Trước giờ ngủ không nên ăn uống những thứ này
Nếu ăn những thực phẩm này trước khi ngủ, bạn có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe, từ giấc ngủ đến các bệnh mạn tính.
Ăn đêm với thực phẩm giàu calo gây căng thẳng cho hệ tiêu hóa. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhiều người có xu hướng ăn thoải mái vào buổi tối hoặc thư giãn cuối ngày với trà hoặc cà phê, bởi vì đó là thời điểm mọi người thường không còn lo lắng về công việc.
Nhưng nếu không để ý đến những thứ ăn hoặc uống vào ban đêm, hậu quả sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn.
Nếu ăn khuya, hãy tránh đồ cay. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo các chuyên gia, nếu sau một thời gian, không sửa thói quen ăn đêm, sẽ dễ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp cao.
Bữa ăn muộn, đặc biệt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể, làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim và đột quỵ, theo Hindustan Times .
Theo Shruti Bharadwaj, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng cao cấp, tại Bệnh viện đa khoa Narayana Hrudalaya Ahmedabad (Ấn độ), đây là những thực phẩm không nên ăn trước khi đi ngủ để có sức khỏe tốt hơn:
1. Đồ chiên rán
Ăn đêm với thực phẩm giàu calo gây căng thẳng cho hệ tiêu hóa như khoai tây chiên và các món chiên khác có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
Video đang HOT
Bạn có thể phải đối mặt với các vấn đề về dạ dày, táo bón và các vấn đề khác.
Nếu ăn khuya với những thứ chứa nhiều calo này, có thể xảy ra vấn đề giữ nước đặc biệt là ở phụ nữ do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Một dấu hiệu của việc giữ nước là cảm thấy căng da ngay khi thức dậy, chuyên gia Bharadwaj nói.
2. Thức ăn cay
Nếu ăn khuya, hãy chú ý tránh tất cả đồ cay. Ăn đồ cay ngay trước khi đi ngủ có thể khiến hệ tiêu hóa có thể khó phân hủy thức ăn, gây khó chịu, dẫn đến khó ngủ.
Nghiên cứu cũng cho thấy capsaicin, một hợp chất có trong thức ăn cay, có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, do đó ảnh hưởng đến giấc ngủ.
3. Đồ ngọt
Thường xuyên ăn tráng miệng sau bữa tối có thể không phải là ý kiến hay vì hấp thụ nhiều đường có thể dẫn đến khó ngủ.
Chuyên gia Bharadwaj cho biết, ăn đồ ngọt vào ban đêm cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin, vì giờ này cơ thể không còn hoạt động thể chất nhiều. Lâu dần có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh tiểu đường.
4. Trà, cà phê
Nhiều người, nhất là những người cần thức khuya, có xu hướng uống trà và cà phê để tỉnh táo vào ban đêm. Mặc dù có vẻ hữu ích trong thời gian ngắn để cảm thấy năng động, nhưng về lâu dài, nó có thể dẫn đến mất ngủ, lo lắng, chất lượng giấc ngủ kém…
5. Rượu
Thư giãn cuối ngày với rượu có vẻ hấp dẫn vì nó khiến hoạt động của não chậm lại, giúp thư giãn thần kinh và có thể có một số tác dụng an thần. Nhưng về lâu dài, nó ảnh hưởng đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ kém, theo Hindustan Times .
Cách xử trí các tình huống khi chăm sóc F0 tại nhà
Ngoài tuân thủ các nguyên tắc cách ly, người chăm sóc cần chú ý để giảm nhẹ các triệu chứng của người bệnh như sốt, ho, đau họng, đau cơ...
Tiến sĩ điều dưỡng Trần Thụy Khánh Linh, Phó Trưởng khoa Khoa Điều dưỡng Kỹ thuật Y học, Bộ Môn Điều Dưỡng, Đại học Y dược TP HCM chia sẻ: Các F0 khi cách ly tại nhà cần suy nghĩ tích cực, giữ tinh thần lạc quan thoải mái. Có thể đọc sách, nghe nhạc, xem phim để thư giãn, giải trí; chăm sóc cây xanh; lau dọn phòng cách ly ngăn nắp, sạch sẽ. Tập thể dục thường xuyên để duy trì cơ thể khỏe mạnh và tình thần sảng khoái. Trò chuyện với gia đình, bạn bè qua điện thoại để chia sẻ, tâm sự.
