Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: 65 năm khẳng định vị thế và thương hiệu
Suốt chặng đường 65 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc sứ mạng cao cả được Đảng và Nhà nước giao phó.
Những ngày này, các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đang tích cực thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập trường (01/4/1956 – 01/4/2021).
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: 65 năm khẳng định vị thế, thương hiệu và chất lượng (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Thành lập từ ngày 01/4/1956, tiền thân là Trường Sơ cấp Lái tàu, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo các cán bộ khoa học – kỹ thuật các cấp phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế biển của đất nước.
Trải qua 65 năm xây dựng, hội nhập và phát triển, nhà trường đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp phát triển của ngành Giao thông vận tải, nền kinh tế quốc dân và quốc phòng – an ninh.
Khẳng định vị thế, chất lượng trong đào tạo
Trải qua chặng đường 65 năm, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam phát triển không ngừng các yếu tố đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo.
Công tác đào tạo, huấn luyện tiếp tục khẳng định được thương hiệu, cơ bản bảo đảm chỉ tiêu tuyển sinh, quy mô ổn định, chất lượng được nâng lên.
Hệ thống chương trình đào tạo thường xuyên được bổ sung, cập nhật, tham chiếu các chương trình tiên tiến trên thế giới, cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được hoàn chỉnh.
Hiện nay, nhà trường đang đào tạo 47 chương trình hệ đại học, 15 chương trình cao học, 7 chương trình nghiên cứu sinh liên quan trực tiếp đến kinh tế biển với tổng số 15.500 sinh viên và học viên.
Toàn trường có 912 cán bộ, giảng viên, trong đó có 55 Giáo sư, Phó Giáo sư; 189 Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ; 556 Thạc sỹ; 338 Thuyền trưởng, Máy trưởng hạng I và hàng trăm sỹ quan quản lý, vận hành và thuyền viên lành nghề.
Theo lãnh đạo nhà trường, tuyển sinh đại học chính quy đã đạt mục tiêu đề ra hàng năm, từ năm 2015 đến nay, nhà trường đều tuyển sinh vượt chỉ tiêu.
Đặc biệt năm 2020, số lượng sinh viên trúng tuyển và nhập học đã đạt trên 4.000 sinh viên, thiết lập kỷ lục mới trong tuyển sinh đại học chính quy của nhà trường.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Xuân Dương, Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Đây là minh chứng quan trọng khẳng định thương hiệu và chất lượng đào tạo của nhà trường cũng như những nỗ lực trong đổi mới công tác quảng bá tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước xây dựng thương hiệu.
Bên cạnh chương trình đào tạo đại học đại trà, các chương trình đào tạo nâng cao như: chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến, lớp chọn,… cũng không ngừng được mở rộng về quy mô, cải tiến về chất lượng và thu hút ngày càng nhiều sinh viên theo học.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tiếp tục định hướng phát triển trở thành một trường đại học đa ngành nghề, có uy tín trong khu vực và trên thế giới, là điểm đến tin cậy của người học. Nhà trường hiện đang đào tạo 47 chương trình hệ đại học.
Sinh viên được trải nghiệm các hoạt động học tập – nghề nghiệp cụ thể, được bố trí một cách khoa học và được kiểm soát có hệ thống giúp hình thành nên năng lực phẩm chất cá nhân, năng lực kỹ năng xã hội và năng lực hoạt động nghề nghiệp.
Video đang HOT
Sinh viên khoa Hàng hải thực hành trên tàu VMU Việt – Hàn (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Công tác tuyển sinh sau đại học đã có nhiều cải tiến để thích ứng với những khó khăn về nguồn tuyển sinh trong giai đoạn vừa qua.
Chất lượng đào tạo sau đại học đã từng bước được nâng lên. Số lượng học viên cao học, nghiên cứu sinh vẫn được duy trì ổn định ở 15 chương trình đào tạo thạc sĩ và 7 chương trình đào tạo tiến sĩ.
