Trường học tăng cường dạy kỹ năng sống trong thời gian học sinh nghỉ học ở nhà
Trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường, nhiều trường học đã triển khai các hình thức học tập trực tuyến. Bên cạnh dạy kiến thức các môn học, nhiều trường học chú trọng đến dạy kỹ năng sống cho học sinh.
Bộ GD&ĐT cho biết, sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trở lại từ ngày 17/2 nhưng nhiều nơi tiếp tục cho học sinh nghỉ học trên lớp. Tại các địa phương cho học sinh tạm nghỉ học đã chuyển sang trạng thái dạy và học theo hình thức trực tuyến.
Tại Hà Nội, học sinh các cấp tạm dừng đến trường đến hết ngày 28/2. Theo ông Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, trong thời gian học sinh nghỉ học, các trường duy trì và ổn định nền nếp, chất lượng dạy và học ngay từ tiết học đầu tiên khi học sinh trở lại học tập sau kỳ nghỉ Tết.
Cũng theo Sở GD&ĐT Hà Nội, các trường áp dụng hình thức dạy học qua internet, song do lớp 1 các học sinh còn ở lứa tuổi nhỏ, lại là năm đầu tiên thực hiện chương trình phổ thông mới, Sở đã có yêu cầu các nhà trường ưu tiên chọn khung giờ tốt nhất để dạy trực tuyến cho các em. Với các khối lớp còn lại, các nhà trường xây dựng thời khóa biểu với tất cả các môn học.
Còn tại TP.HCM, học sinh tiếp tục tạm ngừng đến trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu đến hết ngày 28/2, Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, đã có hướng dẫn các trường tiểu học tổ chức dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh tạm ngừng đến trường. Có thể chủ động chọn hoặc phối hợp nhiều giải pháp dạy học qua Internet như: Dạy trực tuyến, trao đổi – giải đáp thắc mắc qua Facebook, Zalo, Viber…
Học sinh chuyển sang hình thức học tập trực tuyến trong thời gian tạm nghỉ phòng chống COVID-19. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Theo ghi nhận tại nhiều trường học tại Hà Nội, TP.HCM cũng đã sớm chủ động trong chuẩn bị cho dạy và học trực tuyến. Tiêu biểu như, tại trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP.HCM) đã sớm có kế hoạch trong tổ chức dạy học trực tuyến. Theo lãnh đạo nhà trường, từ nay đến hết tháng 2, học sinh của trường sẽ tham gia các tiết học 9 môn học gồm: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân theo hình thức trực tuyến. Nhà trường xếp thời khóa biểu riêng trong thời gian này với thời lượng không quá 4 tiết học/buổi. Buổi học còn lại học sinh sẽ dành cho việc học các môn còn lại với bài giảng đăng trên website nhà trường.
Từ ngày 18/2, trường THPT Nguyễn Du đã áp dụng hình thức học trực tuyến. Ghi nhận sau 2 ca học (sáng 18/2), có 4 trường hợp trục trặc 7 phút do mạng internet kém, có 11 học sinh trường ngoài vào học, nhưng bị thầy cô nhắc không hợp lệ. Số học sinh vắng mặt chỉ là 22/1.558 học sinh. Các thầy cô nhận xét các em ngoan, tương tác tốt, phụ huynh tham gia hỗ trợ tích cực… Các buổi học sau đã ổn định hơn.
“Để tạo tâm lý thoải mái cho học sinh, nhà trường đã tăng thời lượng dạy kỹ năng sống lên gấp 2 lần so với bình thường với những tiết học mang tính tích cực. Trường còn thực hiện các clip dạy nấu ăn, học sinh có thể tham khảo, học nấu ăn, giúp đỡ gia đình trong thời gian nghỉ ở nhà”, Thầy Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng nhà trường cho hay.
Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi các Sở GD&ĐT về việc thực hiện chương trình giáo dục và phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, việc tổ chức thực hiện dạy học trực tuyến (qua internet, trên truyền hình) trong trường hợp học sinh nghỉ học ở trường theo quy định của Bộ. Nội dung dạy học trực tuyến phải bảo đảm tính khoa hoc, sư pham, phù hợp với đối tượng hoc sinh theo từng cấp hoc; cách thức tổ chức linh hoạt phù hợp với điều kiện của địa phương và cơ sở giáo dục đảm bảo hiệu quả.
Làm gì để trường học là ngôi nhà an toàn thứ hai cho học sinh?
Công tác an ninh, an toàn trường học đóng vai trò quan trọng, có thể coi là điều kiện tiên quyết để mang đến cho học sinh môi trường học tập lành mạnh, an toàn, thân thiện.
Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (TPHCM) trong một chuyên đề tuyên truyền về phòng, chống xâm hại. Ảnh minh họa: N.Hùng
An toàn từ bên trong
Trường học được xem là ngôi nhà thứ hai của mỗi học sinh. Khi gửi gắm con em mình vào trường, phụ huynh tin rằng, môi trường học đường là an toàn, lành mạnh và hạnh phúc nhất. Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện được xác định là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu trong kế hoạch GD của các nhà trường.
Thời gian qua, tại TPHCM, các trường thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: Thành lập Ban an toàn, an ninh trường học; ban hành quy tắc ứng xử văn hoá, quy trình tiếp dân chặt chẽ, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục kỹ năng cho học sinh và cả giáo viên. Bên cạnh đó, các trường chú trọng đến công tác tư vấn tâm lý học đường, tăng cường sự gắn kết, phối hợp với phụ huynh để cùng giáo dục học sinh...
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10) nhấn mạnh: Mỗi trường học có hàng nghìn học sinh, để các em yên tâm học tập, vui chơi, khoẻ về mặt thể chất, tinh thần, được phát triển toàn diện... thì yếu tố an toàn là ưu tiên hàng đầu, từ công tác phòng chống cháy nổ, cơ sở vật chất, an toàn thực phẩm... trong đó có cả phòng xung đột, bạo lực học đường. Trường học phải ưu tiên phòng hơn chống - đừng để khi xảy ra mới vào cuộc.
Theo thầy Phú, song song với việc dạy kiến thức, việc giáo dục kỹ năng cho học sinh rất quan trọng, nhất là những tình huống cụ thể trong giao tiếp, mối quan hệ bạn bè, hay với thầy cô, gia đình... Đây là sự chuẩn bị cần thiết để các em biết cách ứng xử, xử lý phù hợp, văn minh. Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên cho học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, câu lạc bộ năng khiếu, học thuật... để tăng cường sự gắn kết sở thích, đam mê.
Ngoài ra, nhà trường cũng quan tâm đến công tác tư vấn học đường - đây là nơi để các em tin tưởng, chia sẻ và cùng tìm ra hướng giải quyết để những va chạm nhỏ, những vấn đề còn vướng mắc... được hoá giải. Trường cũng gắn kết rất chặt chẽ với phụ huynh học sinh qua nhiều kênh, tăng cường công tác dân chủ, tổ chức đối thoại với học sinh, phụ huynh để lắng nghe những tâm tư, tình cảm, những gửi gắm, những trao đổi để cùng phát triển nhà trường.
Ông Lý Đức Thanh (Trung tâm Kỹ năng sống Tinh Anh Việt, TPHCM) cho biết: Nhiều trường xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá trong môi trường học đường cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh cụ thể, rõ ràng. Quy trì tiếp dân phù hợp và thống nhất trong nhà trường. Ví dụ, phụ huynh vào làm việc với bảo vệ, xuất trình giấy tờ, sẽ được hướng dẫn vào phòng chờ, liên hệ với ban giám hiệu để thông báo, sau đó sẽ được ban giám hiệu hướng dẫn... Đồng thời thực hiện tốt nguyên tắc làm việc giữa ba bên, lắng nghe, trao đổi, hướng xử lý (nếu có) vấn đề giữ xảy ra gây bức xúc cho phụ huynh.
