Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò

Theo dõi VGT trên

Suốt 2 tháng nay, từ ngày khai giảng, vết nứt dài sau núi khiến cả Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ phải đi sơ tán, học nhờ.

Chúng tôi đã hết sức ngạc nhiên khi đến Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ (xã Pá Mỳ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), cả một ngôi trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ không một bóng học trò.

Hỏi ra mới biết, đến thời điểm hiện tại, cả thầy và trò ở điểm trường trung tâm của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ đã phải đi “sơ tán”, học nhờ vì nguy cơ sạt lở, sụt lún nguy hiểm.

Thầy giáo Phạm Xuân Tuyến – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tiểu học Pá Mỳ cho biết, từ đầu tháng 8 ở Pá Mỳ xuất hiện nhiều cơn mưa lớn, khiến đất đá xói mòn đi nhiều. Trước khi vào năm học, các thầy cô giáo nhà trường đã tiến hành công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới.

Trong quá trình chuẩn bị, các thầy cô đã phát hiện ngọn đồi sau trường xuất hiện vết nứt lớn, nguy cơ mất an toàn. Ngay sau khi phát hiện vết nứt, nhà trường đã báo cáo ban ngành có liên quan.

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò - Hình 1

Trường Phổ thông dân tộc Tiểu học Pá Mỳ phải bỏ hoang vì nguy cơ mất an toàn. Ảnh: LC

Sau khi có sự chỉ đạo của các cấp, các ngành có liên quan, thầy và trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ đã “di cư” sang Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pá Mỳ ở gần đó để học tập và giảng dạy.

Chúng tôi được “tận mục sở thị” vết nứt. Quan sát từ thực địa cho thấy, vết nứt từ giữa núi rộng gần 50 cm chạy dài hàng chục mét nằm ngay trên quả đồi phía sau trường.

Hiện tại, cây cỏ đã mọc che khuất vết nứt. Nguy cơ sụt lún, sạt lở, tiềm ẩn nguy hiểm đối với Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ là rất lớn.

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò - Hình 2

Cận cảnh vết nứt trên đồi ngay sau trường học. Ảnh: LC

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò - Hình 3

Cơ quan chức năng phải đặt biển cảnh báo trên đường đi. Ảnh: LC

Cũng theo thầy Phạm Xuân Tuyến số học sinh tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ ở điểm trung tâm là 234 học sinh, trong đó có 217 học sinh bán trú.

“Hiện cán bộ giáo viên, học sinh của nhà trường đều phải đi học nhờ, ở nhờ. Cơ sở vật chất khang trang thế này mà chúng tôi đành phải bỏ không, không dám cho học sinh học vì sợ mất an toàn”, thầy Tuyến cho biết.

Khi được hỏi về việc triển khai các nhiệm vụ học tập cho năm học 2022-2023, thầy Phạm Xuân Tuyến lo lắng: việc đi học nhờ đang ảnh hưởng rất nhiều đến các kế hoạch học tập, giảng dạy của nhà trường. Thầy Tuyến hi vọng các cơ quan chức năng sớm có phương án khắc phục để thầy trò nhà trường có thể “về nhà” học tập.

“Đến nay đã hơn 2 tháng từ lúc phải chuyển cả trường đi học nhờ, các thầy cô, học sinh luôn mong ngóng đến ngày có thể quay về điểm trường của mình. Thế nhưng, nguy cơ mất an toàn tiềm ẩn nên không thể yên tâm cho học sinh quay lại điểm Trường Phổ thông dân tộc Tiểu học Pá Mỳ để học được”, thầy Tuyến nói.

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò - Hình 4

Video đang HOT

Toàn cảnh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ nhìn từ trên đồi – nơi xuất hiện vết nứt xuống. Ảnh: LC

Thầy Nguyễn Quang Tuyến – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pá Mỳ cho biết: “Thầy cô giáo chúng tôi ở trường cấp 2 gần đó thấy bên trường tiểu học quá vất vả. Theo yêu cầu của các cấp, các ngành, và với tinh thần đồng nghiệp cùng giúp đỡ nhau, trường chúng tôi cũng đã hỗ trợ các thầy cô tiểu học di chuyển toàn bộ tài sản sang bên đơn vị mình để đảm bảo cơ sở vật chất, triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 của cả hai trường”.

