Trường “không tham”
Có học sinh nhặt được 1.000 đồng, có em nhặt được 4 lượng vàng, tất cả đều được báo cho nhà trường để trả lại người đánh rơi. Đến nay, ngôi trường vùng sâu này có hơn 170 học sinh không tham của rơi…
Trường TH Giồng Găng, nơi có hàng trăm HS không tham của rơi.
Nhật ký gương “Nhặt của rơi” ngày càng dài thêm
Ngôi trường đặc biệt này là Trường Tiểu học Giồng Găng, xã Tân Phước, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp). Nhiều năm qua, nhà trường ngoài giáo dục kiến thức, kỹ năng còn chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh. Dù trường nằm ở vùng sâu, vùng xa nhưng nhiều em học sinh là tấm gương đạo đức khi nhặt được của rơi dù lớn hay nhỏ, nhiều hay ít đều báo lại với thầy cô, nhà trường để trả lại cho người đánh mất.
Theo thầy Nguyễn Khắc Đảm, Hiệu trưởng nhà trường, việc vận động học sinh trả lại của rơi được bắt đầu triển khai từ năm 2017. Khi chứng kiến học sinh nhặt được của rơi nhưng không biết làm cách nào để trả lại. Nhà trường bắt đầu ghi chép cụ thể vào sổ để quản lý. Các em học sinh có thể thông qua giáo viên chủ nhiệm, đội cờ đỏ hoặc giáo viên tổng phụ trách để trả lại đồ nhặt được.
Đến nay, quyển nhật ký theo dõi gương “Nhặt của rơi” đặt tại Phòng truyền thống của Trường Tiểu học Giồng Găng ngày càng dài thêm. Quyển sổ ghi đầy đủ họ tên và thời gian học sinh nhặt tài sản mang đến nhờ trường trả lại.
Trong sổ, có rất nhiều học sinh nhặt được 1.000, 2.000 đồng cũng thông báo nhà trường; có em nhặt được điện thoại, tiền, vàng cũng trả lại. Trong đó, tài sản lớn nhất mà học sinh trường nhặt được và trả lại là 4 lượng vàng.
Câu chuyện nhặt được số vàng lớn trả lại người đánh rơi được nhà trường, ngành Giáo dục huyện và chính quyền địa phương ghi nhận, khen thưởng. Đó là trường hợp của hai em Huỳnh Thị Như Ý và Nguyễn Thị Ngọc Ý (cùng học lớp 3A).
Trong khi 2 em chơi trong sân trường thì nhặt được 4 lượng vàng 24k của chị L.T.H (ngụ xã An Phước, huyện Tân Hồng) đánh rơi. Dù hai em hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng khi nhặt được số vàng trên, liền báo phụ huynh và nhà trường trường tìm người đánh rơi.
Sau khi xác minh, Công an huyện Tân Hồng đã phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Giồng Găng trao trả lại tài sản cho chị H. Chia sẻ về hành động trả lại số vàng lớn cho người đánh rơi, Như Ý và Ngọc Ý cho biết: Ở trường thường xuyên có các bạn nhặt được của rơi trả lại người đánh mất nên hai em cũng trả lại của rơi dù là số tài sản lớn.
Bên cạnh đó, thầy cô, cha mẹ cũng thường xuyên dạy không tham của rơi, vì đó là tài sản mà người khác vất vả kiếm được. Nên khi nhặt được số vàng lớn, hai em thông báo ngay cho gia đình và nhà trường để kịp thời trả lại cho người đánh rơi.
Theo thầy Huỳnh Văn Quang, Tổng phụ trách Đội, Trường Tiểu học Giồng Găng, hai em Như Ý và Ngọc Ý gia đình hoàn cảnh khó khăn nhưng các em được nhà trường, gia đình giáo dục nên có ý thức tốt, trả lại của rơi. Hành động này được nhà trường, địa phương tuyên dương và khen thưởng.
