Trung tâm y tế hết thuố.c, bệnh nhân nguy kịch, ôm nợ vì nhiễm uốn ván
Vì hết huyết thanh ngừa uốn ván, Trung tâm y tế Đức Hòa chỉ khâu vết thương cho người đàn ông bị ta.i nạ.n ở chân rồi cho về.
Ít ngày sau, bệnh nhân cứng hàm và lâm vào nguy kịch vì nhiễm uốn ván nặng.
Ngày 9/1, đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết, gần đây đơn vị đã tiếp nhận điều trị cho nhiều trường hợp nhiễm uốn ván nặng.
Trong đó, có một bệnh nhân phải điều trị dài ngày, với viện phí lên đến hàng vài chục triệu đồng, khiến gia đình lâm vào nợ nần vì hoàn cảnh khó khăn, không đủ tiề.n chi trả.
Các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Đó là trường hợp của anh L.V.L. (SN 1984, sống tại tỉnh Long An). Theo bệnh sử, vào ngày 30/11/2024, trong lúc làm việc, anh L. bị cần số xe ba gác đâ.m sâu vào bàn chân. Sau sự việc, anh được gia đình đưa vào Trung tâm Y tế Đức Hòa (tỉnh Long An) cấp cứu.
Tại đây, bác sĩ điều trị chẩn đoán bệnh nhân có vết thương gót chân phải. Do khoa Cấp cứu của Trung tâm Y tế Đức Hòa hết thuố.c SAT (huyết thanh kháng độc tố uốn ván) nên bệnh nhân chưa được tiêm ngừa, chỉ được xử trí khâu vết thương, ghi toa thuố.c và cho về.
Vài ngày sau, khi người đàn ông chuẩn bị đi cắt chỉ vết thương thì bất ngờ xuất hiện triệu chứng đau cứng hàm, không ăn được cháo và thậm chí không thể uống nước.
Hoảng hốt, gia đình đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại một cơ sở y tế gần nhà. Sau khi thăm khám và làm các chẩn đoán, bác sĩ thông báo bệnh nhân đã bị uốn ván nặng, cần đưa gấp lên bệnh viện tuyến trên.
Người đàn ông nhiễm uốn ván nặng sau khi bị thương ở gót chân (Ảnh: Hoàng Lê).
Video đang HOT
Thời điểm vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, người đàn ông đã trong tình trạng gồng cứng người, mê man không còn biết gì.
Bác sĩ Nguyễn Huỳnh Ngọc Trân, khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực – Chống độc người lớn (ICU), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết, bệnh nhân L.V.L. nhập viện trong tình trạng uốn ván giai đoạn toàn phát, xuất phát từ vết thương ở gót chân, kèm viêm phổi nặng.
Quá trình điều trị, bệnh nhân được mở khí quản, thở máy, dùng thuố.c a.n thầ.n, thuố.c giãn cơ cùng nhiều biện pháp tích cực khác. Trải qua hơn 3 tuần điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân có cải thiện, cai được máy thở.
Đến nay, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Tuy nhiên vì nằm điều trị kéo dài, viện phí của bệnh nhân lên đến gần 70 triệu đồng. Để có tiề.n điều trị cho chồng, vợ bệnh nhân phải bán vàng và vay mượn nhiều người xung quanh.
Bệnh nhân uốn ván có thể bị các biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng (Ảnh: Hoàng Lê).
Theo bác sĩ Trân, những ngày qua, trung bình khoa ICU của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM có khoảng 10 giường điều trị bệnh nhân uốn ván.
Khi mắc uốn ván, bệnh nhân có thể bị các biến chứng nặng như rối loạn thần kinh thực vật, suy hô hấp, biến chứng tim mạch như nhồi má.u cơ tim, nhất là với bệnh nhân cao tuổ.i.
Uốn ván là bệnh có thể phòng ngừa chủ động bằng việc tiêm vaccine đầy đủ (trước khi bị thương) hoặc dùng huyết thanh (sau khi bệnh nhân bị vết thương đạp, cắt trúng tay chân, vết thương bị dơ bẩn).
Do đó, bác sĩ khuyến cáo, khi xảy ra các ta.i nạ.n nêu trên, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, đán.h giá vết thương và tiêm ngừa đúng lúc.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, có những vết thương do té xe, đạp đinh… tưởng bình thường mà không xử lý phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây uốn ván phát triển.
Ngoại độc tố vi khuẩn uốn ván ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm tổn thương não và hệ thần kinh trung ương dẫn đến các biến chứng xấu, thậm chí t.ử von.g. Bệnh nhân uốn ván nặng sau thời gian dài điều trị sẽ để lại di chứng teo cơ, cứng cơ kéo dài, cần thời gian vận động hồi phục.
Dù uốn ván là bệnh gây hậu quả nặng, nhưng hoàn toàn có thể dự phòng được bằng việc tiêm vaccine đầy đủ.
Cụ thể, người dân cần tiêm ngừa chủ động 3 mũi vaccine uốn ván trước khi bị vết thương (mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng). Sau đó, mỗi 5-10 năm một lần phải chủ động tiêm nhắc lại, để tạo đủ kháng thể.
Đối với trường hợp không tiêm vaccine đầy đủ, khi có vết thương cần đến các cơ sở y tế để được xử trí đúng cách, tiêm huyết thanh giải độc tố uốn ván. Tuyệt đối không tự áp dụng các phương pháp truyền miệng như đắp lá cây, có thể gây nhiễ.m trùn.g, khiến vi khuẩn uốn ván xâm nhập nhanh hơn.
Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội vẫn đang 'nóng'
Tuần vừa qua, Hà Nội có 585 ca mắc sốt xuất huyết; vẫn ghi nhận hàng trăm ca mắc mỗi tuần, số ca mắc vẫn tiếp tục tăng lên.
Sản phụ bị mắc sốt xuất nặng điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: PV
Số ca mắc vẫn có xu hướng tăng
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 22-28/11), toàn thành phố có thêm 585 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 89 trường hợp so với tuần trước đó (tuần trước đó là 496 trường hợp).
Các bệnh nhân được ghi nhận phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã; tập trung nhiều các địa bàn: Hà Đông; Đống Đa; Thanh Oai; Nam Từ Liêm; Phú Xuyên; Ba Đình, Thường Tín, Ứng Hòa...
Trong tuần qua, Hà Nội cũng có thêm 33 ổ dịch sốt xuất huyết, tại 11 quận, huyện. Còn 45 ổ dịch đang hoạt động.
Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã có 7.824 trường hợp mắc sốt xuất huyết, chưa ghi nhận ca t.ử von.g. Tuy số mắc giảm so với cùng kỳ năm 2023; nhưng số ca mắc vẫn đang rất cao.
Theo CDC Hà Nội, trước tình hình dịch sốt xuất huyết vẫn ghi nhận số ca mắc cao, ngành y tế Hà Nội đang tăng cường công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là sốt xuất huyết.
CDC Hà Nội đã đề nghị các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã cần tiếp tục triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các khu vực có bệnh nhân, ổ dịch. Đồng thời, tổ chức điều tra, khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có ca bệnh, ổ dịch, không để ổ dịch diễn biến kéo dài.
Về tình hình dịch tăng cao vào giai đoạn cuối năm, theo TS. Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, người dân không nên chủ quan, vì thời điểm này mặc dù thời tiết đã bắt đầu giảm nhiệt đột nhưng chưa đáng kể. Muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi, phát triển mạnh nhất trong khoảng nhiệt độ từ 25-27 độ C.
Theo đó, khi thời tiết chưa lạnh hẳn, nhiệt độ chưa giảm sâu; tuy nhiệt độ ngoài trời có giảm, nhưng nhiệt độ trong nhà vẫn cao; đàn muỗi vẫn còn sinh sản.
TS. Nguyễn Văn Dũng cũng cho biết: Khi nhiệt độ giảm sâu dưới 20 độ C, muỗi vằn mới bị hạn chế sinh sản. Tuy nhiên, dù nhiệt độ giảm sâu, đàn muỗi cũng chưa thể giảm số lượng ngay lập tức, mà sẽ giảm từ từ trong khoảng 2-3 tháng sau đó. Dịch sốt xuất huyết theo quy luật đó cũng sẽ giảm dần. Như vậy, thời điểm này, người dân vẫn cần hết sức cảnh giác để phòng bệnh sốt xuất huyết.
Chuyên gia cũng khuyến cáo, để phòng dịch sốt xuất huyết, ý thức chủ động của người dân có vai trò quan trọng. Mấu chốt vẫn là nhấn mạnh vào việc người dân có ý thức vệ sinh môi trường, tránh để muỗi sinh sản, phát triển và đố.t ngườ.i gây bệnh. Quan trọng nhất là cần loại bỏ các ổ bọ gậy, loăng quăng xung quanh môi trường sống. Đó là biện pháp đơn giản nhất, an toàn nhất, tốt nhất trong phòng dịch sốt xuất huyết hiện nay.
CDC Hà Nội kiểm tra công tác phòng sốt xuất huyết trên địa bàn. Ảnh: SYT
Cảnh giác biến chứng nặng
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết có 4 tuýp là: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh gặp ở cả tr.ẻ e.m và người lớn, xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa.
Sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục.
Người dân cần được phát hiện sớm bệnh và hiểu rõ những vấn đề lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, hạn chế các biến chứng nặng, hạn chế t.ử von.g.
PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo: "Khi có những dấu hiệu sốt cao đột ngột, liên tục không giảm, đau đầu, đau mỏi người, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám, xét nghiệm. Sốt xuất huyết cần được chẩn đoán và có pháp đồ điều trị sớm, tuyệt đối không tự ý uống thuố.c và truyền dịch tại nhà".
Theo đó, người bệnh sốt xuất huyết có thể uống thuố.c Paracetamol để hạ sốt nhưng tuyệt đối không dùng thuố.c Aspirin hoặc Ibuprofen vì hai thuố.c này có thể tăng nguy cơ xuất huyết.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, khi nghi ngờ hoặc bị sốt xuất huyết, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời; theo dõi để tránh biến chứng nặng, nhất là trong giai đoạn nguy hiểm từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 của bệnh.
Lợi ích bất ngờ khi ngâm chân nước ấm Ngâm chân đúng cách không những giúp ngủ ngon, thư giãn mà còn có tác dụng lớn trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Ngâm chân bằng nước nóng kết hợp thảo dược là bài thuố.c trị nhiều bệnh liên quan đến xương khớp. Ảnh: Freepik. Ngâm chân với nước ấm là phương pháp trị liệu đơn giản và mang lại...