Trường ĐH Trà Vinh: Thêm 2 chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng quốc tế
Trương ĐH Trà Vinh vừa có thêm 2 chương trinh đao tao đươc kiêm đinh chuẩn Quốc tế là ĐH Thủy sản và ĐH Thú y (thuộc khoa Nông nghiệp, Thủy sản).
Đoàn kiểm định xem quá trình thí nghiệm, thực hành của giảng viên, sinh viên.
Hai chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn AUN-QA (Asean University Network – Quality Assurance thuộc Mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á).
Để chuẩn bị cho tiến trình đánh giá ngoài theo chuẩn AUN-QA cho 2 chương trình, từ tháng 6/2018, trường đã thành lập nhóm cán bộ chuyên trách AUN. Trong suốt thời gian tự đánh giá (từ tháng 10 năm 2018 đến nay), nhà trường đã nhận được nhiều sự tư vấn, tập huấn và hỗ trợ từ các chuyên gia ĐH Quốc gia TP.HCM.
Đoàn đánh giá ngoài cho 2 chương trình (Thủy sản, Thú y) là các giáo sư, tiến sĩ và chuyên gia đầu ngành ở lĩnh vực thủy sản, thú y đến từ các nước: Thái lan, Philippines, Malaysia… đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu hồ sơ minh chứng, phỏng vấn – thảo luận với các nhóm đối tượng trong, ngoài trường gồm: lãnh đạo khoa và quản lý các chương trình đào tạo, giảng viên, cán bộ hỗ trợ, sinh viên, cựu sinh viên, các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, và quan sát hoạt động giảng dạy, học tập, quan sát các cơ sở thực hành, trại thực nghiệm cùng các hoạt động ngoại khóa…
Đoàn kiểm định trao đổi với cán bộ, giảng viên Trường ĐH Trà Vinh.
Đến nay, Trường ĐH Trà Vinh có 6 chương trình đào tạo tham gia kiểm định chất lượng quốc tế, và đợt kiểm định chất lượng quốc tế lần này đươc xem là bước đi tiếp theo quan trọng trên lộ trình hội nhập chất lượng giáo dục khu vực và quốc tế của Trường ĐH Trà Vinh.
Video đang HOT
Tháng 5/2019, Trường ĐH Trà Vinh cũng đã cùng đoàn kiểm định của Tổ chức FIBAA (Foundation for International Business Administration Accreditation – Là một tổ chức phi lợi nhuận về đảm bảo và phát triển chất lượng giáo dục đại học thuộc Châu Âu) kiểm định, đánh giá chất lượng 4 chương trình đào tạo của trường ở bậc đại học: ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng (thuộc khoa Kinh tế, Luật) theo các tiêu chí kiểm định châu Âu.
Tháng 7/2019, trường đã hoàn thành tốt và đạt kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng ban hành theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ GD&ĐT gồm 25 tiêu chuẩn với 111 tiêu chí.
“Thời gian tới nhà trường sẽ thực hiện kiểm định theo chuẩn ABET cho các nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ và cho các chương trình còn lại; Tiếp tục nỗ lực nâng cao các giá trị của quá trình đào tạo thành tự đào tạo trong sinh viên và tập trung phát triển bền vững Trường ĐH Trà Vinh là trương đai hoc xanh thân thiện và hội nhập”, PGS Phạm Tiết Khánh – Hiệu trưởng Trường ĐH Trà Vinh cho biết.
Trường ĐH Trà Vinh cũng đã sớm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, đáp ứng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 rất sớm từ năm 2006, đến nay trải qua các phiên bản ISO 9001-2008, ISO 9001-2015. Hiện tại, trường là thành viên của tổ chức CDIO – Tổ chức đề xướng khuôn khổ giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học khối các ngành kỹ thuật trên toàn thế giới. Ngoài ra, trường còn là thành viên thứ 151 – thành viên quốc tế duy nhất của Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Canada (CACC), nay là Hiệp hội các Trường ĐH, CĐ Canada (CICan).
Đ. Khởi – Q. Ngữ
Theo giaoducthoidai
Kiểm định giáo dục Đại học: Vẫn chưa đi cùng chất lượng thực tế?
Thống kê mới nhất của Vụ GDĐH (Bộ GD&ĐT), cả nước đã có 123 cơ sở GDĐH và 5 trường CĐSP đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDĐH của Việt Nam, chiếm khoảng 52% tổng số các trường ĐH, học viện trong cả nước.
Có 7 trường ĐH được nước ngoài đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục của Hội đồng Cấp cao về đánh giá nghiên cứu và GDĐH Pháp (HCERES) và Tiêu chuẩn mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á (AUN-QA). Tuy nhiên, công tác kiểm định vẫn còn nhiều tồn tại.
Không phải cứ kiểm định là đạt chuẩn
Quy trình kiểm định có 4 bước: Tự đánh giá, đánh giá ngoài, thẩm định và công nhận kết quả đánh giá. Sau khi hoàn thành tự đánh giá, nhà trường gửi báo cáo tự đánh giá cho cơ quan chủ quản và Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) để báo cáo.
Nếu bảo đảm về cấu trúc và hình thức của báo cáo theo hướng dẫn, Cục sẽ cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT. Sau đó, nhà trường sẽ liên hệ với tổ chức kiểm định để đăng ký đánh giá ngoài, gửi hồ sơ tự đánh giá cho tổ chức kiểm định để thẩm định.