“Điều đáng quý là nhiều em học sinh dù hoàn cảnh khó khăn, các em đi học không có tiền quà bánh nhưng nhặt được 1.000 đồng cũng mang đến thầy cô để nhờ tìm trả lại người đánh rơi. Từ những gương học sinh này, phong trào học sinh không tham của rơi được nhân rộng trong trường. Đến nay, có hơn 170 học sinh không tham của rơi được nhà trường tuyên dương, ghi nhận”, thầy Quang chia sẻ.
Hai em Huỳnh Thị Như Ý, Nguyễn Thị Ngọc Ý được khen thưởng khi nhặt được 4 lượng vàng trả lại người đánh rơi.
Hình thức giáo dục đạo đức sinh động
Theo thầy Nguyễn Khắc Đảm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Giồng Găng, bên cạnh dạy kiến thức, nhà trường còn chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo dục cho các em bài học về giá trị của sức lao động chân chính để tạo ra tài sản cho bản thân.
Video đang HOT
Tuyệt đối không được tham của cải do người khác tạo ra. Những tấm gương người tốt, việc tốt cũng được nhà trường thường xuyên nêu gương để học sinh noi theo. Đặc biệt, quyển sổ nhật ký theo dõi gương “Nhặt của rơi” đặt tại phòng truyền thống của trường trở thành bài học chân thực nhất. Từ việc chỉ thỉnh thoảng mới có học sinh trả lại của rơi, đến nay việc này đã trở thành phong trào tại Trường Tiểu học Giồng Găng.
Từ năm học 2017 – 2018 đến nay, có trên 170 lượt học sinh nhặt được 3 điện thoại, hơn 4 lượng vàng 24K, trên 500.000 đồng tiền mặt trả lại cho người đánh rơi. Việc tuyên dương tấm gương học sinh cũng là nguồn động viên lớn. Nhà trường kịp thời tuyên dương bằng nhiều hình thức như: Tuyên dương trong chương trình phát thanh Măng non, trong buổi chào cờ đầu tuần, nêu gương trong giờ sinh hoạt lớp.
Đối với học sinh trả lại tài sản nhặt được có giá trị lớn, ngoài việc tặng giấy khen, khen thưởng đột xuất, trường còn đề nghị Hội đồng Đội huyện khen khích lệ và báo cáo đề xuất phòng GD&ĐT đề nghị sở GD&ĐT khen thưởng. Điển hình là 2 em Như Ý và Ngọc Ý nhặt được số vàng trị giá gần 150 triệu đồng, sau khi được khen thưởng và nêu gương ở trường đã được nhận giấy khen của Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp và được Huyện ủy Tân Hồng biểu dương.
Theo thầy Huỳnh Văn Quang, Tổng phụ trách Đội, lãnh đạo trường và tập thể thầy cô giáo rất vui khi có nhiều học sinh phát huy tinh thần không tham của rơi. Tất cả trường hợp nhặt được tiền các em báo đều được nhà trường ghi nhận vào sổ.
Sau đó thông báo tìm người đánh rơi thông qua hệ thống loa phát thanh trường. Đối với tài sản có giá trị lớn thì kết hợp với chính quyền địa phương tìm người đánh mất để trả lại. Riêng những số tiền nhỏ 1.000, 2.000 đồng học sinh nhặt được mà không có người nhận, trường sẽ lưu giữ. Sau đó sẽ trích số tiền này mua quần áo, dụng cụ học tập tặng học sinh nghèo của trường…
“Điều đáng trân trọng là các em thực hiện rất tốt phong trào không tham của rơi. Hành động này được lan tỏa trong toàn trường, được phụ huynh ủng hộ. Đây cũng là hình thức giáo dục đạo đức một cách trực quan, sinh động đối với học sinh.
Mặc dù nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhưng các em đang được giáo dục để trở thành những thế hệ có tính cách đẹp, làm người trung thực. Sự trung thực của các em đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ nhà trường, chính quyền và cộng đồng…”, thầy Quang chia sẻ.
