Trường học “khát” sân chơi, bãi tập
Tốc độ đô thị hóa, thiếu kinh phí đầu tư khiến nhiều trường học đối diện thực trạng thiếu sân chơi, bãi tập. Đặc biệt ở các trường vùng sâu, vùng xa, hầu như không có sân chơi đạt chuẩn…
Thiếu bãi tập, tận dụng sân trường để học môn Giáo dục thể chất.
Sân trường được tận dụng
Dù được quan tâm đầu tư nhưng sân chơi, bãi tập phục vụ môn Giáo dục thể chất trong trường học vẫn còn nhiều khó khăn. Bởi đầu tư cho các hạng mục này cần khoản kinh phí lớn, nhiều khi ngoài khả năng của nhà trường. Nhiều trường do chưa có sân chơi, bãi tập riêng nên HS phải học trong sân trường, thực hành ngoài trời nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của môn học.
Theo thống kê, số trường cả nước đủ sân bãi, nhà tập để phục vụ giảng dạy cấp tiểu học đạt 20%; THCS: 40%; THPT: 55%. Số trường có điều kiện sử dụng sân bãi ngoài trường: Cấp tiểu học: 3%; THCS: 5%; THPT: 10%. Tỷ lệ trường học có hồ bơi chỉ chiếm 0,4%. Trường học khu vực thành thị gặp khó về quỹ đất; còn trường học nông thôn thì không có nguồn lực đầu tư. Khó khăn kế tiếp là tình trạng thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục thể chất và thể thao học đường.
TP Cần Thơ có hơn 200.000 HS phổ thông, tuy nhiên các trường chỉ có 24 nhà tập luyện thể thao, 10 hồ bơi. Theo Sở GD&ĐT Cần Thơ, toàn thành phố hiện có 1 trường có nhà thi đấu đa năng và đường chạy điền kinh. Một số trường có nhà thi đấu đa năng, tuy nhiên không đáp ứng đủ cho các nội dung của môn Giáo dục thể chất như bóng rổ, bóng đá mini… Hầu hết trường học không có sân tập, chỉ tận dụng sân trường để tập luyện. Môn học điền kinh đến nay thiếu kích thước sân chạy các nội dung tập từ 800 – 1.500m.
Đô thị hóa và thiếu kinh phí đầu tư, nhiều trường học thiếu sân chơi, bãi tập. – Ảnh: T. Tiến
Tại địa bàn xa nhất TP Cần Thơ – huyện Vĩnh Thạnh, do đặc thù sông nước nên công tác xóa mù bơi cho HS rất cần thiết. Tuy nhiên, tất cả trường vẫn chưa có hồ bơi. Còn sông rạch hiện nay, do ô nhiễm và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, không bảo đảm an toàn nên không thể dạy bơi cho HS. Để giúp HS có kỹ năng bơi lội và kiến thức phòng chống đuối nước, nhiều trường đành hướng dẫn kỹ thuật bơi lội, “dạy bơi trên cạn” cho HS.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Văn Dũng – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh, một số gia đình có điều kiện cho con em sang quận khác hoặc đến TP Long Xuyên (An Giang) mới có hồ bơi. Hiện nhà trường, gia đình đều ý thức được việc dạy bơi cho HS, hy vọng chính quyền địa phương sẽ sớm xây dựng hồ bơi riêng cho huyện, giúp các em thuận tiện và an toàn hơn trong việc dạy kỹ năng bơi lội và phòng chống đuối nước…
Thiếu đủ thứ
GV Trường Tiểu học thị trấn 1, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đắp bao cát cho HS đi vì sân trường bị ngập lụt.
Tại các trường học, nhất là trường tiểu học, sân chơi ngoài trời là địa điểm cần thiết để trẻ em vui chơi, vận động và phát triển thể chất. Nhưng không phải trường học nào cũng đáp ứng được tiêu chuẩn cơ bản này, đặc biệt là trường ở vùng sâu, vùng xa, hầu như không có sân chơi đạt chuẩn. Điều này gây không ít khó khăn trong quá trình phát triển thể chất và tinh thần của HS.
Tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), nhiều trường điểm lẻ thường xuyên ngập nước, giờ sinh hoạt Đội, ra chơi không đủ chỗ cho các em vui chơi. Một số sân chơi và vườn cây xanh trong sân trường bị nước biển dâng gây ngập úng kéo dài làm chết cây xanh, ảnh hưởng đến vui chơi, sinh hoạt ngoài trời của HS. Tương tự, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) cũng bị ngập lụt thường xuyên, nhiều nơi HS phải nghỉ học chờ nước rút… Do phải học trong khuôn viên chật hẹp, xung quanh là các lớp học chính khóa nên các em không thể thực hiện đầy đủ hoạt động theo đúng bài bản, kỹ thuật.
Không chỉ thiếu sân chơi, bãi tập, các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện cũ kĩ, lạc hậu, chưa phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Do đó, GV chủ động lựa chọn môn thể thao chiếm ít không gian sân bãi như nhảy cao, bóng chuyền. Bên cạnh đó, đội ngũ GV giáo dục thể chất còn thiếu về số lượng và trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt tại cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học. Rất nhiều trường tiểu học còn thiếu GV giáo dục thể chất cơ hữu…
Thầy Trương Vĩnh Khoa – Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) cho biết: Trường có gần 3.000 HS, 8 GV dạy giáo dục thể chất. Trường không có sân bãi tập nên phải tận dụng sân trường để giảng dạy. Với diện tích sân khoảng 1.000m2 không thể đáp ứng được các môn học tự chọn cho HS. Dụng cụ, trang thiết bị dạy học giáo dục thể chất cũng nhờ xã hội hóa nên tạm bảo đảm cơ bản cho môn học. Nhưng cũng chỉ trang bị những thiết bị dụng cụ cần thiết như trụ bóng, còi, sào và đệm nhảy cao…
Biên chế GV giáo dục thể chất vẫn còn hạn hẹp. Theo quy định, GV trường THPT dạy 17 giờ/tuần, THCS dạy 19 giờ/tuần, tiểu học 21 giờ/tuần; số GV/số lớp/trường chỉ đạt mức tối thiểu theo quy định, nên gặp khó khi áp dụng các môn tự chọn trong nhà trường, hơn nữa điều kiện sân bãi, dụng cụ cũng không đáp ứng yêu cầu.
Thực hiện Chương trình, SGK lớp Một: Giáo viên chủ động gỡ khó
Quá trình thực hiện Chương trình, SGK lớp Một, các trường tiểu học trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
HS Trường Tiểu học Nam Hòa trong giờ học.
Nhưng với nỗ lực tiếp cận, linh hoạt nắm bắt phương pháp giảng dạy mới, nhiều thầy cô giáo đã chủ động gỡ khó, để có giờ dạy sáng tạo, hiệu quả, phát huy được tính tích cực của HS.
Chủ động với chương trình
Bà Nguyễn Thị Thủy - Phó Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh cho biết: Năm học 2020 - 2021, bộ sách lớp Một được các nhà trường lựa chọn là Cùng học để phát triển năng lực với các môn: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên & Xã hội, Đạo đức, Mĩ thuật, Âm nhạc; bộ sách Cánh diều với môn Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm. Các bộ sách kênh hình đẹp, gần gũi với cuộc sống, dễ sử dụng, phù hợp cho việc dạy của GV và học của HS.
Quá trình dạy học với phương pháp phù hợp các nhà trường đáp ứng mục tiêu theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS. Qua các tiết học, các em được rèn luyện nhiều kĩ năng, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập. Các em hứng thú tham gia vào giờ học, nắm được bài, biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống gắn với thực tiễn cuộc sống.
Cô Đỗ Thị Bạch Liên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tiền An (xã Tiền An) chia sẻ: Nhà trường có 124 HS lớp Một. Để đáp ứng chương trình mới, nhà trường được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại như tivi, máy chiếu giúp GV khai thác hiệu quả kênh tài liệu, học hiệu của chương trình.
Theo cô Liên, quá trình dạy học, GV lớp Một gặp một số vướng mắc: Dạy phần vần trong một số tuần đầu do thời gian dạy ít hơn so với chương trình cũ, chưa được cấp phát bộ đồ dùng lớp Một; một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con. Tuy nhiên, với nỗ lực tiếp cận, các thầy cô giáo từng bước tháo gỡ khó khăn, phát huy tính tích cực ở HS.
