Trưởng bộ môn Địa lí, Trường ĐH Đồng Nai nêu điểm chưa chính xác ở SGK Địa lí
Thầy Nguyễn Văn Thuật, Trưởng bộ môn Địa lí, Trường Đại học Đồng Nai chỉ ra một số điểm chưa chính xác trong sách giáo khoa Địa lí lớp 10.
Thời gian vừa qua, sách giáo khoa nói chung, sách giáo khoa môn Địa lí, Lịch sử và Địa lí nói riêng, đã nhận được sự quan tâm của quý thầy cô giáo trên cả nước.
Thầy Nguyễn Văn Thuật, Trưởng bộ môn Địa lí, Trường Đại học Đồng Nai cũng rất quan tâm đến sách giáo khoa môn Địa lí lớp 10 và phân môn Địa lí trong các sách Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở nói chung.
Là giảng viên tâm huyết với nghề, thầy Nguyễn Văn Thuật có kiến thức chuyên sâu về bộ môn Địa lí, được nhiều thế hệ giáo viên nể trọng.
Người viết trân trọng gửi đến bạn đọc một số ý kiến góp ý của thầy Nguyễn Văn Thuật về kiến thức trong sách Địa lí 10 và phân môn Địa lí trong sách Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở.
Thầy Nguyễn Văn Thuật – Trưởng bộ môn Địa lí, Trường Đại học Đồng Nai. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thứ nhất, sách Lịch sử và Địa lí lớp 7 – bộ Cánh Diều, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, trang 107, hình 7.1, Bản đồ chính trị châu Á – Các khu vực châu Á, nhưng không hề có khu Bắc Á.
Theo thầy Nguyễn Văn Thuật, đây là sai sót rất nghiêm trọng, cần chỉnh sửa, bổ sung ngay.
Video đang HOT
Ảnh chụp trang 107 sách Lịch sử và Địa lí lớp 7, bộ Cánh Diều. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thứ hai, sách Địa lí lớp 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, được in xong và nộp lưu chiểu tháng 5 năm 2022, trang 20, dòng đầu tiên, tác giả viết:
” Thành phố Xanh Pê-téc-bua nằm ở vĩ độ 59 độ 57 phút B là thành phố lớn thứ hai ở Liên bang Nga.”
Theo thầy Nguyễn Văn Thuật, vĩ độ là giá trị xác định vị trí của một điểm trên bề mặt Trái Đất; trái lại, thành phố Xanh Pê-téc-bua trải dài trên nhiều vĩ tuyến và nhiều kinh tuyến. Sao có thể nằm trên một điểm? Điều này không hợp lý và phản khoa học.
Trang 25, dòng 9 từ trên xuống, tác giả viết: ” Tác động của quá trình ngoại lực thông qua ba quá trình: phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.“
Theo thầy Nguyễn Văn Thuật, kết luận là ba quá trình nhưng liệt kê là bốn, chưa hợp lý.
Thứ ba, sách Địa lí lớp 10, bộ Cánh Diều, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, in xong và nộp lưu chiểu ngày 7 tháng 4 năm 2022, trang 12, dòng 19 từ dưới lên, tác giả viết:
” Đá mac-ma (đá granit, đá bazan,..): Đá được hình thành từ khối mac-ma nóng chảy dưới sâu, khi trào lên mặt đất sẽ nguội và rắn đi.”
Theo thầy Nguyễn Văn Thuật: Đá mac-ma xâm nhập được hình thành khác hẳn với đá mac-ma phun trào.
Mac-ma đông cứng ở dưới sâu, mac-ma tạo nên đá mac-ma xâm nhập – đây là loại đá được thành tạo trong vỏ Trái Đất, không hề trào lên mặt đất, nên khái niệm ” Đá mac-ma (đá granit, đá bazan,..): Đá được hình thành từ khối mac-ma nóng chảy dưới sâu, khi trào lên mặt đất sẽ nguội và rắn đi.” rất phiến diện, thiếu khoa học.