Trường có dạy 100 bài đạo đức nhưng người lớn nói bậy, bài học sẽ vô nghĩa
Giáo dục hiện đại không quan trọng việc cuốn sách giáo khoa phải dày, phải chi tiết, phải nhiều kiến thức, không dạy học sinh ghi nhớ toàn bộ kiến thức đó.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vương đã nhấn mạnh nhiệm vụ kiến tạo nên giá trị mới của giáo dục nói chung và trường học nói riêng tại diễn đàn giáo dục "Trường học kiến tạo" diễn ra tại Hà Nội ngày 19/12.
Làm thế nào để xây dựng được một môi trường học tập hiệu quả và học sinh hạnh phúc là trăn trở của nhiều người hiện nay.
Nền giáo dục sẽ trở nên lạc hậu nếu chỉ chú trọng "rót đầy" kiến thức nhưng không khơi dậy được tiềm năng, khát khao học tập, năng lực, phẩm chất học sinh.
Một môi trường giáo dục kiến tạo sẽ giúp con trẻ chạm được đến những mục tiêu thiết yếu và quan trọng trên hành trình học tập và phát triển của các em.
Đồng thời, các em cần đạt được những mục tiêu ấy một cách lành mạnh, giữ được niềm vui khi đến trường, không phải vùi mình trong những cuộc đua thành tích hay bị biến thành những "cỗ máy học tập" vô hồn.
Môi trường văn hóa tác động rất lớn đến giáo dục
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vương, cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đều quyết định đến việc giáo dục một đứa trẻ phát triển, khỏe mạnh.
Giáo viên, phụ huynh, nhà trường, cộng đồng địa phương, nhà nước và cả những di sản lịch sử, môi trường văn hóa mà mỗi đứa trẻ được "tắm" mình trong đó đều có ảnh hưởng đến giáo dục.
"Bản chất con người như thế nào là do sư dẫn dắt vô hình của văn hóa. Trẻ bị tác động rất lớn từ yếu tố văn hóa vô hình, đó là những thói quen, văn hóa, lịch sử của dân tộc", Tiến sĩ Vương nhấn mạnh.
Chính vì vậy, xây dựng một môi trường văn hóa, thói quen, cách ứng xử tích cực là điều vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ giáo dục không chỉ giới hạn trong không gian trường học mà là của tất cả mọi người, từ gia đình đến nhà trường và cả cộng đồng xã hội.
Thạc sĩ Nguyễn Thúy Uyên Phương, người đưa mô hình "trường học kiến tạo" về Việt Nam chia sẻ: "Yếu tố văn hóa vô hình mà chúng ta hấp thụ mỗi ngày, tất cả chúng ta đều đang hít thở nó giống như hít thở khí trời, chính nó có khả năng dẫn dắt và tác động rất lớn đến việc giáo dục con trẻ".
Các chuyên gia chia sẻ những câu chuyện giáo dục về Trường học kiến tạo (Ảnh: Faros)
Theo cô Uyên Phương, mặc dù phụ huynh không nắm bắt về chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục nhưng họ cũng góp phần kiến tạo ra ra bầu không khí văn hóa vô hình mà mà con trẻ hít thở mỗi ngày.
"Dù nhà trường có dạy học sinh 100 bài học về lối sống, đạo đức, cảm xúc,... nhưng khi rời khỏi cổng trường, về nhà các em nghe những lời chửi bậy, chứng kiến những hành động thiếu chuẩn mực thì những bài học ở trường sẽ trở nên vô nghĩa,", cô Uyên nêu ví dụ.
Theo quan điểm của cô Nguyễn Thúy Uyên Phương, mối quan hệ giữa Nhà trường và phụ huynh là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường học chưa có sự kết nối, chưa có sự đối thoại với phụ huynh.