Theo thầy Nguyễn Quang Tuyến, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pá Mỳ hiện có 223 học sinh bán trú với 8 phòng học và 24 phòng bán trú.

Trong khi đó, nhu cầu của học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ cũng là 8 phòng nên 2 trường thực hiện học 2 ca sáng – chiều.

Cả thầy Nguyễn Quang Tuyến và thầy Phạm Xuân Tuyến đều cho biết, 2 trường học phải tạm nhập về một nên nhiều việc còn áp lực, vất vả. Tuy nhiên, trong tình hình này cả 2 trường đều phải cố gắng, san sẻ để hoàn thành nhiệm vụ năm học.

Hai nhà trường đều hi vọng, cơ quan chức năng sớm có phương án khắc phục để sao cho các em học sinh vừa an toàn và các thầy cô, nhà trường yên tâm công tác.

Trao đổi với Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Phạm Thiết Chùy – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé cho biết, trước những nguy cơ mất an toàn cho học sinh, phòng giáo dục đã có phương án tạm bố trí 2 trường học chung và thực hiện phương án dạy 2 ca/ngày cho 2 trường.

Theo đó, cấp tiểu học thực hiện dạy và học vào buổi chiều, cấp trung học cơ sở thực hiện dạy và học vào buổi sáng.

Khi được hỏi về phương án bố trí nơi ăn, chốn ở cho học sinh bán trú của tiểu học, ông Phạm Thiết Chùy cho biết thêm, phòng đã giao cho Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pá Mỳ bố trí, sắp xếp 6 phòng dành cho học sinh bán trú tiểu học Pá Mỳ, đảm bảo đủ chỗ ngủ cho học sinh bán trú.

Hiện 2 trường vẫn phải tận dụng khoảng trống giữa ba dãy nhà bán trú của học sinh Trường Phổ thông dân tộc Trung học cơ sở Pá Mỳ, lợp mái tôn để sử dụng đồng thời dựng tạm dãy nhà vệ sinh cho học sinh.

Cũng theo ông Phạm Thiết Chùy, đây là phương án khắc phục tạm để chờ đợi các phương án từ cơ quan chức năng.

* Một số hình ảnh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ:

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò - Hình 5

Không học sinh, cả trường tĩnh lặng. Ảnh: LC

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò - Hình 6

So với nhiều trường ở Mường Nhé, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pá Mỳ được đ.ánh giá là khang trang nhưng hiện tại không thể sử dụng được. Ảnh: LC

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò - Hình 7

Sân trường vắng bóng học sinh dù đang trong thời gian của năm học. Ảnh: LC

Trường khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ nhưng không một bóng học trò - Hình 8

Hai nhà trường cùng khai giảng tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pá Mỳ. Ảnh: Nhà trường cung cấp

Thầy cô ở Mường Nhé còn thiếu thốn nhiều, mức lương chưa đảm bảo cuộc sống

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại các nhà trường còn thiếu nhiều, nhiều điểm trường một thầy phải dạy 2 đến 3 trình độ.

Huyện biên giới cực Tây - Mường Nhé là địa phương khó khăn bậc nhất cả nước. Do vậy, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục ở địa phương này cũng đang hết sức khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học của thầy, trò nơi đây...

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Phạm Thiết Chùy - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé đã có những chia sẻ về khó khăn của ngành giáo dục huyện nhà sau 20 năm thành lập (20/10/2002- 20/10/2022).

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé cho biết, sau 20 năm thành lập, đường xá ở Mường Nhé vẫn còn những địa phương đi lại rất khó khăn đặc biệt vào mùa mưa lũ, nhiều tuyến đường liên bản tới trung tâm xã còn là đường đất. Vì vậy, việc di chuyển vào mùa mưa chủ yếu là đi bộ.

Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các xã chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nhân dân: chưa có điện lưới, trường học chỉ làm bằng tranh, tre, nứa, lá do thầy cô và phụ huynh lấy về dựng tạm thành lớp học.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại các nhà trường còn thiếu nhiều, nhiều điểm trường một thầy phải dạy 2 đến 3 trình độ (lớp ghép) dẫn đến chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng rất nhiều.

Đời sống của thầy cô còn thiếu thốn, mức lương chưa đảm bảo cuộc sống. Do địa hình đi lại khó khăn nhiều thầy cô ở lại cắm bản hàng tháng mới về trung tâm mua đồ khô dự trữ cho cả tháng.