Theo ông Lê Mỹ Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, kiểm định không đồng nghĩa với chất lượng đào tạo. Kiểm định là để xác định điều kiện tối thiểu cho các trường ĐH, CĐ hoạt động. Kết quả kiểm định vừa qua cho thấy, điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường đã được kiểm định có sự cách biệt. Thống kê từ 117/123 trường ĐH đạt kiểm định thì chỉ có 2 trường đạt trên 90% tiêu chí (chiếm 1,7%). Trong khi đó, mức đạt tối thiểu để một cơ sở giáo dục ĐH được công nhận kiểm định là 80,33%. Và ở mức tối thiểu này, có tới 25 trường ĐH, chiếm 21,4%.
Có tới 50% các trường ĐH được đánh giá chưa đạt 5 tiêu chí khá quan trọng đối với một cơ sở giáo dục ĐH. Đó là: Chương trình đào tạo được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá; Yêu cầu đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, giảm tỷ lệ trung bình sinh viên/giảng viên; Yêu cầu mức độ đáp ứng của thư viện, thư viện điện tử; Có đủ diện tích đất và diện tích mặt bằng tổng thể phục vụ cho hoạt động của các cơ sở giáo dục.
Cũng đã có 5 trường được đánh giá ngoài nhưng chưa đủ điều kiện để được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Ở những trường này, tỷ lệ số tiêu chí đạt khi đánh giá ngoài không tới 80% nên đã không đề nghị tổ chức kiểm định thực hiện việc thẩm định kết quả đánh giá.
Năm 2019, Bộ GD&ĐT đã thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra việc đánh giá và kiểm định chất lượng GDĐH tại 2 Trung tâm kiểm định chất lượng và 4 cơ sở GDĐH. Tiến hành thanh tra đột xuất điều kiện đảm bảo công tác tuyển sinh của 4 trường; công tác tuyển sinh, đào tạo trình độ ĐH và văn bằng 2 tại 3 đơn vị; đã rà soát hoạt động liên kết đào tạo của các cơ sở GDĐH. Qua rà soát, một số vấn đề nổi cộm cần tập trung chấn chỉnh, xử lý.
Bộ GD&ĐT cũng cho rằng hiện đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng của các sở GDĐT còn thiếu; việc tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn còn hạn chế. Đối với các cơ sở GDĐH hiện mới tập trung chủ yếu vào kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục. Tiến độ thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo còn chậm so với kế hoạch chung của Bộ.
Quy trình kiểm định có 4 bước nhưng không phải cứ trường nào được kiểm định là đạt chuẩn. - Ảnh minh họa
Các trường cần hoàn thiện các điều kiện đảm bảo "bên trong"
Về kiểm định chương trình đào tạo, có 76 chương trình đào tạo của 23 trường ĐH đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, được kiểm định theo tiêu chuẩn trong nước. Trong đó, có 19 chương trình được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng do 3 trong số 5 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước thực hiện. Số chương trình được nước ngoài đánh giá là 64.
Báo cáo của Bộ GD&ĐT cũng cho biết, tới ngày 30-6, có 128 chương trình đào tạo của 24 trường ĐH, học viện được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Nhìn lại công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đối với các cơ sở GDĐH, CĐSP và TCSP năm 2019, Bộ GD&ĐT khẳng định đã và đang đang được đẩy mạnh theo hướng tiếp cận với khu vực và quốc tế. Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và tới đây cố gắng hoàn thiện cơ sở dữ liệu số về các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục ĐH để việc quản lý tốt hơn.
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho rằng, các trường cần chăm lo phát triển, hoàn thiện điều kiện đảm bảo chất lượng bên trong, thể hiện của nó rất cụ thể là các điều kiện đảm bảo chất lượng trên một số nhóm vấn đề.
Đầu tiên là cơ chế quản lý; đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ giảng dạy; cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo; trách nhiệm với sinh viên để sao cho các em ra trường có việc làm. Công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường và phải chịu trách nhiệm trước xã hội với những thông tin công khai đó. Các nhà trường đồng thời phải tập trung kiểm định chất lượng, trong đó đặc biệt quan tâm kiểm định các chương trình đào tạo.
Cũng theo ông Mai Văn Trinh: Khoản 5 Điều 33 Luật GDĐH sửa đổi đã quy định rõ: Nếu một chương trình đào tạo trong quá trình đào tạo không thực hiện đánh giá và kiểm định chất lượng hoặc kiểm định chất lượng nhưng không đạt thì phải dừng quá trình tuyển sinh tiếp theo. Đối với cơ sở giáo dục đào tạo, nếu không đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng thì không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh.
Phan Thủy
Theo PLXH
Kết quả kiểm định đại học: Bộc lộ nhiều bất ổn Cả nước có 123 trường ĐH được công nhận đạt kiểm định. Tuy nhiên, kiểm định không đồng nghĩa với chất lượng đào tạo. Nhiều trường đại học được yêu cầu giảm tỷ lệ trung bình sinh viên/giảng viên ảnh: hồng vĩnh Theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), tính đến ngày 31/8/2019, cả nước có 123 cơ sở...