Thứ tư, trang 16, dòng 6 từ dưới lên, tác giả viết: “Ở vùng ôn đới, một năm có 4 mùa khá rõ rệt; ở vùng nhiệt đới, mùa xuân và mùa thu thường ngắn, không rõ rệt“.
Theo thầy Nguyễn Văn Thuật: thông tin trên là chưa chính xác vì ở vùng nhiệt đới chỉ có hai mùa, không có mùa xuân và mùa thu.
Thứ năm, trang 35, dòng 3 từ dưới lên, tác giả viết: ” Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: Khí áp, Gió Frông, Dòng biển, Địa hình”.
Theo thầy Nguyễn Văn Thuật: Địa hình là thành phần tự nhiên chứ không phải là nhân tố tự nhiên – đây là sai lầm rất tai hại, tác giả không phân biệt sự khác nhau giữa yếu tố, nhân tố và thành phần tự nhiên.
Điều đáng nói, tính đồng cấp cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Khí áp và front (tác giả viết là frông) là các yếu tố của thành phần khí hậu, chúng không thể xếp ngang hàng với thành phần địa hình.
Nội dung quan điểm trong bài viết thể hiện góc nhìn của thầy Nguyễn Văn Thuật. Để làm sáng tỏ vấn đề, đảm bảo khách quan và đa chiều, Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng mời các thầy cô, các tác giả có liên quan viết bài phân tích làm rõ, bài viết xin gửi về email: toasoan@giaoduc.net.vn.
Bộ GD-ĐT tính không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên
Đó là nội dung đáng chú ý được đưa ra tại dự thảo thông tư ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên mà Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu để xin góp ý dư luận.
Theo dự thảo, lớp học trong trường chuyên được tổ chức theo các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng GD-ĐT ban hành, bao gồm: Toán, Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ 1.
Cùng đó, quy định không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên.
Mỗi lớp chuyên có không quá 35 học sinh.
Trên cơ sở các điều kiện bảo đảm chất lượng và đề nghị của hiệu trưởng trường chuyên, cơ quan quản lý trực tiếp trường chuyên sẽ quyết định số môn chuyên và số lớp chuyên đối với từng môn.
Dự thảo cũng nêu rõ, hệ thống trường chuyên bao gồm trường chuyên thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học.
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có ít nhất 1 trường chuyên.
Như vậy, nếu dự thảo này được thông qua, đồng nghĩa với việc các lớp dành cho học sinh không đủ điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên (với tên gọi khác nhau như: lớp cận chuyên, lớp chất lượng cao,...) đang được không ít các trường THPT chuyên triển khai hiện nay sẽ bị bãi bỏ.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Dự thảo cũng nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ và quyền hạn của trường chuyên là trường dành cho học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học của học sinh trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Trường chuyên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trường trung học quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học và nhiệm vụ, quyền hạn như sau: Tổ chức và thực hiện kế hoạch dạy học chương trình giáo dục nâng cao đối với các môn chuyên do Bộ trưởng GD-ĐT quy định; Nghiên cứu vận dụng phù hợp, hiệu quả chương trình giáo dục và các phương pháp quản lý, dạy học, kiểm tra, đánh giá tiên tiến; thúc đẩy giáo dục tích hợp Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học trong giáo dục phổ thông; Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, cơ cấu; giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực nghiên cứu khoa học; sử dụng thành thạo thiết bị dạy học hiện đại; có kỹ năng về công nghệ thông tin; sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp, dạy học và nghiên cứu khoa học,...
Bộ GD-ĐT lấy ý kiến góp ý cho dự thảo thông tư này đến hết ngày 14/12/2022.
Dẫu biết gian nan vẫn chọn nghề giáo Đó là tâm sự của 2/9 thủ khoa đầu vào các ngành đại học của Trường đại học Đồng Nai. Cả 2 tân sinh viên này đều đã tìm hiểu nghiêm túc về nghề dạy học và biết trước bản thân sẽ đối mặt với những khó khăn, áp lực của nghề "gõ đầu trẻ". Đó là tâm sự của 2/9 thủ khoa...