Trường ĐH Sài Gòn cảnh báo việc giả văn bản tuyển sinh chương trình liên kết quốc tế
Trường ĐH Sài Gòn phát đi thông báo cảnh giác về việc phát hiện làm giả văn bản để tuyển sinh các chương trình liên kết quốc tế và học bổng nhằm lừa tiền từ phụ huynh học sinh.
Theo Trung tâm Đào tạo quốc tế, trường ĐH Sài Gòn, trung tâm này nhận thông tin phản ánh của một phụ huynh khi liên hệ về nội dung chương trình liên kết đào tạo. Đặc biệt, văn bản tuyển sinh hứa hẹn trợ cấp mỗi tháng 200 SGD. Thu nhập hằng tháng từ 2.500 SGD.
Trường ĐH Sài Gòn cảnh báo việc giả văn bản tuyển sinh chương trình liên kết quốc tế.
Nơi làm việc là các bệnh viện hàng đầu Singapore như Tan Tock Seng hoặc John Hopkins. Trung tâm phát hiện đã có một vài sinh viên trong trường đem văn bản giả mạo này về cho gia đình xin 150 triệu đồng đóng để được nhận học bổng.
Qua kiểm tra, trung tâm này phát hiện có một văn bản giả mạo thông báo tuyển sinh các chương trình đào tạo quốc tế theo phương thức xét tuyển. Nội dung giả mạo gồm 2 nội dung là chương trình liên kết đào tạo IMC – KREM, đào tạo trong 4 năm. Đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn của chương trình.
Video đang HOT
Nội dung giả mạo thứ hai là Học bổng giáo dục Châu Á – Singapore. Đối tượng và tiêu chí tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh của chương trình. Phương thức tuyển sinh sẽ do Tập đoàn Giáo dục quốc tế Singapore phỏng vấn xét tuyển.
Trung tâm Đào tạo quốc tế, trường ĐH Sài Gòn cảnh báo phụ huynh, sinh viên cần cảnh giác nếu nhận được những văn bản này để tránh bị lừa.
Giả mạo văn bản tuyển sinh lừa SV, phụ huynh hàng trăm triệu
Một số sinh viên của Trường ĐH Sài Gòn đã đem văn bản tuyển sinh giả mạo về cho gia đình nhằm xin 150 triệu đồng đóng để được nhận học bổng.
Chiều 20-7, Trường ĐH Sài Gòn vừa phát đi thông báo cảnh giác về việc phát hiện một văn bản giả mạo nhà trường để tuyển sinh các chương trình liên kết quốc tế và học bổng nhằm lừa tiền từ phụ huynh học sinh.
Theo đó, thông tin từ Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Sài Gòn, hiện nay, xuất hiện một văn bản giả mạo Trung tâm này về việc xét tuyển các chương trình đào tạo quốc tế.
Được biết, Trung tâm nắm thông tin từ phản ánh của một phụ huynh khi liên hệ Trung tâm Đào tạo Quốc tế về nội dung chương trình. Đồng thời, phía Trung tâm phát hiện có một vài sinh viên trong trường đã đem văn bản giả mạo này về cho gia đình xin 150 triệu đồng đóng để được nhận học bổng.
Theo văn bản giả mạo này, Trường ĐH Sài Gòn ra thông báo tuyển sinh các chương trình đào tạo quốc tế theo phương thức xét tuyển.
Thông báo này có hai nội dung:
Thứ nhất là chương trình liên kết đào tạo IMC - KREM, đào tạo trong bốn năm. Đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và đáp ứng các yêu cầu tuyển chọn của chương trình.
Nội dung thứ hai trong văn bản giả mạo này là Học bổng giáo dục Châu Á - Singapore.
Đối tượng và tiêu chí tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và đáp ứng các yêu cầu tuyển sinh của chương trình. Phương thức tuyển sinh sẽ do Tập đoàn giáo dục quốc tế Singapore phỏng vấn xét tuyển.
Văn bản còn hứa hẹn trợ cấp mỗi tháng $SGD 200. Thu nhập hàng tháng từ $SGD 2500. Nơi làm việc là các bệnh viện hàng đầu Singapore như bệnh viện Tan Tock Seng hoặc bệnh viện John Hopkins.
Văn bản giả mạo được Trường ĐH Sài Gòn đăng tải để cảnh báo cho phụ huynh, sinh viên
Sau khi phát hiện và kiểm tra thông tin, Trung tâm đào tạo quốc tế trường ĐH Sài Gòn khẳng định không có văn bản thông báo này.
Phía Trung tâm cũng chỉ rõ những điểm bất thường trong văn bản này. Cụ thể: văn bản không có ngày tháng năm.
Thứ hai, ở phần chữ kí và đóng dấu, hiện nay, PGS.TS Phạm Hoàng Quân là hiệu trưởng nhà trường (từ 2016 đến nay), chứ không phải là Phó Hiệu trưởng trường ĐH Sài Gòn.
Thứ ba, trong tất cả các văn bản tuyển sinh, xét tuyển các chương trình học và liên kết tại trường, luôn luôn có thêm mục thông tin liên hệ cụ thể của các đơn vị/phòng ban tổ chức/quản lí (với vị trí các phòng ban đều nằm trong khuôn viên trường ĐH Sài Gòn) để các thí sinh/ những người quan tâm có thể liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết. Tuy nhiên, trong văn bản này hoàn toàn không có.
Do đó, Trung tâm cảnh báo phụ huynh, sinh viên cần cảnh giác nếu nhận được những văn bản này để tránh bị lừa.
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2020: Không thả nổi 'đầu vào' Bà Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (ĐH), Bộ GDĐT lưu ý, chất lượng nguồn tuyển đầu vào là để đảm bảo thí sinh có thể theo học ngành nghề đào tạo một cách tốt nhất. Nếu bản thân các trường cố tình tuyển không đúng, hoặc chất lượng quá thấp theo yêu cầu của ngành nghề đào...