Các giải pháp đồng bộ
Theo ông Lý Đức Thanh, giáo dục kỹ năng ứng phó với các tình huống cho học sinh là vấn đề quan trọng. Trước một tình huống, học sinh biết cách xử lý phù hợp là một thành công. Nhưng để rèn kỹ năng, không phải chỉ qua một chuyên đề, buổi trò chuyện mà cần cả một quá trình, phải thực hiện bài bản, đặt vào những tình huống giả định, lồng ghép vào các hoạt động để các em hiểu và nắm rõ.
"Khi bạn A và B lời qua tiếng lại trên mạng xã hội, bạn A đã nhắn tin riêng, hẹn gặp ở ngoài cổng trường "trò chuyện" rõ ràng, bạn B sẽ xử sự như thế nào?. Trường hợp hai bạn Q - M cãi nhau, hùng hồ muốn xông vào ăn thua trong lớp học, các em sẽ xử trí ra sao trong trường hợp này?...".
Ông Lý Đức Thanh cho rằng: Ở lứa tuổi học trò, va chạm là chuyện rất bình thường, vì thay đổi về tâm sinh lý, nhiều em thích thể hiện bản thân hoặc chưa kiềm chế được cảm xúc... Việc định hướng để các em "hoá giải" những chuyện này cho thấy vai trò quan trọng của gia đình, nhà trường.
Theo ông Nguyễn Việt Thái, Trưởng phòng Truyền thông, tuyển sinh, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, bên cạnh giáo dục kỹ năng ứng phó, kỹ năng sống, kỹ năng mềm... cho học sinh, giáo viên cũng cần được tham gia các chuyên đề, bồi dưỡng kỹ năng để xử lý các tình huống có thể xảy ra trong học đường, từ nghệ thuật giao tiếp, ứng xử mạng xã hội, kiểm soát cảm xúc, xử lý tình huống...
Ông Nguyễn Việt Thái nhấn mạnh: Học sinh cần được học tập kỹ năng nhưng tăng cường sự trải nghiệm, tránh nói suông, nặng về lý thuyết. Phụ huynh, giáo viên cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ, góp ý...
Liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học, thầy Huỳnh Thanh Phú nêu quan điểm: Ngoài nỗ lực từ bên trong của nhà trường, cũng cần có sự chung tay, quan tâm từ nhiều phía. Thầy Phú kiến nghị: Cơ quan chức năng có thể xem xét phương án, bao nhiêu học sinh cần một bảo vệ trường học. Bảo vệ trường học cần đáp ứng yêu cầu về mặt chuyên môn, sức khoẻ... và sống được bằng mức lương. Hoặc nếu được có thể cho phép nhà trường sử dụng nguồn xã hội hoá để tăng cường công tác này, hỗ trợ thêm cho bảo vệ trường học.
Vấn đề bảo vệ trường học khiến nhiều nơi "đau đầu" vì thiếu, yếu. Bên cạnh đó cũng cần có những quy định cụ thể, ví dụ nếu phụ huynh "cá biệt" nào vào trường không tuân thủ quy tắc ứng xử văn hoá, nhà trường có bằng chứng cần có quy định xử phạt về mặt hành chính. Ở những hành vi khác, sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật để xử lý. - Thầy Huỳnh Thanh Phú
"Giải khó" dạy học qua internet Những ngày này, ai có con trong độ tuổi tiểu học mới thấm thía ý nghĩa thật sự của 3 chữ "học cùng con". Hai em học sinh học trực tuyến tại nhà. Ảnh: THANH TÙNG Chị Ngọc Mai, phụ huynh có con đang học lớp 2, Trường Tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh, TPHCM) chia sẻ, giáo viên chủ nhiệm gửi...