Nhà trường là nơi có thể hình thành nhiều xung đột, giáo viên cần có sự dũng cảm, có kỹ năng đối thoại để hóa giải những xung đột tồn tại trong gia đình, nhà trường và xã hội.
Quá trình dạy học không phải là chiều chuộng tất cả cảm xúc của đứa trẻ. Giáo dục là làm cho con người thấy những khoảng tối mình trong mình và bắt đầu bước ra khỏi bóng tối ấy để đến với hành trình khai khai phóng.
Khoảnh khắc chúng ta nhận ra những khuyết điểm, sai lầm của mình sẽ rất đau, sẽ tổn thương. Những người thầy giỏi là người giúp học trò có những khoảnh khắc tổn thương đó, nhưng sau tổn thương không phải thu lại mà để sẵn sàng đi tới.
Quá trình đối thoại với phụ huynh đôi khi cũng cần phải gây tổn thương như thế, nhưng là để phụ huynh cùng đi tới với nhà trường trong mục tiêu cuối cùng là vì con trẻ.
Muốn vậy, giáo viên cần phải dũng cảm, phải có kỹ năng đối thoại, truyền đạt những thông điệp cần thiết mà không gây căng thẳng, trò chuyện với phụ huynh không phải để xúc phạm hay chê bai mà để phụ huynh hiểu rằng, nhà trường cần phụ huynh đồng hành, hợp tác.
Theo cô Uyên Phương, điều quan trọng là nhà trường và phụ huynh cần lắng nghe nhu cầu của nhau, xây dựng nên một cộng đồng văn hóa có sự tôn trọng lẫn nhau.
"Ở trường học của tôi, phụ huynh nói rằng họ có nhu cầu được xem camera. Nhưng nhu cầu thực sự của họ không phải vậy, nhu cầu của họ là muốn con mình được an toàn, là muốn biết con học tập như thế nào.
Khi hiểu được nhu cầu thực sự của phụ huynh, quá trình đối thoại sẽ dễ dàng hơn, vì thực tế, cả nhà trường và phụ huynh đều giống nhau trong mục tiêu giáo dục, chúng ta cần hướng đến việc xây dựng một môi trường lành mạnh, tích cực để trẻ phát triển", cô Uyên Phương nhấn mạnh.
Hai nhiệm vụ quan trọng của trường học
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vương, giáo dục nói chung và trường học nói riêng có hai nhiệm vụ. Nhiệm vụ thứ nhất là trao chuyển, duy trì những giá trị văn hóa, là dạy trẻ học cách yêu thương, những đức tính tốt đẹp, rèn luyện, phát huy phẩm chất của trẻ, dạy học kiến thức có sẵn từ trước.
Nhiệm vụ thứ hai là kiến tạo nên những giá trị mới, là giáo dục nên những con người biết thay đổi, biết tiếp nhận cái mới, có năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong xã hội.
Tiến sĩ Vương phân tích: "Khi câu chuyện giáo dục chỉ dừng lại ở nhiệm vụ thứ nhất, chúng ta mãi mãi chỉ dậm chân tại chỗ và không thể phát triển. Học sinh luyện thi và trau dồi văn hóa, tức là các em chỉ ghi nhớ những kiến thức có sẵn mà không cần phải suy nghĩ những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
Chúng ta nghĩ sách giáo khoa phải dày, phải nhiều, phải chi tiết, học sinh phải làm sao để ghi nhớ, học thuộc toàn bộ những kiến thức đó và tin rằng bằng kiến thức đó mình có thể sống tốt. Điều này là hết sức sai lầm".
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vương, cuộc sống đang thay đổi từng ngày, công nghệ 4.0 tác động đến mọi lĩnh vực đời sống.
Những vấn đề phát sinh như dịch Covid trong một năm đã làm thay đổi hoàn toàn hệ thống cấu trúc thế giới, thậm chí làm thay đổi cả những quan niệm của con người về cuộc sống.
