấp những khoảng trống
Bản Sen dù đã hoàn thành chương trình nông thôn mới, nhưng điều kiện kinh tế các hộ dân còn nhiều khó khăn so với các xã khác trong cùng huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh).
Năm học này, Trường Mầm non Bản Sen có 48 học sinh với 4 nhóm lớp. Đặc thù xã biển đảo nên phụ huynh đa phần làm ngư nghiệp, ít có điều kiện chăm sóc con. Theo cô Nguyễn Thu Trang- Hiệu trưởng nhà trường, xã đảo có diện tích nhỏ, thưa dân nên học trò tại trường không đông. Bù lấp lại những khó khăn cho học trò, thầy cô giáo nhà trường luôn quan tâm, chăm lo, tận tình.
Trường mầm non Bản Sen có cơ sở vật chất khang trang.
Trường Mầm non Bản Sen có khuôn viên rộng, môi trường xanh, sạch, đẹp. 4 phòng học kiên cố, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các lớp tương đối đảm bảo. Hàng năm, tỉ lệ huy động trẻ ra lớp cao, trong đó trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đạt 100%.
Theo cô Trang, để linh hoạt và bù đắp những thiệt thòi cho trẻ trong công tác chăm sóc giáo dục tại trường thì trước hết Ban giám hiệu nhà trường phải xây dựng kế hoạch giáo dục, chỉ đạo các lớp thực hiện nghiêm túc giờ nào việc đấy, không cắt xén chương trình.
Kế hoạch giáo dục trẻ sao cho phù hợp với từng độ tuổi, phù hợp với nhận thức của trẻ, phù hợp với địa phương, vùng miền. Ngoài ra còn xây dựng các hoạt động ngoại khóa cho trẻ trải nghiệm: “Bé với các chú bộ đội”, ” Bé làm quen với trường tiểu học”, “Đồng lúa quê em”…
Trẻ được hòa mình với các hoạt động giáo dục (ảnh MH).
Video đang HOT
Nhà trường được các cấp đầu tư khu vực vui chơi với nhiều chủng loại đồ chơi phong phú như: bộ liên hoàn, nhà bóng, đu quay, cầu trượt, tàu hỏa treo. Bên cạnh đó, trường còn xây dựng khu trải nghiệm trong khuôn viên trường với góc chơi với nước, cầu khỉ, ao bèo, chơi với cát…. để trẻ được trải nghiệm. Ngoài ra trong khuôn viên trường còn có khu vườn cổ tích, chợ quê, thư viện xanh, góc giao thông, Thư viện của bé, cô Trang vui vẻ chia sẻ.
Hiện tại đối với cấp học mầm non đang thực hiện chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT là dạy trẻ nhận biết 29 chữ cái chủ yếu thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi, tuy nhiên chưa có hướng dẫn hay tập huấn đối với giáo viên mầm non cho phù hợp với chương trình mới của giáo dục phổ thông. Để các trò bắt nhịp được với môi trường tiểu học một cách tốt nhất thì giáo viên trường mầm non Bản Sen đã sáng tạo với các hoạt động giáo dục.
Cụ thể, các cô tạo môi trường giáo dục trong, ngoài lớp học thân thiện. Môi trường trong lớp học, mỗi lớp mẫu giáo đều phải có góc “Bé cùng học chữ”…. Môi trường ngoài lớp học trang trí các mảng tường, góc thư viện xanh sao cho phong phú, đẹp mắt để trẻ được tiếp cận, làm quen với chữ cái được tốt nhất.
Giáo viên cho trẻ nhận biết, làm quen với trường tiểu học ở địa phương qua hình ảnh, các đồ dùng học tập, một số hoạt động… trong chủ đề “Trường tiểu học”.
Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa “Bé làm quen với trường tiểu học” cho trẻ 5-6 tuổi, với sự kết hợp, hỗ trợ của giáo viên dạy lớp 1 và Trường Tiểu học và THCS.
