Trường học thời 4.0
Trước xu thế thay đổi lớn của thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục cũng không ngoại lệ và nhà trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đó có thể nói là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để giáo dục vươn lên.
Ảnh tư liệu
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các thành tựu nổi bật của internet, dữ liệu khổng lồ, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, mạng xã hội, di động, robot, công nghệ sinh học và công nghệ nano… đang tác động mạnh mẽ đến cách dạy và cách học. Vì vậy, giáo dục phải là đầu tàu trong cuộc cách mạng lần thứ tư này. Những trường học ảo, lớp học ảo, thầy giáo ảo, phòng thí nghiệm ảo, thiết bị ảo, thư viện ảo… thời công nghệ số đã tạo thách thức không nhỏ tác động đến trường học truyền thống. Những trường học tiên tiến, hiện đại là xu hướng tất yếu hiện nay. Sách giáo khoa điện tử, nội dung chương trình mở, trường học thông minh cần phải được tính tới trong lần cải cách giáo dục vào năm 2020 này. Đầu tư cho giáo dục vì thế phải không ngừng tăng lên mới mong bắt kịp các nước tiên tiến có nền giáo dục phát triển.
Những yếu tố không thể thiếu của giáo dục kỷ nguyên 4.0 là phương pháp quản lý và giáo viên. Phương pháp quản lý giáo dục và người thầy cần phải được thay đổi theo những tiêu chuẩn mới. Cách quản lý vẫn còn đang ở mức 1.0, 2.0 hay dù tới 3.0 đều sẽ bị đào thải. Phương pháp quản lý nhờ vào các công cụ, phần mềm thông minh, công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy chất lượng giáo dục. Cách quản lý hành chính, sổ sách đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của nó nếu không muốn nói là đã quá lạc hậu, không hiệu quả. Quản lý giáo dục cần được số hóa, nhà quản lý giáo dục cần có tâm huyết, đổi mới tư duy chỉ đạo, khả năng thích ứng, luôn luôn tiếp cận và tiếp thu cái mới, giỏi công nghệ thông tin…
Người thầy thời 4.0 nếu không bắt kịp với nhịp độ phát triển của công nghệ, thiếu thay đổi chính mình sẽ tụt hậu. Từ dạy học theo lối truyền thụ kiến thức nặng nề chuyển sang dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học cho thấy thầy cô giáo cần phải đổi mới chính mình. Đó là kỹ năng sử dụng các thiết bị tiên tiến trong dạy học, khai thác triệt để internet phục phụ cho bài giảng, nhanh nhạy với thông tin mới, ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin, trang bị những phương pháp dạy học hiện đại, những kỹ thuật dạy học tích cực… Người thầy hôm nay không chỉ có kiến thức giỏi, năng lực sư phạm tốt mà còn phải thấu hiểu hoàn cảnh, tâm sinh lý học sinh mới đem lại cho các em niềm tin, sự yêu thương, sự phấn đấu, khuyến khích học sinh tự học, tìm tòi, tư duy sáng tạo, phát triển năng lực.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với tốc độ rất nhanh, đặt giáo dục trước những thử thách vô cùng lớn, đầy cam go, không có thời gian để chúng ta chờ đợi và lựa chọn. Giáo dục khai phóng được coi là nền tảng để xây dựng con người. Chính vì thế, bắt nhịp và hành động ngay là yêu cầu cấp bách đối với các nhà trường hiện nay.
Đào Khởi
Theo baodongnai
Những ngành học vừa ra lò đã nóng phỏng tay vì tiềm năng việc làm, thu nhập rất khủng
Nhiều ngành học mới chỉ vừa được các trường đại học tuyển sinh đào tạo từ năm 2019 nhưng đã lập tức trở thành những ngành "hot", được đông đảo sĩ tử đăng kí nguyện vọng.
Xu thế phát triển tất yếu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã dẫn đến sự hình thành nhiều ngành nghề mới dựa trên nền tảng Kỹ thuật số. Những ngành này ra đời từ nhu cầu khai thác, ứng dụng và nghiên cứu vô cùng lớn của thị trường đối với các công nghệ như: Ai (Trí tuệ nhân tạo), IoT (Internet of Things - Internet vạn vật) hay Big Data (Dữ liệu lớn).
Video đang HOT
Điển hình như trong lĩnh vực Tài chính, ngành Fintech (Financial Technology - Công nghệ Tài chính) vừa chính thức được đào tạo bậc đại học tại nước ta trong năm 2019. Hay ngành Ai và Robot cũng mới được các trường đưa vào giảng dạy trong năm học này. Ngoài ra các ngành như: công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, vật liệu,... cũng được các trường đại học tại Việt Nam đầu tư nguồn lực, mở ngành, chào đón các tân sinh viên tài năng.
Tuy là những ngành mới nhưng với tiềm năng, cơ hội việc làm với thu nhập thuộc hàng "bom tấn" nên chắc chắn tỉ lệ cạnh trạnh đầu vào các trường đại học là rất cao. Mùa tuyển sinh vừa qua, với lượng nguyện vọng đăng ký nhiều cộng với chỉ tiêu tuyển sinh ít (nhằm lựa chọn lứa sinh viên đầu tiên thuộc top xuất sắc) nên sẽ không bất ngờ khi điểm chuẩn của những ngành này cao ngất ngưỡng - khiến nhiều sĩ tử 2k1 phải "bỏng tay".
Cùng điểm lại những ngành học mới "ra lò" nhưng lập tức lên "top trending" mùa tuyển sinh năm 2019.