Giáo dục cần thích nghi với những biến đổi đó, nếu trường học quên đi nhiệm vụ thứ hai, không có tinh thần kiến tạo giá trị mới thì trường học sẽ tạo nên những bức tường cản trở sự phát triển, những thầy cô giáo sẽ trở nên chuyên chế trong lớp học của mình.
Trường học kiến tạo hướng đến giáo dục giải quyết vấn đề, tạo nên con người công dân hành động. Giáo dục không phải chỉ chú trọng "rót đầy" kiến thức mà quan trọng là khơi dậy được tiềm năng, khát khao học tập, năng lực, phẩm chất học sinh.
"Giáo viên luôn phải ý thức được hai vấn đề, một là duy trì sự ổn định, sự trao chuyển văn hóa giữa các thế hệ, hai là tạo nên những giá trị mới, kiến tạo nên những con người chủ động, tích cực.
Nếu không có tinh thần kiến tạo thì kết quả là sau 12 năm học, các em chỉ có trong đầu những kiến thức có sẵn, thụ động trong cuộc sống, là sau đại học, hàng ngàn cử nhân thất nghiệp, bởi vì giáo dục không giúp các em chủ động, phát triển, không hướng đến năng lực giải quyết vấn đề mới trong xã hội", Tiến sĩ Vương nhấn mạnh.
Thạc sĩ Nguyễn Thúy Uyên Phương chia sẻ 5 giá trị, 6 trụ cột để xây dựng trường học kiến tạo (Ảnh: Faros)
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thúy Uyên Phương, để học sinh được trưởng thành trong môi trường giáo dục hiệu quả và hạnh phúc, để xây dựng một môi trường kiến tạo thì cần phải "gieo trồng" cho học sinh 5 giá trị.
Thứ nhất là sự thấu cảm, học sinh cần biết đồng cảm, quan tâm, là những con người biết trăn trở, biết tự mình thay đổi. Ngày nay, học sinh tiếp cận với nhiều công nghệ hiện đại nhưng giá trị này lại giảm đi rất nhiều.
Thứ hai là sự tử tế, các em cần phải hành động theo những giá trị đúng đắn.
Thứ ba là sự ưu tú, học sinh cần hướng đến sự ưu tú, chất lượng trong mỗi việc mình làm.
"Nhiều người đang lầm tưởng rằng, chúng ta muốn con trẻ hạnh phúc thì chúng ta đừng buộc nó học gì cả, chúng ta để nó phát triển tự nhiên không cần chuẩn mực nào.
Thực tế không phải như vậy, trường học tốt là biết hướng các em đến sự ưu tú, đến những chuẩn mực chất lượng. Vì xã hội nào cũng sẽ cần những con người có năng lực, giáo dục không phải là sự dễ dãi, học sinh thích gì làm nấy", cô Uyên Phương khẳng định.
Thứ tư là biết giúp đỡ, hỗ trợ người khác, nếu con người quá chú trọng theo đuổi sự xuất sắc, sự ưu tú mà bỏ qua việc biết ơn, trân trọng, giúp đỡ người khác thì sẽ dễ chạy theo thành tích.
Giá trị cuối cùng là sự cầu thị, học sinh cần biết lắng nghe, không ngừng học hỏi để đổi mới bản thân.
Cũng theo Thạc sĩ Nguyễn Thúy Uyên Phương, có 6 trụ cột để xây dựng nên một trường học hiệu quả, học sinh hạnh phúc, đó là: Chương trình chuyên môn, Đào tạo con người, Quan hệ Nhà trường - Phụ huynh, Vận hành, Lãnh đạo, Quan hệ Nhà trường - Cộng đồng.
Những định hướng mới cho ngành giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có cuộc họp nhằm đánh giá lại hoạt động của ngành GD&ĐT giai đoạn 2019-2020. Đồng thời, đề ra những nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn 2020-2025, với quyết tâm đổi mới căn bản, toàn diện từ các cấp học đến việc tổ chức thi cử, giáo dục ở bậc đại học. Theo Bộ...