‘Lá nhân tạo’ sản xuất năng lượng từ không khí và ánh nắng
Trong bối cảnh thế giới đang tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch để ngăn chặn biến đối khí hậu, các nhà khoa học ở Thụy Sĩ đã phát triển một thiết bị giống như chiếc lá nhỏ để sản xuất năng lượng tái tạo.
Thiết bị “lá nhân tạo”. Ảnh: EPFL
Các chuyên gia tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL) đã lấy cảm hứng chế tạo thiết bị chuyển đổi năng lượng kể trên từ quá trình quang hợp của thực vật.
Giáo sư Kevin Sivula tại EFPL giải thích rằng quá trình quang hợp tự nhiên xảy ra bằng cách lấy carbon dioxide từ không khí và kết hợp với ánh nắng mặt trời để biến thành hydro và oxy. Thành quả thu được là đường, thứ giúp lưu trữ hiệu quả ánh sáng mặt trời ở một dạng chất hóa học. Do vậy, ông Sivula và các đồng nghiệp đã muốn làm điều tương tự: lấy ánh sáng mặt trời và hơi nước từ không khí rồi lưu trữ năng lượng ánh sáng mặt trời đó dưới dạng hydro.
Nghiên cứu của ông Sivula và nhóm đồng nghiệp vừa được giới thiệu chi tiết trên tạp chí Advanced Materials. Họ đã cho ra đời của một tấm vi mạch nhỏ, trong suốt làm bằng sợi thủy tinh được bao phủ bởi vật liệu bán dẫn. Thiết bị này sử dụng ánh sáng mặt trời để phân tách nước thành hydro và oxy.
Video đang HOT
“Chúng ta có rất nhiều ánh sáng mặt trời, nhưng không phải lúc nào mặt trời cũng chiếu sáng. Vì vậy, chúng tôi cần một cách để lưu trữ ánh sáng mặt trời để sử dụng trong tương lai. Và lưu trữ ánh sáng mặt trời ở dạng hydro là lựa chọn hàng đầu để thực hiện điều này”, Giáo sư Sivula lý giải thêm.
Thiết bị của nhóm chuyên gia Thụy Sĩ đã kết hợp công nghệ chất bán dẫn với một thành phần độc đáo: các điện cực có ba đặc điểm chính. Các điện cực đó được ví như những chiếc lá nhân tạo, có cấu trúc xốp để tiếp xúc tối đa với nước trong không khí và có tính dẫn điện.
Có thể nói rằng đặc tính quan trọng nhất của các điện cực chính là cấu tạo của chúng: một mạng lưới sợi thủy tinh 3D. Điều này có nghĩa là điện cực sẽ trong suốt, qua đó tối đa hóa lượng ánh sáng mặt trời chiếu tới lớp phủ bán dẫn.
Thiết bị này gồm ba phần chính: một quang cực dương nơi oxy được tạo ra từ quá trình oxy hóa nước, một màng để vận chuyển các proton đến một cực âm quang, nơi các proton bị khử thành hydro và một lớp phủ bán dẫn cho phép phản ứng quang điện hóa xảy ra để tạo ra hydro.
Giáo sư Kevin Sivula. Ảnh: EFPL
Mặc dù quá trình quang hợp nhân tạo đã được triển khai từ trước đó, nhưng công nghệ mới của EFPL lại giải quyết được hai vấn đề là hấp thu nước từ không khí và cung cấp năng lượng cho phản ứng hóa học với ánh sáng mặt trời. Nhóm nghiên cứu cũng tìm ra một cách thực tiễn hơn để hấp thu nước là sử dụng hơi ẩm thay vì nước dạng lỏng. Nhờ vậy, “lá nhân tạo” có thể tránh được các vấn đề còn tồn tại của những thiết bị quang điện hóa hiện nay như cần sử dụng ánh sáng để kích thích vật liệu cảm quang hoặc chất bán dẫn ngâm trong chất lỏng, để tạo phản ứng hóa học.
Trên thực tế, các thiết bị quang điện hóa sử dụng chất lỏng đều khó nhân rộng quy mô sử dụng vì chúng rất khó chế tạo và tốn kém.