Từ năm 2017 đến nay, số học viên cao học nước ngoài nhập học đều đặn. Trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, Nhà trường đã đào tạo được hơn 2.000 thạc sĩ và gần 20 tiến sĩ, góp phần quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về quản lý và khoa học kỹ thuật của cả nước.
Công tác đào tạo, huấn luyện sỹ quan thuyền viên được thay đổi với hướng đi mới phù hợp nhu cầu của người học và doanh nghiệp.
Trong nhiệm kỳ vừa qua, nhà trường đã có nhiều biện pháp đổi mới trong quản lý, tuyển sinh, thiết kế các chương trình đào tạo, huấn luyện được triển khai để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao động của các doanh nghiệp.
Đối với đào tạo, huấn luyện hàng hải, trường đã có 51 chương trình được Bộ Giao thông vận tải thẩm định và cấp giấy phép.
Trong lĩnh vực đường thủy nội địa, nhà trường đã hoàn thành thẩm định và lần đầu tiên được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép đào tạo huấn luyện thuyền viên, người điều khiển phương tiện thủy nội địa với 20 chương trình đào tạo.
Đặc biệt, trong năm 2020, nhà trường vận động tiếp nhận thành công tàu huấn luyện Hannara do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại cho Chính phủ Việt Nam (tàu sau khi tiếp nhận đã được đổi tên thành “VMU Việt – Hàn”).
Tàu huấn luyện VMU Việt – Hàn với năng lực tiếp nhận lên đến 202 sinh viên, học viên và sỹ quan thuyền viên, cùng một loạt các trang thiết bị hàng hải hiện đại, có khả năng cung cấp các khóa huấn luyện trên tàu theo tiêu chuẩn quốc tế cho sinh viên ngành đi biển, sỹ quan hàng hải và thuyền viên cả nước.
Đặc biệt là Chương trình thực tập sỹ quan đáp ứng đầy đủ các quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), điều mà chưa tàu huấn luyện hiện tại nào của Việt Nam có thể thực hiện được.
Tàu huấn luyện VMU Việt – Hàn (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Việc tiếp nhận và đưa tàu vào vận hành sẽ góp phần nâng cao năng lực đào tạo và huấn luyện hàng hải của nhà trường; giúp ngành hàng hải giải quyết triệt để các khó khăn cố hữu tồn tại lâu nay trong công tác đào tạo và huấn luyện thuyền viên tại Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sỹ quan hàng hải, thuyền viên Việt Nam. Sinh viên ngành đi biển sau khi tốt nghiệp, sẽ đủ điều kiện và khả năng thi lấy Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn sỹ quan hàng hải trên tàu cấp không hạn chế, giống như sinh viên ngành đi biển của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Qua đó đáp ứng các mục tiêu của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Đảng và Nhà nước đã đặt ra.
Chú trọng hoạt động khoa học công nghệ
Trong lộ trình xây dựng trường đại học trọng điểm quốc gia và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, Đảng bộ Trường Đại học Hàng hải Việt Nam xác định: khoa học công nghệ đóng vai trò then chốt, góp phần khẳng định uy tín, vị thế của nhà trường.
Nhiệm kỳ 2015-2020, các cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường đã thực hiện được 4 đề tài cấp Nhà nước, 73 đề tài cấp Bộ, 3 cấp thành phố, 903 đề tài cấp trường và 312 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên.
Số lượng và chất lượng công bố các bài báo khoa học ngày càng được nâng cao, đặc biệt là các công bố quốc tế.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Xuân Dương, Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đón tiếp Đại sứ Hoa Kỳ (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Nhiệm kỳ vừa qua, các cán bộ, giảng viên, nhà khoa học của trường đã công bố trên 300 bài báo thuộc các tạp chí khoa học và hội nghị quốc tế nằm trong danh mục ISI/Scopus, gần 600 bài báo thuộc các tạp chí khoa học và hội nghị khoa học trong nước.