Trước khi lên lớp 10, các bé 5 tuổi được trải nghiệm, thăm quan trường tiểu học.
Đa dạng các hoạt động
Trường Mầm non Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh năm học này có 417 trẻ, trong đó 304 trẻ mẫu giáo; 113 trẻ nhà trẻ. Cô Lý Thị Mai- Hiệu trưởng Trường Mầm non Bình Liêu chia sẻ, quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục, nhà trường nhận được sự quan tâm của các cấp ngành và phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, đặc thù trường khu vực miền núi nên còn nhiều khó khăn cho các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm của trẻ.
Nhà trường chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ; tập trung đổi mới chương trình và phương pháp dạy học. Các chuyên đề nhà trường đã thực hiện như: “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; “giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non”; “sử dụng phương pháp dạy học tiên tiến STEAM”.
Cô trò Trường Mầm non Bình Liêu cùng trải nghiệm các chữ cái.
Theo cô Mai, quá trình giáo dục trẻ, nhà trường căn cứ vào kết quả mong đợi, nhu cầu của trẻ trong từng độ tuổi để xây dựng mục tiêu, nội dung, hoạt động phù hợp. Các chương trình giáo dục gắn với hoạt động của địa phương phù hợp với phong tục tập quán, danh lam thắng cảnh, lễ hội trên địa bàn.
Quá trình giáo dục, nhà trường làm linh hoạt hình thức tổ chức hoạt động, ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến vào các hoạt động phù hợp. Chú trọng cho trẻ hoạt động trải nghiệm, hoạt động nhóm nhắm kích thích sự tìm tòi khám phá, trải nghiệm kiến thức của trẻ thông qua hoạt động “chơi bằng học, học mà chơi”.
Để trẻ bắt nhịp với trường tiểu học, giáo viên các lớp 5 tuổi tích cực cho các con làm quen với chữ cái. Trẻ được tô, đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình. Ngoài ra, trẻ được học, nhận biết bảng chữ cái Tiếng Việt, kích thích các con đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh. Nhiều trẻ biết quy cách đọc sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách. Nhà trường phối hợp với các trường tiểu học trên địa bàn cho các con có cơ hội tham quan trải nghiệm để tạo tâm thế cho các con khi vào lớp 1.
Nguyễn Thảo Nguyên
Bố mẹ của thần đồng tiết lộ cách giáo dục để con có IQ thuộc nhóm 2% thế giới
3 tuổi, cậu bé này đã ghi danh ở trường tiểu học nhờ sở hữu khả năng thông minh đặc biệt.
Dẫu biết rằng đây là năng khiếu bẩm sinh nhưng phương pháp giáo dục của cha mẹ quan trọng hơn cả để giúp duy trì và phát triển trí thông minh ở trẻ.
Cao Ung Hàm, cậu bé 8 tuổi ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, nổi tiếng là thần đồng khi sở hữu chỉ số IQ chỉ thấp hơn một ít so với IQ của nhà Vật lý vĩ đại Einstein.
Khi lên 2 tuổi, bố mẹ đã rất lo lắng khi cậu vẫn chưa biết nói. Một hôm, khi bà nội bế em lên tầng trên, bà dừng lại để thở sau khi đếm "một, hai, ba, bốn, năm" Bất ngờ cậu bé đếm tiếp "sáu, bảy, tám, chín, mười".
3 tuổi, Cao Ung Hàm đã thuộc bảng cửu chương và ghi danh vào trường tiểu học. Khi đó, giáo viên dạy Toán đã rất ngạc nhiên khi cậu có thể hiếu hết học dù cô chưa giảng. Thậm chí cậu bé còn giải được các bài toán khó mà các học sinh lớp 6 trong trường bó tay.
Thần đồng Cao Ung Hàm sở hữu IQ 146
Cậu đạt số điểm 146 trong kỳ thi Wechsler Intelligence Scale, kỳ thi kiểm tra IQ được quốc tế công nhận, trở thành 1 trong số 2% người thông minh nhất thế giới.
