Trung Quốc tuyên bố có thể cung cấp điện ’sạch’ đến hầu hết mọi gia đình
Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc (NEA) cho biết sản lượng điện từ gió và Mặt Trời của nước này đã tăng mạnh vào năm ngoái và hiện gần bằng nhu cầu sử dụng điện của các gia đình.
Trang trại với hơn 100 tua-bin gió hoạt động tại Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ của các gia đình chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng mức tiêu thụ điện của cả nước. Điều này có nghĩa là cường quốc châu Á vẫn phải phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch.
Theo NEA, trong năm 2022, sản lượng điện từ năng lượng gió và Mặt Troeif tăng vọt 21% lên 1.190 terawatt giờ (TWh).
Trong khi đó, dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế chỉ ra trong năm 2020, 17% lượng điện sử dụng ở Trung Quốc được phân loại vào điện dân dụng, còn ngành công nghiệp chiếm khoảng 60% tổng nhu cầu điện.
Video đang HOT
Bắc Kinh đang tăng cường triển khai sản xuất điện từ năng lượng Mặt Trời và gió với kế hoạch đặt ra là sản xuất 33% điện năng từ các nguồn tái tạo vào năm 2025 nhằm giảm lượng khí thải carbon. Ít nhất 30 tỉnh của Trung Quốc đã công bố bắt tay triển khai nhiều chương trình sản xuất năng lượng tái tạo hơn.
Tháng 12/2022, Trung Quốc đã khởi động một dự án năng lượng sạch khổng lồ trị giá hơn 11 tỷ USD trên sa mạc lớn thứ bảy khu tự trị Nội Mông. Cơ sở khai thác năng lượng Mặt Trời và gió với công suất lắp đặt tổng thể là 16 triệu kW sẽ là cơ sở sản xuất điện tái tạo lớn nhất thế giới ở sa mạc.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cảnh báo trong năm 2023, nền kinh tế Trung Quốc sẽ mở rộng nhanh hơn sau khi dỡ bỏ các biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19. Điều này có nghĩa là ngay cả khi công suất năng lượng Mặt Trời và gió tăng lên, nước này vẫn sẽ cần nhiều sản xuất năng lượng chạy bằng nhiên liệu hóa thạch hơn để duy trì tăng trưởng kinh tế.
THẾ GIỚI 2022: Chuyển hướng sang năng lượng sạch
Renew Power, một trong những doanh nghiệp năng lượng tái tạo lớn nhất của Ấn Độ, đang kỳ vọng được tham gia chương trình trị giá 2,6 tỷ USD về khuyến khích sản xuất các thiết bị trong nước phục vụ hoạt động sản xuất năng lượng Mặt Trời.
Đây là một trong những chương trình khuyến khích lớn nhất trong lịch sử Ấn Độ.
Ảnh minh họa: THE CANADIAN PRESS/TTXVN
Giám đốc điều hành (CEO) Renew Power, Sumant Sinha nêu rõ ngân sách của chính phủ cho năng lượng sạch đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ rằng Ấn Độ muốn trở thành điểm đến sản xuất của các thiết bị năng lượng tái tạo. Renew Power đang rất mong chờ được tham gia vào hành trình này. Công ty hiện có hơn 100 dự án năng lượng sạch trên khắp Ấn Độ. Chỉ trong một thập kỷ, Renew Power đã trở thành công ty sản xuất năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió lớn thứ 10 trên thế giới.
Không chỉ Ấn Độ, trong năm vừa qua, chính phủ nhiều nước trên thế giới cũng đã "bật đèn xanh" cho các chính sách năng lượng tái tạo tham vọng nhằm hướng tới việc mở rộng các nguồn năng lượng gió và Mặt Trời, bên cạnh việc phát triển các công nghệ như thu giữ và tích trữ carbon trong lòng đất. Những chính sách khác bao gồm khấu trừ thuế khi mua xe điện, sử dụng máy bơm nhiệt, các vật liệu giúp tiết kiệm năng lượng trong xây dựng.
Mỹ đã ký ban hành Đạo luật Giảm lạm phát - một trong những đạo luật tham vọng nhất về khí hậu trong lịch sử nước này, trong khi Nghị viện châu Âu đã thông qua kế hoạch REPower nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga, đẩy nhanh việc hướng tới chuyển đổi sang năng lượng sạch. Trung Quốc cũng đã công bố những kế hoạch tham vọng nhằm giúp nước này đạt các mục tiêu về năng lượng sạch vào năm 2030, trước thời hạn đặt ra là 5 năm. Các chuyên gia nhận định nhiệm vụ hiện nay là duy trì đà phát triển trong năm 2023, củng cố hạ tầng năng lượng, giải quyết các vấn đề hiện đang làm chậm lại công tác cung cấp và phân phối năng lượng sạch.