Trong những năm qua, nhiều đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ đã cho ra các sản phẩm ứng dụng thực tiễn như: hệ thống la bàn từ kỹ thuật số, bộ biến tần, bộ khởi động mềm,…
Với những kết quả đạt được, ngày 02/01/2020, Bảng xếp hạng đại học của Việt Nam UPM (University Performance Metrics) đã xếp hạng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam như sau: xếp hạng tổng thể của các chỉ số nghiên cứu đạt thứ 21; chỉ số nghiên cứu nội lực đạt thứ 4; chỉ số trích dẫn trung bình đạt vị trí thứ 18; chỉ số bài báo trung bình trên giảng viên đạt thứ 27 và chỉ số quy mô công bố đạt thứ 26 trên Bảng xếp hạng.
Đồng thời, Nhóm Thông tin Nghiên cứu của Trường Đại học Duy Tân (DTU Research Informeta Group) đã đưa ra một Bảng xếp hạng mới về công bố khoa học quốc tế chỉ dựa trên cơ sở dữ liệu của Scopus, trong đó Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đứng ở vị trí thứ 20/50 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê từ Scopus, từ năm 2016 đến 2019 Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã có 353 công bố khoa học thuộc danh mục Scopus.
Mở rộng hợp tác quốc tế
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là một trong những cơ sở đào tạo đi tiên phong trong cả nước và bước đầu tạo được những thành tựu mang tính đột phá trong lĩnh vực hợp tác quốc tế.
Hội nghị thường niên lần thứ 18 của Diễn đàn các Trường Đại học Hàng hải và Đánh cá Châu Á (AMFUF)
Trong giai đoạn vừa qua, trên cơ sở mối quan hệ hợp tác với hơn 50 trường Đại học, Viện nghiên cứu, Công ty vận tải biển quốc tế và các tổ chức quốc tế trên thế giới (Mỹ, Nga, Pháp, Nhật Bản, Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà Lan, Hàn Quốc, Australia,…), nhà trường đã thu hút được nhiều các dự án đầu tư lớn, các nguồn tài trợ từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc tế với tổng trị giá hàng trục triệu USD.
Các dự án này đã góp phần thay đổi đáng kể hệ thống trang thiết bị thí nghiệm, giảng dạy, huấn luyện hiện có, đồng thời nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học thông qua các hoạt động chuyển giao công nghệ và đào tạo chuyên gia.
Lễ tuyên dương sinh viên tiêu biểu năm học 2019-2020 (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Từ những năm 1991, nhà trường đã mạnh dạn phối hợp với các đối tác nước ngoài thành lập các công ty liên doanh.
Các công ty liên doanh này không chỉ là các nhà tuyển dụng lớn, là cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất mà còn là nơi cung cấp thêm việc làm cho cán bộ, giảng viên của nhà trường.
Nhằm không ngừng nâng cao uy tín, vị thế trên trường quốc tế, nhà trường luôn tích cực và chủ động tham gia nhiều hiệp hội, diễn đàn, hội thảo quốc tế.
Từ năm 2002, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (AMETIAP) nay là Hiệp hội Đào tạo và Huấn luyện Hàng hải toàn cầu (GlobalMET), thành viên của Diễn đàn các Trường Đại học Hàng hải và Đánh cá Châu Á (AMFUF) từ năm 2002, sau đó Nhà trường đã vinh dự 2 lần được lựa chọn đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên của Diễn đàn AMFUF, vào năm 2006 và năm 2019.
Đặc biệt hơn cả, vào tháng 8/2004, nhà trường đã được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải Quốc tế (IAMU).
Với những đóng góp tích cực và uy tín cho sự phát triển của Hiệp hội IAMU, trường đã được bầu làm thành viên của các Ủy ban Chính sách, Đào tạo thuộc Hội đồng Điều hành Quốc tế và làm Trưởng đại diện cho các trường thuộc Khu vực châu Á – Thái Bình Dương hai nhiệm kỳ liên tiếp từ 2012 đến 2015.