Thông tin cho rằng cậu bé họ Cao đã tự học hết các môn Toán, Lý, Hóa ở trường trung học cơ sở. Dẫu được gọi là thần đồng song cậu bé không khác gì những đứa trẻ bình thường, cũng có những sở thích của trẻ em như xem TV hay chơi game.
Vậy tại sao chỉ số IQ của cậu bé lại cao như vậy? Ngoài khả năng bẩm sinh của đứa trẻ, phương pháp giáo dục của cha mẹ vô cùng quan trọng.
1. Không thúc giục sự phát triển của trẻ
Trước hết cha mẹ không nên thúc giục hoặc can thiệp vào sự phát triển tự nhiên của trẻ khi đã chắc chắn rằng trẻ không bị suy giảm trí tuệ hay có khiếm khuyết về sự phát triển. Bởi mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển trí tuệ khác nhau. Điều này quyết định tốc độ hành xử và học hỏi của chúng.
2. Phát hiện điểm sáng của trẻ và dạy theo năng khiếu
Trong quá trình nuôi dạy, cha mẹ nên phát hiện sở thích của con và cố gắng phát triển chúng theo hướng đó. Như mẹ của cậu bé họ Cao phát hiện ra trí nhớ đặc biệt và niềm yêu thích thơ cổ của con trai, nên chị đã yêu cầu con học thuộc lòng một bài thơ cổ mỗi ngày. Hay khi nhận ra con nhạy bén với những con số, bố mẹ cậu cũng rèn luyện cho con bằng cách làm những bài toán Sudoku hay đặt que diêm để giải toán.
Bằng cách này, khả năng ghi nhớ, tính toán của cậu bé không ngừng được nâng cao. Từ đó cậu có thể ghi nhớ mọi thứ rất nhanh, chỉ số thông minh được cải thiện đáng kể.
3. Phát triển khả năng tư duy logic của trẻ
Cha mẹ nên chú ý phát triển khả năng tư duy của trẻ, đặc biệt là khả năng tư duy logic. Trẻ em được sinh ra như một tờ giấy trắng. Sự phát triển của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào những gì chúng cảm nhận được và cách cha mẹ dạy dỗ. Khi nhận thấy con có những khả năng đặc biệt, cha mẹ Cao Ung Hàm thường xuyên cho con chơi các trò chơi toán học hay đọc sách tranh theo sở thích.
Cha mẹ cậu hiểu rằng, toán học phải xuất phát từ niềm yêu thích thì khả năng tư duy logic mới nâng cao được. Vì thế, trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ của cậu bắt đầu dạy những kiến thức cơ bản về toán học như hỏi trong nhà có bao nhiêu người, có bao nhiêu đôi đũa trên bàn... Những phương pháp này tốt hơn việc bắt trẻ ngồi vào bàn học và làm các phép tính một cách khô khan.
4. Rèn thói quen đọc sách cho trẻ
Cao Ung Hàm thường được cha mẹ mua rất nhiều sách. Những cuốn sách cậu hứng thú thường có nội dung kết hợp trò chơi với kiến thức. Vì vậy cha mẹ thường dẫn cậu đến nhà sách và chọn mua đúng loại yêu thích.
Đọc sách là cách tốt nhất để trẻ được học hỏi kiến thức và cải thiện trí thông minh. Tuy nhiên đây lại không phải là niềm yêu thích của trẻ. Chính vì vậy cha mẹ cần tìm được những nội dung con hứng thú để dần khơi dật sự yêu thích với sách trong trẻ.
Phan Như Thảo khoe ảnh con gái Bồ Câu, dân mạng xuýt xoa khen phương pháp giáo dục Được giáo dục cẩn thận nên Bồ Câu khá tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Trong quá trình nuôi dạy con, ắt hẳn cha mẹ nào cũng mong con sẽ hình thành được tính cách tự lập, luôn chủ động trong mọi chuyện. Điều này đem lại lợi ích lớn cho tương lai sau này, giúp trẻ có cơ hội thành công...