Với phương châm SGK không phải là pháp lệnh, GV Trường Tiểu học Tiền An đã có những cách làm sáng tạo trong từng giờ dạy mang lại hứng thú học tập cho HS.
Cụ thể, với 4 hoạt động trong bài mới (khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng); 3 hoạt động trong bài luyện tập, ôn tập GV không thực hiện tuần tự, cứng nhắc mà linh hoạt để HS có thể nắm bắt được kiến thức hiệu quả.
Với môn Tiếng Việt, nhiều thầy cô sử dụng thêm tranh ảnh ngoài bài để bài dạy sinh động, giúp trò tiếp cận và bật ra vần tốt hơn. Một số bài PowerPoint trên phần mềm có sẵn nhưng chưa có tranh ảnh để giải nghĩa từ cho HS đã được GV Trường Tiểu học Tiền An chủ động sưu tầm đưa vào các bài dạy.
HS lớp 1L, Trường Tiểu học Tiền An.
Phân hóa học sinh
Năm học 2020 - 2021, Trường Tiểu học Ngô Quyền (phường Quảng Yên) có 4 lớp Một với 135 HS. Theo cô Đào Thị Hoa - Hiệu trưởng nhà trường, thực hiện Chương trình, SGK mới về cơ bản nhà trường gặp nhiều thuận lợi từ cơ sở vật chất đến đội ngũ.
Tuy nhiên, quá trình triển khai có nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong môn Tiếng Việt của bộ sách Cùng học để phát triển năng lực có một số bài hơi nhiều vần. Nếu như chương trình cũ chỉ có 2 âm, 2 vần nhưng chương trình mới có bài 3 - 4 vần/tiết. Với môn Toán, một số bài có kênh hình nhiều, lệnh đề dài khi làm bài tập khiến HS khó làm.
Một trong những khó khăn trong việc dạy học chương trình mới theo cô Hoa, đó là phụ huynh không nắm được chương trình, nôn nóng dạy chữ trước cho con dẫn đến hiện tượng không đồng đều kiến thức. Trước thực tế đó, GV nhà trường đã phân hóa HS thành nhiều nhóm, với những em còn chậm GV bồi dưỡng kỹ hơn ở buổi 2.
Cô Trần Thị Năm, GV lớp 1A, Trường Tiểu học Ngô Quyền chia sẻ: Với những bài nhiều nội dung và có những âm khó, tôi giảm yêu cầu đọc với HS tiếp thu chậm, cho HS vận dụng những câu ngắn. Cô Năm thường chủ động thời gian tiết học đối với những bài có phần âm, vần dài. Khi HS chưa hiểu bài, cô dành những phút cuối giờ ôn tập giúp các em bắt nhịp kịp cùng bạn trong lớp.
"Chương trình mới rất tốt theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất của HS. Tuy nhiên, với phần âm kết thúc 5 tuần là hơi nhanh, phần vần nếu kết thúc ở tuần 18 - 19 thì hợp lý hơn", cô Năm cho hay.
Cô Hoàng Thị Thanh Hà - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Hòa (xã Nam Hòa) nêu quan điểm: Nhà trường nằm trên địa bàn khó khăn, đa phần cha mẹ HS làm công nhân không có thời gian chăm và dạy con.
Bước vào lớp Một, nhiều HS chưa nhớ hết mặt chữ cái nên rất khó khăn cho GV khi dạy, đặc biệt với những bài dài. Cô Hà bày tỏ, nếu như ở bậc mầm non, trẻ được làm quen thành thạo với chữ cái thì khi lên lớp Một, các em sẽ nhanh chóng tiếp cận với bài học hơn...
Hoạt động ngoại khóa trong trường học hòa nhịp chương trình mới Triển khai Chương trình GDPT mới, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa được các trường chú trọng thực hiện. Vừa học tập, vừa được trải nghiệm thực tế, giáo viên, học sinh chủ động, hào hứng nhập cuộc... HS Trường THCS Đoàn Thị Điểm, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) hào hứng trải nghiệm "Vườn sinh vật". Hoạt động ngoại khóa "hút"...