Vào tháng 10/2016, nhà trường đã được vinh dự lựa chọn đăng cai tổ chức Hội nghị tổng thể thường niên (AGA) và Hội nghị Hội đồng điều hành Quốc tế (IEB) của IAMU.
Sinh viên Khoa Máy tàu biển thực hành trên tàu VMU Việt – Hàn (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam còn thường xuyên tích cực hỗ trợ các quốc gia khác trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tiêu biểu có thể kể đến như: Xúc tiến, vận động Dự án “Xây dựng chương trình huấn luyện và đào tạo giảng viên để thành lập Trung tâm Đào tạo và Huấn luyện Hàng hải tại Campuchia – KH.001″ do Cộng đồng Châu Âu (EU) tài trợ,…
Nhà trường cũng đặc biệt quan tâm mở rộng các quan hệ với các đối tác nước ngoài trong các chương trình liên kết đào tạo, trao đổi giảng viên, sinh viên, nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường.
Một trong những chương trình thành công đó là chương trình liên kết đào tạo với Học viện Hàng hải California – CMA (Hoa Kỳ) chuyên ngành “Kinh tế Hàng hải và Toàn cầu hoá” triển khai từ năm 2010.
Trên cơ sở đó, Nhà trường đã chủ động nhân rộng mô hình này cho chuyên ngành “Kinh doanh Quốc tế và Logistics” cùng với CMA, chuyên ngành “Quản lý kinh doanh và Maketing” hợp tác với Đại học Gloucesterise, Vương Quốc Anh cũng như nhiều chuyên ngành với các đối tác khác.
Trong thời gian qua, nhà trường đã thành công bước đầu trong công tác thu hút sinh viên, học viên quốc tế và xuất khẩu giáo dục tại chỗ, số lượng sinh viên quốc tế đến từ Mỹ, Pháp, châu Phi và các nước Đông Nam Á sang học tập tại Trường ngày càng tăng lên rõ rệt.
Suốt quá trình 65 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã và đang tạo lập, phát triển tại môi trường đào tạo chuẩn mực, môi trường nghiên cứu tích cực, tự do học thuật, trong đó mỗi giảng viên là một nhà khoa học.
Ở môi trường này, sinh viên được phát huy tối đa năng lực sáng tạo trong học tập, nghiên cứu và khởi nghiệp.
Hoạt động đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học và nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp và xã hội bởi vậy sinh viên theo học tại trường không chỉ được trang bị những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể mà còn có năng lực học tập suốt đời, năng lực sáng tạo, năng lực lãnh đạo và kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp.
Trong mọi hoạt động, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam luôn tự soi mình bằng các tiêu chí kiểm định chất lượng, để điều chỉnh và hướng đến những phát triển hoàn thiện hơn.
Nhà trường tin tưởng rằng sẽ tiếp tục là địa chỉ tin cậy, trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của đất nước và khu vực, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế biển của Tổ quốc.
Chọn ngành học cho trúng
Những ngày này, học sinh lớp 12 trên cả nước đang ráo riết ôn tập trước kỳ thi tốt nghiệp THPT và đứng trước lựa chọn ngành học khi đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ.
Ảnh minh họa
Học ngành gì để ra trường dễ xin việc đang là trăn trở của cả phụ huynh và học sinh. Bởi đã qua rồi cái thời chọn ngành, chọn nghề theo phong trào mà không căn cứ vào sở thích, năng khiếu cũng như điều kiện của mỗi người, mỗi gia đình.
PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, khối ngành Toán tin, Toán ứng dụng là những ngành cần trong nhiều lĩnh vực chuyển đổi số. Đây cũng là những ngành được nhiều trường ĐH đào tạo. Riêng trong khối ngành Công nghệ thông tin (CNTT) có những chuyên ngành như: Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu, An ninh mạng... rất cần thiết trong bối cảnh chuyển đổi số.
