Trung Quốc tính xả kho thịt heo
Bắc Kinh đang cân nhắc phương án xả kho thịt heo đông lạnh quốc gia để giải quyết khủng hoảng thịt ở nước này.
Thứ tư vừa qua, Trung Quốc đã công bố nhiều biện pháp khuyến khích người chăn nuôi và nhà sản xuất gia tăng đàn heo sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch tả heo châu Phi. Các biện pháp bao gồm trợ cấp cho các trang trại và các gia đình do giá thịt tăng cao.
Chính phủ cũng cam kết sẽ xả kho dự trữ khẩn cấp thịt lợn đông lạnh nếu cần thiết. Phát ngôn viên Bộ Thương mại Cao Phong nói vào tuần trước rằng cơ quan này sẽ “giám sát chặt chẽ diễn biến thị trường” trước khi đưa ra quyết định. Dữ liệu quốc gia cũng xác nhận Trung Quốc đã mất hơn 100 triệu con heo vì dịch tả heo châu Phi.
Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, một phần của vấn đề là nông dân không muốn tái đàn sau đợt dịch. Chính vì thế, chính quyền phải có nhiều biện pháp để thúc đẩy họ tăng đàn. Hôm thứ tư, Bộ Tài chính yêu cầu các chính quyền địa phương chi ngân sách hỗ trợ thụ tinh heo nhân tạo.
Các bộ cũng đồng loạt kêu gọi giới chức địa phương xúc tiến trợ cấp cho các trang trại có heo bị tiêu hủy vì bệnh. Bắc Kinh còn có kế hoạch tăng trợ cấp, hỗ trợ cho vay và bảo hiểm cho các nhà sản xuất heo trên toàn quốc.
Tại một số thành phố, người dân bị giới hạn về lượng thịt heo có thể mua mỗi ngày. Đồng thời, vài nơi đang trợ giá thịt heo. Ví dụ, tại thành phố Nam Ninh, thịt heo được giảm giá ít nhất 10% so với giá trung bình trên thị trường. Mỗi người dân được mua tối đa một kg thịt heo mỗi ngày. Một số thành phố tại khu vực phía Nam tỉnh Phúc Kiến cũng áp dụng biện pháp tương tự.
Chiếm một nửa số heo thế giới, thịt heo là nguyên liệu chính trong chế độ ăn của người Trung Quốc. Điều đó có nghĩa, việc khan hiếm thịt heo có thể phá hỏng sự ổn định xã hội. Và dịch tả heo châu Phi đã khiến thị trường thịt heo rơi vào khủng hoảng vì đàn heo tại Trung Quốc đã giảm một phần ba.
Video đang HOT
Heo nhốt trong một xe tải tại Đông Quan, Quảng Đông, Trung Quốc.
Những nỗ lực mới để giải quyết khủng hoảng đã cải thiện sự lạc quan của các nhà đầu tư thịt heo. Hôm thứ tư, cổ phiếu của WH Group (WHGLY), nhà chế biến thịt heo lớn nhất thế giới, đã tăng 7,9% tại Hong Kong. Cổ phiếu của China Yurun Food Group và COFCO Meat Holdings lần lượt tăng 3,2% và 3%.
Giá bán lẻ thịt heo tại Trung Quốc đã tăng gần 70% trong năm ngoái. Giá trung bình mà các nhà bán buôn trả cho trang trại đã tăng 90% trong tuần cuối tháng 8 so với một năm trước. Các nhà phân tích dự đoán giá có thể tiếp tục đi lên.
Các nhà phân tích dự đoán giá thịt heo có thể tiếp tục tăng vọt trong những tháng tới. Theo Soochow Securities, nó có thể đạt đỉnh 30 nhân dân tệ (4,2 USD) mỗi kg, tức cao hơn 40% so với hiện tại.