“Chúng tôi đã cố gắng sử dụng các phương pháp đơn giản có thể dễ dàng mở rộng ứng dụng. Tuy nhiên, chúng tôi cần phải nghiên cứu sâu hơn để để tăng hiệu suất của thiết bị trước khi chuyển sang giai đoạn mở rộng”, Giáo sư Sivula nhấn mạnh.
Hiện tại, nhóm của ông đang tập trung vào việc tối ưu hóa cơ học, hóa học và hiệu quả của thiết bị “lá nhân tạo”. Nếu cải thiện thành công quá trình chuyển đổi từ ánh sáng mặt trời sang hydro cùng độ ổn định của nó, các hệ thống lá nhân tạo có thể được lắp đặt ở khắp nơi, kể cả trong môi trường khô cằn như sa mạc lẫn những nơi có môi trường ẩm ướt, thiếu ánh nắng.
Theo ông Sivula, chuyển đổi năng lượng mặt trời thành các liên kết hóa học như hydro là một cách tiếp cận thực tế cho phép chúng ta tiến tới một nền kinh tế không phát thải carbon và giảm tác động đối với môi trường.
Mỹ thúc đẩy kế hoạch tăng tốc chuyển đổi năng lượng
Đặc phái viên của Mỹ về biến đổi khí hậu, ông John Kerry ngày 15/1 đã vạch ra các nguyên tắc cốt lõi cho kế hoạch bù đắp carbon "có tính toàn vẹn cao" nhằm giúp các quốc gia đang phát triển đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.
"Cánh đồng cối xay gió" ở gần Palm Springs, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Kế hoạch tăng tốc chuyển đổi năng lượng (ETA), lần đầu tiên được công bố tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) được tổ chức tại Ai Cập vào tháng 11/2022, đang được Mỹ phát triển cùng với Quỹ Trái đất Bezos và Quỹ Rockefeller để huy động các nguồn vốn tư nhân.
Phát biểu tại Diễn đàn Năng lượng Toàn cầu của Hội đồng Đại Tây Dương diễn ra ngày 15/1 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), ông Kerry nêu rõ mục tiêu của ETA là tạo ra các thỏa thuận khả thi về tài chính để đẩy nhanh nỗ lực cắt giảm lượng khí thải, đồng thời nhấn mạnh ETA không phải là sự thay thế cho các nguồn tài trợ khác. Theo ông, các nguyên tắc của ETA cũng kêu gọi một cách tiếp cận ngắn hạn, toàn diện và bao trùm để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững rộng lớn hơn và hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng trong toàn ngành điện.
Ông Kerry cũng chỉ trích tình trạng thiếu đầu tư vào các nỗ lực chuyển đổi năng lượng toàn cầu, nói rằng hiện các nước không đủ nguồn lực tài chính để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng không. Trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới công bố năm ngoái, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng đầu tư vào năng lượng tái tạo cần tăng gấp đôi lên hơn 4.000 tỷ USD vào cuối thập kỷ này để đáp ứng các mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050. IEA dự báo đầu tư vào năng lượng sạch sẽ tăng lên hơn 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
Năm 2009, các nước phát triển đã cam kết huy động nguồn tài chính khí hậu tổng cộng 100 tỷ USD/năm vào năm 2020 để hỗ trợ các nước đang phát triển cắt giảm khí thải và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ông Kerry thừa nhận: "Chúng tôi chưa bao giờ có đầy đủ số tiền 100 tỷ USD như đã hứa. Tôi lấy làm tiếc rằng chúng tôi đã không thể thực hiện được điều này". Ông cho hay các tổ chức tài chính sẵn sàng đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo mới, nhưng họ đang phải đối mặt với những rào cản về chính trị và tiền tệ cũng như các rủi ro thiên tai.
UAE, Mỹ phân bổ 20 tỷ USD cho các dự án năng lượng sạch Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Mỹ ngày 15/1 tuyên bố sẽ phân bổ 20 tỷ USD để tài trợ cho cho các dự án năng lượng sạch và tái tạo ở Mỹ với công suất 15 GW tới năm 2035. Đây là đợt giải ngân đầu tiên trong khuôn khổ quan hệ đối tác năng lượng sạch trị giá...