Thầy cô ở Mường Nhé còn thiếu thốn nhiều, mức lương chưa đảm bảo cuộc sống - Hình 1

Ông Phạm Thiết Chùy - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Mường Nhé. Ảnh: LC

Trước khi chia tách huyện Nậm Pồ và huyện Mường Nhé, địa bàn huyện rộng gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn nên việc học tập của học sinh chưa được phụ huynh quan tâm đúng mức. Đa số phụ huynh còn giao phó hoàn toàn cho nhà trường và thầy cô.

Nói về khó khăn của ngành giáo dục Mường Nhé, ông Phạm Thiết Chùy cho biết, hiện nay, vấn đề khó khăn lớn nhất đối với ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé là cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục, đang là một trong những bài toán khó cần lời giải của huyện.

Cho đến năm 2022, tổng số phòng học hiện có 783 phòng, chia ra; số phòng kiên cố 456, số phòng bán kiên cố 300 (trong đó có 114 phòng là nhà lắp ghép), số phòng tạm 27, số phòng mượn 0; trong đó có: 783 phòng học thông thường; 77 phòng học theo chức năng. Số phòng học xây mới 25, (trong đó có 13 phòng học được đầu tư bằng nguồn xã hội hóa).

Thầy cô ở Mường Nhé còn thiếu thốn nhiều, mức lương chưa đảm bảo cuộc sống - Hình 2

Nhiều cơ sở vật chất không thể sử dụng được vì xuống cấp. Trong ảnh: Dãy nhà tại trường liên cấp Tiểu học và Trung học cơ sở Sín Thầu. Ảnh: LC

Phòng công vụ hiện có 311, chia ra; số phòng kiên cố 143, số phòng bán kiên cố 152 (trong đó có 18 phòng lắp ghép), số phòng tạm 16, số phòng mượn 0, đáp ứng được 80% nhu cầu của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Phòng nội trú hiện có 479, chia ra; số phòng kiên cố 164, số phòng bán kiên cố 272 (trong đó có 82 phòng lắp ghép), số phòng tạm 43, số phòng mượn 0 , đáp ứng 80% nhu cầu của học sinh.

Cả huyện chưa có trường nào đạt chuẩn về công trình nước, số trường có nước sử dụng hợp vệ sinh 35/35; số trường có nhà vệ sinh đạt chuẩn 10/35, số trường chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh 25/35 (đa số là nhà vệ sinh ở các điểm trường lẻ).

Do là huyện nghèo, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao nên công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn kinh phí chi thường xuyên được cấp để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường còn hạn chế.

Tại một số nhà trường vẫn còn tình trạng thiếu phòng học nên phải tiến hành ghép lớp dẫn đến số lượng học sinh/lớp đông. Giáo viên giảng dạy số lượng học sinh lớn dẫn đến không thể nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt đối với trẻ cấp học mầm non và học sinh lớp 1, 2, bậc tiểu học vì đây là những khối lớp nền móng cho công tác giáo dục.

Việc phải ghép lớp dẫn đến chật chội và nóng bức đặc biệt là vào dịp nắng nóng gây ảnh hưởng đến việc chăm sóc học sinh của các nhà trường.

Việc thiếu thốn về cơ sở vật chất còn ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, không đủ không gian để học sinh tiến hành các hoạt động như thảo luận, trao đổi theo nhóm...

Thầy cô ở Mường Nhé còn thiếu thốn nhiều, mức lương chưa đảm bảo cuộc sống - Hình 3

Toàn huyện vẫn còn thiếu đến 258 giáo viên theo định mức. Ảnh minh họa: LC

Bên cạnh tình trạng thiếu cơ sở vật chất, việc thiếu giáo viên cũng đang là vấn đề nan giải với ngành Giáo dục và Đào tạo Mường Nhé.

Ông Phạm Thiết Chùy cho biết, tính đến tháng 10/2022, tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trên toàn huyện là 1.131 người, trong đó: cán bộ quản lý 89; giáo viên 878; nhân viên 164 (bao gồm 63 theo hợp đồng 68).

Toàn huyện còn thiếu 285 giáo viên (150 mầm non, 82 tiểu học, 53 trung học cơ sở) so với quy định và số lớp đang thực hiện.