PGS. TS Trần Trung Kiên lưu ý: Chuyển đổi số đang diễn ra ở mọi lĩnh vực xã hội nên không có nghĩa chỉ làm việc ở các cơ sở chuyên về CNTT mới cần thiết với mục tiêu chuyển đổi số. Mỗi ngành nghề có những đòi hỏi mang tính đặc thù trong mục tiêu chuyển đổi số, dó đó cần có hiểu biết kiến thức chuyên ngành.
PGS.TS Phạm Văn Thuần, Trưởng phòng Đào tạo (ĐH Hàng Hải Việt Nam) chia sẻ, nếu bức tranh hoạt động nghề nghiệp của năm 2020 thường gắn với CMCN 4.0 thì năm 2021 được cụ thể hơn với định hướng liên quan đến chuyển đổi số, kinh tế số, đến phát triển dịch vụ logistics, phát triển kinh tế biển... Những mục tiêu phát triển của Chính phủ sẽ là những định hướng quan trọng cho học sinh chọn trường, chọn nghề.
Một vài năm trở lại đây, ngành học logistics được mở ra ở nhiều trường ĐH. Giúp các bạn trẻ rõ hơn về ngành học này, PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo- ĐH Ngoại thương cho biết, logistics là ngành hậu cần. Quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng rất phức tạp. Với nền kinh tế áp dụng công nghệ, ngành này giúp cung ứng hàng hóa trên thế giới thuận lợi hơn. Các trường hiện lồng ghép với các chứng chỉ quốc tế để các học sinh đáp ứng chuẩn đầu ra, có thể làm việc tại các công ty có quy mô lớn.
Sự lựa chọn của học trò lớp 12 trước ngưỡng cửa vào đời không hề đơn giản. Ngành học mới mở thì nhiều, nhưng thực tế, không phải học sinh nào cũng đam mê hoặc có khả năng theo đuổi những ngành nghề "hot", dễ xin việc, thu nhập cao...
Theo các chuyên gia tuyển sinh, mỗi ngành nghề đòi hỏi những tố chất nhất định phù hợp với đặc thù công việc. Do đó sự định hướng, tư vấn từ gia đình, nhà trường sẽ giúp các em rất nhiều trước kỳ thi tốt nghiệp THPT và quá trình lựa chọn ngành nghề. Lựa chọn đúng, cơ hội sẽ rộng mở nhưng lựa chọn chưa chuẩn, các em sẽ lãng phí công sức và tiền bạc, thậm chí cả tuổi trẻ...
Qua các mùa tuyển sinh gần đây, còn một thực tế khác tồn tại là nhiều trường ĐH tuyển không đủ chỉ tiêu, nhưng cũng còn nhiều thí sinh có kết quả thi từ điểm sàn trở lên mà vẫn không trúng tuyển vào ĐH. Thí sinh chọn lựa ngành học theo thực tế xã hội, theo số đông khiến bên cạnh những ngành thời thượng thu hút người học vẫn có một số ngành học dù rất cần thiết cho xã hội nhưng không tuyển sinh được.
Hẳn không phải vì thí sinh không đủ năng lực để vào ĐH, mà chính là các em chưa lượng được sức mình để chọn ngành cho phù hợp. Vì vậy trước khi đăng ký chọn ngành, chọn trường các em nên tìm hiểu kỹ về Đề án tuyển sinh trên trang website của từng trường. Từ đó sẽ có bức tranh rõ nét hơn về ngành học nào đang thiếu hụt và ngành nào đang dư thừa.
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tiến sỹ Chiều 24/3, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì cuộc họp Hội đồng tư vấn, đánh giá, nghiệm thu đề tài có mã số KHGD/16-20.ĐT.032 do GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - ĐH Quốc gia Hà Nội làm chủ nhiệm. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại cuộc họp. Đề tài "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất giải...