Trung Quốc phong tỏa thành phố giáp Nga
Trung Quốc phong tỏa thành phố Đông Ninh ở miền bắc đất nước, sát biên giới với Nga, sau khi phát hiện một nhân viên cảng dương tính với nCoV.
Nhân viên bảo trì 40 tuổi có kết quả dương tính hôm 10/12. Giới chức Đông Ninh ngày 12/12 thông báo họ sẽ chuyển sang “chế độ thời chiến” – đình chỉ dịch vụ xe buýt công cộng và vận tải đường bộ, đồng thời yêu cầu bất kỳ ai rời thành phố phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV trong 24 giờ trước đó.
Nhân viên y tế xét nghiệm người dân ở Thành Đô, Trung Quốc ngày 8/12. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Trường học sẽ đóng cửa và người dân bị cấm ăn uống tại nhà hàng. Ở các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, một thành viên của mỗi hộ gia đình chỉ được phép ra khỏi nhà hai ngày một lần để mua nhu yếu phẩm, mỗi lần được đi không quá hai giờ.
Tại thành phố Tuy Phân Hà lân cận, cũng nằm sát biên giới với Nga, một người đàn ông 39 tuổi làm công nhân bốc xếp tại một khu thương mại cũng dương tính với nCoV. Cả Đông Ninh và Tuy Phân Hà hôm 11/12 triển khai xét nghiệm toàn thành phố, dự kiến hoàn thành trong ba ngày.
Trung Quốc, nơi Covid-19 khởi phát vào cuối năm ngoái, đã gần như kiểm soát được dịch nhưng gần đây ghi nhận một số đợt bùng phát cục bộ ở một số thành phố. Truyền thông nhà nước đổ lỗi cho thực phẩm đông lạnh và các lô hàng khác gần đây. Tuy nhiên, WHO cho biết chưa có bằng chứng cho thấy con người có thể nhiễm nCoV từ thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm. Trung Quốc báo cáo gần 87.000 ca nhiễm, trong đó hơn 4.600 người chết.
Belarus: Tổng thống đề cập kịch bản "cách mạng màu" trong các cuộc biểu tình
Tổng thống Belarus cáo buộc các thế lực bên ngoài kích động biểu tình ở nước này. Ông nhấn mạnh đến kịch bản "cách mạng màu".
Hôm 23/8, các cuộc biểu tình tại Belarus với quy mô lớn tiếp diễn ngày thứ 13 liên tiếp. Trước tình hình này, Tổng thống Belarus đã cáo buộc các thế lực bên ngoài kích động biểu tình đồng thời tuyên bố sẽ thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Biểu tình ở Belarus. Ảnh: Time.
Phát biểu trong chuyến thị sát thao trường quân sự Grodno, Tổng thống Belarus Lukashenko nhấn mạnh, kịch bản "cách mạng màu" có sự can thiệp của yếu tố bên ngoài đang được sử dụng để chống lại đất nước Belarus, đồng thời cũng lên án việc phương Tây ủng hộ phe đối lập Belarus trên phương diện quân sự, với bằng chứng là việc điều động quân đội các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến biên giới Belarus. Tổng thống Lukashenko coi sự ủng hộ của các nước phương Tây đối với phe đối lập là sự can thiệp trực tiếp vào tình hình ở Belarus.
"Mỹ đang lên kế hoạch và chỉ đạo mọi thứ và một số nước châu Âu đang cố gắng theo đuổi điều đó. Một số nhà lãnh đạo phương Tây muốn hòa giải tình hình tại Belarus. Tôi biết điều đó, nhưng họ nên giải quyết công việc của nước mình trước"
Tổng thống Lukashenko cũng yêu cầu lãnh đạo Bộ Quốc phòng thực hiện mọi biện pháp để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, đặc biệt là phần biên giới phía Tây của nước này.
Trong khi đó, từ quốc gia láng giềng Litva, chính trị gia đối lập chính, bà Sviatlana Tsikhanouskaya cùng ngày cho rằng, người dân Belarus muốn một cuộc bầu cử mới được tổ chức tự do và công bằng.
"Bạo lực nên chấm dứt, các tù nhân chính trị nên được trả tự do và một cuộc bầu mới mới nên được tổ chức một cách tự do, trung thực và minh bạch. Đây là điều mà người dân Belarus yêu cầu. Tôi rất hy vọng và tôi tin rằng các nhà chức trách sẽ lắng nghe người dân "
Dự kiến vào ngày mai, chính trị gia đối lập Belarus này sẽ có cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun, người sẽ dừng chân tại Litva trên đường tới thăm Nga vào tuần tới. Chuyến thăm Nga lần này của Thứ trưởng ngoại giao Mỹ cũng sẽ tập trung vào tình hình căng thẳng hiện nay tại Belarus.
Bất ổn tại Belarus diễn ra từ sau cuộc bầu cử tổng thống. Theo kết quả chính thức do Ủy ban Bầu cử trung ương công bố, Tổng thống Lukashenko tái đắc cử với 80,1% số phiếu ủng hộ. Tiếp đến là bà Tsikhanouskaya nhận được 10,12% số phiếu. Bà Tsikhanouskaya tuyên bố không chấp nhận kết quả bầu cử. Ngay sau khi có kết quả kiểm phiếu sơ bộ, các cuộc biểu tình đông người đã diễn ra tại các thành phố và biến thành xô xát với cảnh sát. Hơn 6.700 người đã bị bắt giữ và hàng trăm người bị thương, trong đó có hơn 120 nhân viên thực thi pháp luật.
Nga: Mỹ không đủ quyền pháp lý để khôi phục các lệnh trừng phạt đối với Iran Nga khẳng định Mỹ không đủ quyền pháp lý để khôi phục các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iran do nước này đã đơn phương rút khỏi JCPOA. Bộ Ngoại giao Nga khẳng định Mỹ không có đủ quyền pháp lý để khôi phục các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iran do Chính quyền Mỹ...