Để khắc phục khó khăn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện nhà đang hết sức cố gắng thực hiện theo sự chỉ đạo và thực hiện tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo huyện tích cực làm công tác xã hội hóa.

Trong đó, năm học 2019-2020, 25 trường được hưởng lợi từ chương trình xã hội hóa gồm 22 phòng học, 11 phòng công vụ và các công trình phụ trợ kèm theo; năm học 2021-2022: 22 trường được hưởng lợi từ chương trình xã hội hóa gồm 16 phòng học, một công trình nhà hiệu bộ 5 phòng công vụ và các công trình phu trợ kèm theo.

Sự quan tâm của các tổ chức, đơn vị và các nhà hảo tâm trong tỉnh và cả nước đã góp phần quan trọng trong việc kiên cố hóa trường lớp học, nâng cao chất lượng giáo dục và chăm sóc t.rẻ e.m, học sinh tại các trường học trên địa bàn huyện, tạo thêm niềm tin của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Mường Nhé với ngành Giáo dục và Đào tạo huyện.

Đây cũng là nguồn tạo thêm động lực cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là các thầy cô giảng dạy tại các điểm bản yên tâm, bám trường, bám lớp.

Dẫu còn khó khăn, nhưng sau 20 năm trước, từ những ngày đầu thành lập ngành giáo dục ở Mường Nhé đã có những chuyển biến hết sức tích cực.

Tất cả nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân và các cơ quan ban, ngành huyện Mường Nhé.

Cùng với đó là sự cố gắng, đoàn kết của các thế hệ tập thể lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo, các thế hệ nhà giáo đã cống hiến t.uổi trẻ cho mảnh đất biên cương của Tổ quốc, không ngại khó khăn, gian khổ yêu trẻ, mến nghề, bám trường bám lớp, thậm chí có thầy cô còn "yên nghỉ" khi đang thực hiện công tác giáo dục trên mảnh đất cực Tây của Tổ quốc.

Những tấm gương của các thầy cô giáo giúp phụ huynh, học sinh cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học để cùng sát cánh với công tác giáo dục của huyện nhà.

Huyện Mường Nhé là một huyện vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, được thành lập từ tháng 10 năm 2002 với 06 đơn vị hành chính cấp xã, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của hai huyện Mường Tè và huyện Mường Lay (cũ) để thành lập huyện Mường Nhé.

Thực hiện Nghị quyết 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Điện Biên, đã tách một phần từ huyện Mường Nhé và huyện Mường Chà thành lập huyện Nậm Pồ.

Hiện nay, huyện Mường Nhé có 11 đơn vị xã, đa phần các xã đều thuộc khu vực kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn với 112 bản và 03 tổ dân cư. Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu, phía Tây Nam giáp huyện Nậm Pồ, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Phongsaly (Lào), phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), với tổng diện tích tự nhiên là 157.372,94 ha. Thành phần dân tộc chung sống trên địa bàn huyện chủ yếu là dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú, Hà Nhì, Kháng, Dao, Lào, Si La, Hoa, Cống, Kinh;

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một nữ nghệ sĩ bị phát hiện có hành động nhạy cảm với Lý Hải ở thảm đỏ: "Tôi tưởng không ai nhìn thấy"
23:51:21 15/06/2024
Động thái lạ của diễn viên Thu Trang giữa lúc vướng tin mang thai ở t.uổi 39
22:34:55 15/06/2024
Diễn viên Trương Quỳnh Anh tiết lộ cuộc sống mẹ đơn thân
23:03:30 15/06/2024
Dàn quý tử cao mét 8 nhà sao Việt: Người được khen là "bản sao Bi Rain", người khiến bố sợ vóc dáng mất cân đối vì quá cao
21:17:14 15/06/2024
Nữ phụ "Câu chuyện Hoa hồng": Chuẩn tiểu thư "cành vàng lá ngọc", từng hẹn hò tài tử "Gossip Girl" nhưng lại quyết định cưới thầy của mình
22:20:22 15/06/2024
Quách Ngọc Tuyên bần thần nhìn di ảnh diễn viên Hồng Hải mất ở t.uổi 31
23:18:43 15/06/2024
Ngô Cẩn Ngôn được khen trong phim 'Mặc vũ vân gian'
23:01:05 15/06/2024
Rộ tin Louis Phạm lên tiếng xin lỗi, CĐM tìm ra chi tiết vẫn chưa hối lỗi?
21:34:16 15/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 75: Hân bắt đầu rung rinh trước sự quan tâm của chồng cũ

Phim việt

06:52:06 16/06/2024
Với kế hoạch cua lại vợ cũ , lần này Đức Anh chuyển chiến thuật, mua thức uống bổ dưỡng gửi đến cho Hân. Có vẻ như chiến thuật của Đức Anh đang đi đúng hướng và Hân không còn quá căng thẳng với anh như trước nữa.