Fintech
Fintech là viết tắt của từ "Financial Technology" (Công nghệ trong Tài chính), Fintech được sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng Internet, công nghệ điện toán đám mây, điện thoại di động, các phần mềm mã nguồn mở hay tiền mã hóa như Bitcoin, nhằm mục đích cải thiện hiệu quả của hoạt động của các tổ chức tài chính. Năm 2019, trường đại học Kinh tế - Luật - ĐHQG TP.HCM (UEL) là đơn vị tiên phong trên cả nước đào tạo ngành này. Chương trình Công nghệ tài chính của UEL đào tạo kết hợp giữa kiến thức chuyên môn về tài chính với công nghệ và ứng dụng công nghệ vào trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư tài chính, ngân hàng.
Theo thống kê sơ bộ, thu nhập của những người làm việc liên quan đến ngành Fintech hiện nay khá hấp dẫn khoảng từ 1.000 - 1.500 USD/tháng.
- Tên ngành: Công nghệ tài chính
- Điểm chuẩn, chỉ tiêu năm 2019: Tuyển 35 chỉ tiêu với mức điểm chuẩn là 22.55 điểm
- Các tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh)
Ai & Robot
Đại học Bách khoa Hà Nội
Chương trình tiên tiến Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo vừa được trường đại học Bách khoa Hà Nội triển khai tuyển sinh và đào tạo trong năm 2019. Sinh viên sẽ được tiếp cận những kiến thức hiện đại do các chuyên gia trong nước và trên thế giới thiết kế song song với việc được thực hành, trải nghiệm thực tế tại các công ty công nghệ trong và ngoài nước. Ở năm cuối, sinh viên còn được hướng dẫn bởi các chuyên gia trong lĩnh vực DS & AI trong và ngoài nước để vừa nâng cao kiến thức, vừa bổ sung thêm các kỹ năng làm việc, nghiên cứu và khởi nghiệp. Mới đây, 12 tân sinh viên của trường vừa được một doanh nghiệp offer trả lương 6.000 USD ( hơn 139 triệu đồng) một tháng để làm về mảng AI.
- Tên ngành: Chương trình tiên tiến Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (Data Science and AI)
- Điểm chuẩn, chỉ tiêu năm 2019: Tuyển 40 chỉ tiêu với mức điểm chuẩn là 27 điểm
- Các tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh) - Môn Toán nhân hệ số 2
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là một trong ba trường đầu tiên tại Việt Nam đào tạo ngành AI. Ngành Robot và Trí Tuệ Nhân Tạo là sự kết hợp liên ngành: Cơ khí, Điện tử - Viễn thông, Công nghệ thông tin và sự hỗ trợ của các ngành liên quan khác. Chương trình đào tạo gồm 132 tín chỉ đào tạo trong 4 năm sẽ chuẩn bị cho sinh viên năng lực làm việc, nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực robot và trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt, toàn bộ chương trình học sẽ hoàn toàn miễn phí, sinh viên được học toàn bộ bằng tiếng Anh với các giảng viên là chuyên gia về robot và trí tuệ nhân tạo trong và ngoài nước.
- Tên ngành: Robot và Trí tuệ nhân tạo
- Điểm chuẩn, chỉ tiêu năm 2019: Tuyển 20 chỉ tiêu với mức điểm chuẩn là 25.2 điểm
- Các tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D90 (Toán, Anh, Khoa học Tự nhiên)
Đại học FPT
Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo của đại học FPT cũng chú trọng đào tạo ra những thế hệ kỹ sư, chuyên gia hàng đầu về AI thông qua hình thực đào tạo sát với thực tập tại các doanh nghiệp. Sinh viên có thể theo học chuyên ngành này tại các cơ sở tại Hà Nội, TP.HCM và Cần Thơ.
- Tên ngành: Công nghệ thông tin (chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo)
- Điểm chuẩn năm 2019: 21 điểm
- Các tổ hợp môn xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D90 (Toán, Anh, Khoa học Tự nhiên)
Truyền thông đa phương tiện
Năm 2019 cũng là năm đầu tiên trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM - ĐHQG TP.HCM đào tạo bậc cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện. Sinh viên trong quá trình được học tập sẽ được phát triển năng lực hình thành và quản trị ý tưởng truyền thông, thiết kế kế hoạch và hoạt động truyền thông, tổ chức thực hiện và điều hành các kế hoạch và hoạt động sản xuất, phát hành sản phẩm truyền thông. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm việc trong các công ty truyền thông chuyên nghiệp, các cơ quan báo chí, các công ty tổ chức sự kiện, các kênh truyền hình...
- Tên ngành: Truyền thông đa phương tiện
- Điểm chuẩn, chỉ tiêu năm 2019: Tuyển 60 chỉ tiêu với mức điểm chuẩn là 24.3 điểm
- Các tổ hợp môn xét tuyển: D01 (Toán, Văn, Anh), D14 (Văn, Lịch Sử, Tiếng Anh), D15 (Văn, Địa, Anh)
Theo Helino
Tân Sơn (Phú Thọ): Đổi mới giáo dục, tăng cường phổ biến luật an toàn giao thông Năm học 2019- 2020, ngành giáo dục và đào tạo huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có 54 đơn vị trường học với trên 19.280 học sinh ở các bậc học, trong đó bậc học mầm non có 5.648 học sinh, bậc tiểu học 8.427 học sinh và bậc THCS 5.205 học sinh. Với mục tiêu "tiếp tục đổi mới căn bản, toàn...