Trung Quốc sẽ sớm triển khai quân sự ra Trường Sa?
Mỹ và Nhật có các hoạt động tuần tra giám sát biển Đông nhiều hơn.
Việc triển khai trái phép máy bay chiến đấu có vũ trang ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tháng 11-2015 và động thái mới nhất triển khai trái phép tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo này là tín hiệu cho thấy Trung Quốc (TQ) có kế hoạch dài hạn tăng cường sức mạnh quân sự trên biển Đông, theo hãng tin Reuters (Mỹ) ngày 21-2.
Hình ảnh vệ tinh chụp đảo Phú Lâm trong ngày 3-2 (phải) và ngày 14-2. Ảnh: REUTERS
Tên lửa đất đối không HQ-9 có hệ thống radar dẫn đường, có tầm bắn xa 200 km là loại vũ khí nguy hiểm nhất TQ triển khai ra quần đảo Hoàng Sa trước nay. Theo nhiều nhà phân tích thì TQ xem quần đảo Hoàng Sa có vai trò quan trọng trong bảo vệ hạm đội tàu ngầm hạt nhân của TQ ở đảo Hải Nam cách đó 200 km.
Reuters dẫn nhận định một số nhà ngoại giao và chuyên gia an ninh có quan hệ với các nhà chiến lược quân sự TQ rằng các bước đi mở rộng và quân sự hóa quần đảo Hoàng Sa hiện nay của TQ nhiều khả năng sẽ được lặp lại ở các đảo nhân tạo TQ tạo ra ở quần đảo Trường Sa.
Nhà phân tích quân sự Bonnie Glaser thuộc Trung tâm An ninh và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS – Mỹ) cho rằng những động thái TQ đã làm với Hoàng Sa là điềm báo trước cho những bước đi tương tự của TQ với Trường Sa. Chuyên gia về biển Đông Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) tin rằng TQ sẽ triển khai những vũ khí tương tự tại Hoàng Sa ra quần đảo Trường Sa trong 1-2 năm nữa.
Video đang HOT
Tháng trước TQ thông báo đã cho máy bay thương mại hạ cánh thành công xuống đường băng TQ mới xây dựng ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Và từ các chuyến bay thương mại cho đến các chuyến bay quân sự có thể chỉ cách nhau vài tháng, Reuters dẫn nhận định nhiều nhà phân tích TQ.
Nhà phân tích an ninh Dương Minh Hạ thuộc tổ chức phi lợi nhuận Khủng hoảng quốc tế (Bỉ) nhận định có thể TQ sẽ thận trọng hơn và sẽ phải chịu nhiều tổn thất ngoại giao hơn khi quyết định triển khai quân sự ra quần đảo Trường Sa vì tranh chấp phức tạp hơn.
Ông Ngô Sĩ Cung, Giám đốc Viện Nghiên cứu biển Đông quốc gia TQ, đồng tình việc triển khai quân sự ra quần đảo Trường Sa có thể sẽ khó khăn hơn ở quần đảo Hoàng Sa nhưng chắc chắn sẽ diễn ra.
Còn theo Reuters, TQ về dài hạn sẽ có máy bay chiến đấu, máy bay do thám, tàu ngầm tuần tra ở cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra TQ sẽ đưa một lượng lớn dân ra định cư tại hai quần đảo này để khẳng định tuyên bố chủ quyền.
Một điều nghiêm trọng nữa, TQ sẽ nỗ lực thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông, tương tự vùng ADIZ mà TQ đã lập trên biển Hoa Đông hồi cuối năm 2013.
Reuters nhận định bước đi này của TQ có thể sẽ kích thích Mỹ và Nhật có các hoạt động tuần tra giám sát biển Đông nhiều hơn bất chấp các phản ứngtừ trước đến nay từ Bắc Kinh.
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
Nga đánh bật Mỹ, chiếm "thế thượng phong" tại khu vực Trung Đông
Nhà phân tích các vấn đề quốc tế Mỹ, Marc Champion viết trên trang tin Bloomberg rằng, hiệp định ngừng bắn tại Syria, được ký kết tại Munich ngày 12-2 đã bóc trần sự bất lực của Mỹ về cuộc nội chiến đang diễn ra ở Syria, đồng thời chứng minh sức mạnh thống trị của Nga tại khu vực Trung Đông.
Ông Champion viết: "Kể từ khi Nga (chứ không phải Mỹ) tiến hành các cuộc không kích, đánh lùi IS và góp phần giải quyết nội chiến tại Syria, Moscow đã trở thành &'người hùng' đóng vai trò then chốt trong bất kỳ vấn đề quốc tế nào tại Trung Đông".
Cuộc xung đột tại Syria vẫn chưa được giải quyết triệt để
Trong một cuộc trò chuyện với nhà phân tích Champion, Fyodor Lukyanov, Chủ tịch Hội đồng chính sách đối ngoại và quốc phòng Nga nhấn mạnh, việc kiểm soát lại Aleppo - thành phố lớn nhất tại Syria là đòn đánh quyết định trong chiến dịch của Nga tại Syria.
"Đây là trận đánh cực kỳ quan trọng, nó cam kết sự ổn định trong tương lai của Damascus và là bằng chứng chứng minh rằng, toàn bộ hoạt động quân sự của Moscow hoàn toàn có ý nghĩa", ông Lukyanov nói.
Trong khi, ông Champion nghi ngờ, hòa bình tại Syria có thể phát triển như thế nào sau khi quân đội chính phủ Syria tái kiểm soát thành phố Aleppo?
Vị Chủ tịch Lukyanov nhấn mạnh rằng, mặc dù thỏa thuận ngừng bắn sẽ sớm được thực hiện, nhưng hòa bình lâu dài được coi là không thực tế trong thời điểm này. Bởi vì nếu các cường quốc có thể hài hòa những điều kiện khác nhau để duy trì lệnh ngừng bắn, thì xung đột tại Bosnia, Ukraine trước đó đã được giải quyết triệt để và nhanh chóng.
Hơn nữa, ông Lukyanov cho rằng, sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria là điều "không thể tránh khỏi", điều này sẽ làm gia tăng bạo lực và những người tị nạn chạy trốn bạo lực tại Damacus. Đồng thời, việc tăng cường lực lượng quân đội chính phủ và người Kurd sẽ tước quyền kiểm soát biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ và tạo ra một "nhà nước người Kurd" trong khu vực.
Theo đó, bế tắc này sẽ ngày càng mở rộng, dẫn đến cuộc đối đầu trực tiếp giữa Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, một cuộc chiến không ai mong muốn.
Cuối cùng, nhà phân tích Champion kết luận, các cuộc không kích của Nga tại Syria hoàn toàn có ý nghĩa. Nhờ đó, Moscow đã thể hiện được vai trò và sức mạnh của mình không chỉ tại Damascus mà còn trong khu vực Trung Đông.
Theo_An ninh thủ đô
Tuần nóng các hoạt động chính trị, quân sự Bán đảo Triều Tiên tiếp tục thu hút sự quan tâm của công luận khi CHDCND Triều Tiên, ngày 13-2, bất ngờ cắt toàn bộ đường dây nóng liên lạc với Hàn Quốc, sau khi khu công nghiệp chung Kaesong ngừng hoạt động. Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, đây là hành động phản ứng lại việc Hàn Quốc ngừng cấp điện nước...