Trung Quân tập múa cột, diễn 40 ca khúc trong concert 1689

Nhạc việt

06:49:05 16/06/2024
Trước thềm concert thứ hai trong sự nghiệp, Trung Quân đã tung clip recap những khoảnh khắc đáng nhớ trong concert 1589.

Lo 'bị lỗ' khi lên hình, 'Vàng Anh' Minh Hương giảm liền 10kg, giữ dáng thon gọn nhờ bí quyết này

Làm đẹp

06:47:38 16/06/2024
Vàng Anh Minh Hương không chỉ là diễn viên, cô còn là một BTV, MC trên sóng truyền hình. Ở t.uổi 39, người đẹp vẫn giữ được sắc vóc trẻ trung nhờ giảm cân khoa học

Căng thẳng mới giữa Israel và Pháp

Thế giới

06:46:30 16/06/2024
Tháng trước, Pháp đã chặn các công ty quốc phòng của Israel tham gia một cuộc triển lãm vũ khí lớn ở Paris. Pháp cũng lên án các cuộc tấn công của Israel vào Rafah ở Gaza.

Đội của SofM chiêu mộ tài năng trẻ vừa tròn 18 t.uổi

Mọt game

06:46:29 16/06/2024
Tối ngày 14/06 (thứ sáu) vừa qua, đội tuyển Vikings Esports của SofM đã công bố thành viên mới đầu tiên tại VCS Mùa Hè 2024, đó chính là người chơi đường trên Phùng Nanaue Đức Tài.

Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?

Netizen

06:42:46 16/06/2024
Giữa tin đồn hôn nhân trục trặc, Xoài Non xuất hiện xinh đẹp trong MV mới, gái xinh còn làm nữ chính, diện váy cưới lung linh.

Taylor Swift và màn trình diễn ấn tượng tại The Eras Tour

Nhạc quốc tế

06:42:42 16/06/2024
So với buổi biểu diễn hoàn hảo mở màn tour Eras tại Arizona, Mỹ vào tháng 3 năm ngoái, các buổi diễn gần đây của Taylor Swift từ ngày 7 đến ngày 9/6 tại Scotland vừa qua còn nhận được đ.ánh giá cao hơn nữa.

Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ

Sao việt

06:41:58 16/06/2024
Trong cột mốc đặc biệt của con gái, MC Quyền Linh và doanh nhân Dạ Thảo cũng có mặt để chứng kiến. Ái nữ hào môn gây chú ý khi có hành động trao lại mũ và áo cho bố mẹ để chụp ảnh.

Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!

Phim châu á

06:32:42 16/06/2024
Sắc đẹp của Lưu Diệc Phi không thể giúp Câu Chuyện Hoa Hồng trở thành một thước phim nữ quyền tiêu chuẩn, đúng đắn, ngược lại khiến cho hình tượng nữ chính trở nên kệch cỡm, đáng ghét trên màn ảnh.

Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!

Tv show

06:29:24 16/06/2024
Hải Đăng Doo bất ngờ để lộ hình ảnh băng bó trên tay ở ngay trên sân khấu Anh Trai Say Hi. Chính vì sự cố ngay hôm ghi hình đã khiến phần trình diễn của anh không thể diễn ra như dự định ban đầu.

Trò hề "tẩy trắng" của nữ diễn viên gen Z sau khi l.ộ c.lip bóc bộ mặt thật

Sao châu á

06:25:18 16/06/2024
àn giảng hòa công khai của Châu Dã và CCTV6 gây bàn tán trong dư luận. 3 chủ đề có lượt đọc nhiều nhất mạng xã hội Weibo vào tối 15/6 đều liên quan đến khoảnh khắc tương tác giữa Châu Dã và nhân viên đài CCTV6.