Giá cao hơn có thể sẽ buộc Trung Quốc nhập khẩu thêm thịt heo. Rabobank ước tính sản lượng thịt heo nước này tự nuôi có thể giảm 25% trong năm nay. Điều đó có nghĩa họ sẽ cần nhập khẩu đến 1,5 triệu tấn thịt.
Viễn cảnh này có thể có lợi cho các nhà xuất khẩu thịt heo ở nhiều nơi trên thế giới. Nhà phân tích Matteo Lagatti của Rabobank nói rằng ông hy vọng châu Âu sẽ chiếm phần lớn lượng thịt nhập khẩu.
Thực tế, nhập khẩu thịt lợn Trung Quốc từ châu Âu đã tăng 54% trong nửa đầu năm 2019. Hầu hết sản phẩm đến từ Tây Ban Nha, Đức, Đan Mạch, Hà Lan và Pháp. “Xu hướng này chắc chắn sẽ tiếp tục vào năm 2020″, Lagatti nhận định.
Theo Người Lao Động
Giá thịt lợn tăng lên mức kỉ lục, Trung Quốc lên kế hoạch "bán tống bán tháo"
Trung Quốc đang lên kế hoạch "xả kho" thịt lợn đông lạnh để tăng nguồn cung thịt trên thị trường nội địa.
Theo số liệu chính thức từ Bắc Kinh, số lượng lợn của Trung Quốc đã giảm một phần ba so với cùng kì năm ngoái sau đợt dịch tả lợn Châu Phi (ASF) vừa qua. Giá thịt lợn của nước này cũng tăng lên mức kỉ lục kể từ tháng Sáu. Giá bán lẻ thịt lợn đã tăng 7,8% lên 32,4 nhân dân tệ (hơn 100.000 đồng)/kg, cao hơn gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc, đất nước sản xuất và thị trường tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới đã sản xuất được 54,04 triệu tấn thịt lợn vào năm 2018. Ước tính con số này sẽ giảm xuống còn 38 triệu tấn vào năm 2019 và 34 triệu tấn vào năm 2020 khi nước này đang đấu tranh để kiểm soát ASF.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết hôm 29/8, họ sẽ tìm cách nhập khẩu, giải phóng thịt lợn, thịt bò và thịt cừu đông lạnh từ kho dự trữ của nhà nước để tăng nguồn cung trên thị trường.
Giá bán lẻ thịt lợn đã tăng 7,8% lên 32,4 nhân dân tệ (hơn 100.000 đồng)/kg, cao hơn gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh Reuters
Việc sử dụng thịt lợn dự trữ được Trung Quốc thực hiện khi giá thịt tăng cao hoặc trong những dịp nhu cầu cao như vài tuần trước Tết cổ truyền. Tháng 1/2019, Trung Quốc đã sử dụng 9.600 tấn thịt lợn dự trữ.
Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa cho biết: "Chúng tôi sẽ đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho người dân bằng mọi cách. Bên cạnh đó, các nhà chức trách sẽ tiến hành kiểm soát chặt chẽ đầu cơ thị trường, tích cực thúc đẩy sản xuất các sản phẩm thịt thay thế và tăng nguồn dự trữ thịt lợn đông lạnh."
Ông Cho Guochang, thuộc Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho hay, số lượng nhập khẩu thịt lợn của Mỹ chiếm chưa tới 0,2% sản lượng của Trung Quốc và tranh chấp thương mại với Mỹ không ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn và giá thịt lợn ở nước này.
Hiện nay, Bắc Kinh đang kêu gọi các biện pháp hỗ trợ để phục hồi sản xuất.
Theo dân việt
EVFTA: Lo thịt ngoại ồ ạt vào sân nhà Gạo và nhiều mặt hàng nông sản khác của Việt Nam có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang EU nhưng trên sân nhà, các loại thịt heo, bò, gà ngoại có thể tràn vào Tại hội nghị Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA): Các cam kết quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và những điều cần...