"Duy trì năng lượng sống tích cực sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp người bệnh mau phục hồi", tiến sĩ Khánh Linh nhấn mạnh.
Dưới đây là hướng dẫn của tiến sĩ Khánh Linh trong "Sổ tay Sức khỏe Covid-19" giúp phổ biến các kiến thức về Covid-19 và xử lý các tình huống khi chăm sóc F0 tại nhà.
Làm gì khi bị sốt
Theo dõi thân nhiệt hai giờ một lần cho đến khi hết sốt, trở về nhiệt độ bình thường (36 - 37,5C). Khi sốt trên 38,5C có thể dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 gam/ngày (không quá 4 viên paracetamol 500mg) với người lớn.
Sốt trên 39C phải báo cho nhân viên y tế. Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải, từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng. Mặc quần áo thông thoáng, thoải mái.
Cần làm gì khi ho
Uống thuốc giảm ho, vệ sinh mũi họng, súc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng hoặc nước muối sinh lý, ba lần/ngày. Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, mặt. Không ăn, uống các chất kích thích, đồ cay.
Xử trí khi đau họng
Uống nhiều nước ấm từ 1,5 lít - 2 lít/ngày. Sử dụng thuốc giảm đau paracetamol
Xử trí khi tiêu chảy
Uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Uống thuốc giảm tiêu chảy. Sử dụng dung dịch bổ sung điện giải: oresol, hydrite...
Cần làm gì khi mệt mỏi
Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa. Nghỉ ngơi hợp lý, nhưng không nằm tại giường quá lâu. Vận động nhẹ trong phòng và tập thể dục để tăng cường sức khỏe.
Xử trí khi giảm vị giác
Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu chán ăn, khó nuốt, có thể ăn cháo xay (cháo có thêm thịt và rau củ). Uống sữa tăng cường năng lượng, ngũ cốc. Bổ sung dinh dưỡng bằng nước ép trái cây, rau củ.
Xử trí khi bị đau cơ, đau đầu
Nghỉ ngơi hợp lý, không nằm lâu tại giường. Vận động nhẹ, hoặc tập thể dục tại giường. Sử dụng thuốc giảm đau paracetamol. Chườm ấm tại vị trí đau.
Khi chỉ số SPO2 dưới 94%
Theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Đăng Khoa, việc theo dõi chỉ số SPO2 rất quan trọng, vì đa số người mắc Covid-19 khi được đưa đến các cơ sở y tế đều rơi vào tình trạng nguy kịch vì SPO2 tụt xuống thấp, dẫn đến khó thở - một triệu chứng nguy hiểm cần được xử trí ngay. SPO2 là độ bão hòa oxy trong máu, giá trị bình thường dao động ở mức 95 - 100%
Theo dõi SPO2, mỗi ngày hai lần vào sáng và chiều. Có thể đo SPO2 bằng máy đo chuyên dụng hoặc sử dụng điện thoại thông minh có tải App. Đối với hệ điều hành IOS là Ứng dụng CarePlix Vitol, còn Android là Pulse monitor.
Khi SPO2 lớn hơn 90% nhưng nhỏ hơn 94%, cần liên hệ y tế để được tư vấn hoặc nhập viện. Tuân thủ các loại thuốc sử dụng theo hướng dẫn của nhân viên y tế, không được tự ý sử dụng thuốc.
Khi sốt trên 38,5C, người bệnh có thể dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần. Ảnh: Toppy
5 thói xấu trong việc ăn uống sẽ âm thầm phá hoại dạ dày mà rất nhiều người mắc phải Tỷ lệ mắc các bệnh về dạ dày, đặc biệt là ở dân văn phòng ngày một tăng cao. Nguyên nhân gây đau dạ dày có thể đến từ những thói quen tưởng chừng như bình thường nhưng lại đang "âm thầm phá hoại" hệ tiêu hóa của bạn mỗi ngày. Nhịp sống hối hả của hiện đại khiến mọi người quay cuồng...