Nhà chiến lược năng lượng Kingsmill Bond của Viện Rocky Mountain (RM - một tổ chức phi chính phủ về năng lượng sạch), nhận định năm 2022 đã trở thành cột mốc quan trọng về năng lượng. Sau 200 năm tăng trưởng, lần đầu tiên có bằng chứng rõ ràng rằng nhu cầu nhiên liệu hóa thạch đạt đỉnh vào năm 2019. Nhu cầu thế giới đang trong trạng thái ổn định trước khi sụt giảm.
Nghiên cứu của RM cho thấy nhu cầu năng lượng toàn cầu đã tăng khoảng 6 exajoule (EJ) trong năm 2022, đủ năng lượng cho khoảng 6 triệu chuyến bay qua Đại Tây Dương. Con số này thấp hơn mức tăng trưởng hằng năm do việc sử dụng năng lượng đang ngày càng hiệu quả hơn. Trong khi đó, ước tính nguồn cung năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió trong năm nay cũng tăng khoảng 6 exajoule. Giá năng lượng sạch đang gần bằng nhiên liệu hóa thạch, trong một số trường hợp thậm chí còn rẻ hơn.
Báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) chỉ ra rằng giá dầu mỏ đã tăng lên trên 100 USD/thùng vào giữa năm 2022, trong khi giá than và khí đốt cao là nguyên nhân khiến chi phí điện tăng vọt trên khắp thế giới. Tuy nhiên, một báo cáo khác cho thấy việc tăng cường sử dụng năng lượng sạch đã giúp các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ, tiết kiệm được 34 tỷ USD trong năm qua.
Theo các nhà phân tích năng lượng, cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do xung đột tại Ukraine và các mối đe dọa khí hậu ngày càng tăng như lũ lụt tại Pakistan đã góp phần đẩy nhanh các chính sách về năng lượng sạch và sẽ cần có các khoản đầu tư lớn để thúc đẩy việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và Mặt Trời, trên khắp thế giới. Việc đột ngột thiếu tiếp cận nhiên liệu hóa thạch và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng cũng là những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy việc chuyển sang năng lượng sạch hơn, ví dụ như việc Nga giảm cung cấp khí đốt cho châu Âu.
Nhà kinh tế năng lượng Vibhuti Garg của Viện phân tích kinh tế và tài chính năng lượng tại Ấn Độ nhận định bên cạnh những xu hướng tích cực, vẫn có những chính sách về tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng nhu cầu trong ngắn hạn.
Chuyên gia phân tích năng lượng Dave Jones của tổ chức môi trường Ember khẳng định bất chấp những trở ngại này, ngành năng lượng sạch thực sự đã phát triển mạnh trong năm nay. Cách đây 20 năm, năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch nhất và trong những năm qua, đây đã trở thành nguồn năng lượng rẻ nhất. Phải đến năm 2022, năng lượng tái tạo mới trở thành nguồn năng lượng an toàn nhất. Báo cáo của IEA cho biết những diễn biến trong năm 2022 đã góp phần giúp năng lượng tái tạo phát triển ở tốc độ nhanh chưa từng thấy. Dự báo trong 5 năm tới, thế giới sẽ bổ sung thêm nguồn năng lượng tái tạo tương đương với mức đã đạt được trong 20 năm qua.
Với những thách thức về mở rộng quy mô chuyển đổi năng lượng, các chuyên gia hy vọng các chính sách trong năm 2023 sẽ tập trung vào giải quyết những vấn đề đang cản trở đà phát triển của năng lượng tái tạo, chẳng hạn như việc hạ tầng hiện nay chỉ được thiết kế để sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Liên hợp quốc thúc đẩy mục tiêu cung cấp năng lượng sạch vào năm 2030 Ngày 4/5, Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Kế hoạch hành động về năng lượng nhằm hướng đến mục tiêu cung cấp năng lượng sạch và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người vào năm 2030. Người phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ, ông Stephane Dujarric, cho biết kế hoạch trên đề ra chương trình hành động chung đối...