Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh: Sắp mở ngành dược học
Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương sẽ mở ngành dược học trình độ đại học.
Đây là trường đầu tiên của Bộ Công Thương mở ngành đào tạo này.
Hiện nay, việc đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng dược phẩm rất được quan tâm. Ngành dược, đặc biệt là dược sĩ có trình độ đại học đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Tuy vậy, nhân lực trong ngành hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu, thêm vào đó chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và làm việc trong lĩnh vực phân phối.
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có đủ điều kiện để mở ngành dược học, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này
Trước thực tế đó, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (IUH) đã mạnh dạn triển khai đề án mở ngành đào tạo bậc đại học mới là ngành dược. Việc mở ngành mới này phù hợp với xu hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội mà nhà trường đang triển khai trong suốt thời gian qua.
TS Phan Hồng Hải – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc mở ngành dược là thực hiện theo mục tiêu chiến lược của Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường đã đưa ra. ” Nhà trường đã chỉ đạo Ban đề án bám sát Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT về việc quy định điều kiện mở ngành mới, trên cơ sở định hướng đào tạo ứng dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao hiện nay“- Hiệu trưởng Phan Hồng Hải thông tin.
Video đang HOT
Trước đó, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã mời các doanh nghiệp đến làm việc tại trường để trao đổi, đóng góp ý kiến và tham khảo thông tin về việc mở ngành đào tạo mới.
Bên cạnh đó, một trong những lý do quan trọng giúp IUH triển khai đề án mở ngành dược đó là việc nhà trường đã có những tiền đề vững chắc trong việc đào tạo ngành này. Đầu tiên, IUH là một trong những trường đại học có thế mạnh trong khối ngành hóa, sinh học, thực phẩm. Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này của nhà trường luôn được đánh giá cao. Năm 2021, trong bảng xếp hạng Scimago, khối ngành Hóa của nhà trường xếp hạng 5, trong khi đó khối ngành sinh học xếp hạng 7 trên cả nước.
Đặc biệt, hiện tại, nhà trường đang có một giáo sư chuyên ngành hóa phân tích và một giáo sư chuyên nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên, cùng với đó là đội ngũ nhân sự có trình độ từ tiến sĩ chiếm hơn 40% trong khối ngành hóa, sinh, thực phẩm.
Theo lãnh đạo nhà trường, IUH hiện có chính là hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại được đầu tư nâng cấp qua từng năm, trong đó tiêu biểu phải kể đến Hệ thống máy thiết bị công nghệ hóa được tài trợ bởi Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Trên cơ sở nguồn lực sẵn có, nhà trường đã chiêu mộ nhân tài ngành dược và cùng với đó đầu tư thêm các dụng cụ thí nghiệm, thực hành và các giáo cụ trực quan riêng cho khối ngành khoa học sức khỏe. Các tài liệu học tập cũng được nhà trường chuẩn bị đầy đủ tại hệ thống thư viện khang trang hiện đại.
Mới đây, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh về việc đăng ký mở ngành dược học trình độ đại học. Đại diện Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo đánh giá về cơ bản nhà trường đáp ứng yêu cầu mở ngành dược sĩ trình độ đại học.
TS. Phạm Văn Tác – Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế cho hay, tất cả các ngành đào tạo liên quan đến sức khỏe phải hướng đến đích đến cuối cùng là sức khỏe của nhân dân. Vì vậy, nhà trường nhanh chóng hoàn thiện đề án và trình Cục trên cơ sở đó sẽ có công văn đồng ý gửi Bộ Công Thương trong thời gian sớm nhất.
Đồng thời, đại diện Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo đề nghị, nhà trường cần rà soát, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18/01/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Nhà trường cũng cần tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia và ý kiến của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế để hoàn thiện hồ sơ.
Quy định mới về mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ
Bộ GDĐT ban hành Thông tư quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT thống nhất quy định chung về điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động ngành đào tạo của các trình độ của giáo dục đại học (trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ), thay thế cho 2 Thông tư cũ (Thông tư số 09 và Thông tư số 22), đảm bảo quy định thống nhất và đồng bộ việc mở ngành đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 4/3/2022.
Thông tư 02 đã có các quy định điều kiện cụ thể về đội ngũ giảng viên khi mở ngành đào tạo bảo đảm phù hợp và nhất quán với quy định tại các Thông tư quy định về chuẩn chương trình đào tạo; Thông tư quy định về tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ; Thông tư quy định về tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ; Thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, đồng thời yêu cầu cao hơn, chặt chẽ nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo.
Điều kiện về đội ngũ giảng viên khi mở ngành đào tạo đã có quy định bổ sung và làm rõ về điều kiện giảng viên phải đảm bảo đầy đủ cho cả khóa đào tạo đối với việc mở ngành trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ khi nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo.
Đối với mở ngành trình độ đại học yêu cầu phải bảo đảm về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo tối thiểu đầy đủ cho 2 năm học đầu của chương trình đào tạo và phải có kế hoạch, phương án tuyển dụng, phát triển đội ngũ giảng viên cho các năm học tiếp theo của toàn khóa học, để từ năm học thứ 3 chậm nhất trước 1 năm tính đến thời điểm bắt đầu diễn ra năm học mới phải bảo đảm về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo cho từng năm học và khóa học.
Đối với lĩnh vực Sức khỏe, lĩnh vực Pháp luật và nhóm ngành đào tạo giáo viên yêu cầu phải có đầy đủ điều kiện về đội ngũ giảng viên theo quy định khi nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo.
Điều kiện về cơ sở vật chất khi mở ngành đào tạo đã quy định phải đảm bảo đầy đủ cho cả khóa đào tạo đối với mở ngành trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ khi nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo.
Đối với mở ngành trình độ đại học yêu cầu phải bảo đảm tối thiểu đầy đủ cho 2 năm học đầu của chương trình đào tạo, và phải có kế hoạch, phương án đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị cho các năm học tiếp theo của toàn khóa học để từ năm học thứ 3 chậm nhất trước 1 năm tính đến thời điểm bắt đầu diễn ra năm học mới phải bảo đảm có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất theo yêu cầu của chương trình đào tạo cho từng năm học của khóa học.
Trong đó, phải có kế hoạch cụ thể về phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành với diện tích và các thiết bị cụ thể của từng phòng thí nghiệm, thực hành phù hợp với số lượng sinh viên thực hành, thí nghiệm tại mỗi bàn và mỗi thiết bị trong mỗi phòng thí nghiệm, phòng thực hành và phù hợp với quy mô đào tạo theo yêu cầu của chương trình đào tạo cho từng năm học của khóa học và phải có cam kết trong đề án mở ngành đào tạo.
Điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học
Tăng tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng khi tính chỉ tiêu tuyển sinh Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non (Thông tư 03). Ảnh minh hoạ Theo Bộ GD-ĐT, thực hiện chủ trương đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng, gắn kết với doanh nghiệp, bộ khuyến khích việc...