Trung Quốc nói 90 nước xác nhận dự hội nghị Vành đai và Con đường
Trung Quốc thông tin về số nước sẽ dự hội nghị Vành đai và Con đường, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục phối hợp dù Ý cân nhắc rút khỏi thỏa thuận.
Đầu máy xe lửa thuộc một dự án đường sắt trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc được đưa đến cảng Tanjung Priok ở Indonesia. Ảnh REUTERS
Hãng Reuters ngày 7.9 đưa tin Trung Quốc cho hay 90 nước đã xác nhận sẽ tham dự hội nghị Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) sẽ diễn ra vào tháng 10.
Diễn đàn Vành đai và Con đường vì Hợp tác quốc tế (BRF) sẽ diễn ra tại Bắc Kinh, trong bối cảnh kỷ niệm 10 năm BRI. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin một số lãnh đạo nước ngoài dự kiến tham dự, trong đó có Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic và Tổng thống Argentina Alberto Fernandez.
Video đang HOT
Hãng TASS mới đây dẫn lời trợ lý Yuri Ushakov của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nhà lãnh đạo Nga dự định thăm Trung Quốc vào tháng 10 khi diễn ra sự kiện trên. “Chúng tôi đã nhận được lời mời và dự định đến Trung Quốc”, Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông Ushakov xác nhận.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này đã ký kết các văn kiện hợp tác trong khuôn khổ BRI với hơn 150 nước và 30 tổ chức quốc tế. Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân, BRI đã thiết lập hơn 3.000 dự án hợp tác và thu hút gần 1.000 tỉ USD đầu tư.
Trong diễn biến liên quan, một phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này sẵn sàng làm việc với Ý để cải thiện mối quan hệ thương mại và đầu tư, dù Ý cân nhắc rút khỏi BRI.
“Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Ý để tiếp tục làm sâu sắc hơn sự hợp tác hai bên cùng có lợi, khám phá các cơ hội thương mại và đầu tư tiềm năng… đồng thời thúc đẩy phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Ý”, theo phát ngôn viên trên.
Hôm 1.9, Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Ý Antonio Tajani nói rằng thương mại giữa nước này với Trung Quốc chưa tiến triển như mong muốn, kể từ khi Rome tham gia BRI cách đây 4 năm.
Ý được cho là không gia hạn khi thỏa thuận hết hạn vào tháng 3.2024. Nước này có thời hạn đến tháng 12 để quyết định chính thức rút lui. Theo Bộ Ngoại giao Ý, thâm hụt thương mại giữa nước này với Trung Quốc tăng thêm 22,3 tỉ euro từ năm 2019 đến năm 2022.
Trung Quốc bình luận về đề xuất liên quan Ukraine của cựu Ngoại trưởng Kissinger
Bắc Kinh cho rằng việc trao tư cách thành viên NATO cho Kiev không mang lại một "kiến trúc an ninh lâu bền".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân. Ảnh: AP
Trung Quốc đã kêu gọi Ukraine không gia nhập khối quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), với lập luận rằng điều đó sẽ không giúp cải thiện an ninh trong khu vực. Bình luận trên của Bắc Kinh được đưa ra sau khi nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ Henry Kissinger tuyên bố rằng việc trao tư cách thành viên NATO sẽ phục vụ các lợi ích của cả Kiev và Moskva.
Khi được hỏi về đề xuất của ông Kissinger tại cuộc họp báo hôm 18/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân lập luận rằng việc Ukraine gia nhập NATO sẽ tiếp tục thổi bùng căng thẳng ở châu Âu.
Ông nói Ukraine không nên trở thành bình phong trong một cuộc đối đầu giữa các cường quốc lớn, đồng thời cho biết thêm: "Việc củng cố hoặc thậm chí mở rộng các nhóm quân sự không phải là cách khả thi để đảm bảo an ninh của một khu vực. Không nên đạt được an ninh của một quốc gia bằng cái giá phải trả là an ninh của các quốc gia khác".
Trước đó, trong bài phỏng vấn với tờ Economist đăng ngày 17/5, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cho biết các cường quốc châu Âu đang theo đuổi một chiến lược "cực kỳ nguy hiểm" bằng cách giữ chân Kiev ở bên ngoài khối quân sự do Mỹ lãnh đạo. Ông nhấn mạnh rằng Ukraine không được trở thành "một quốc gia đơn độc chỉ lo cho bản thân" và khẳng định tư cách thành viên NATO không chỉ mang lại lợi ích cho Ukraine mà cả Nga.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đồng thời khẳng định một "kiến trúc an ninh châu Âu bền vững" chỉ có thể được tạo ra thông qua đối thoại. Trong chuyến thăm Ukraine tuần này, đặc phái viên Li Hui đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Ngoại trưởng Dmitry Kuleba cùng các quan chức cấp cao khác để trao đổi quan điểm của Bắc Kinh về giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột kéo dài hơn một năm qua ở Ukraine.
Hồi tháng 2, Bắc Kinh đã công bố lộ trình hòa bình gồm 12 điểm, qua đó thúc giục cả Moskva và Kiev nối lại đàm phán trực tiếp. Tổng thống Putin sau đó nhận xét kế hoạch của Trung Quốc phù hợp với lập trường của Nga và hy vọng đề xuất này có thể là cơ sở cho một giải pháp chính trị trong tương lai. Trong khi đó, các cường quốc phương Tây lại bác bỏ kế hoạch 12 điểm của Bắc Kinh.
Các cuộc đàm phán trực tiếp do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian giữa hai bên đã đổ vỡ vào mùa xuân năm 2022. Điện Kremlin muốn Kiev công nhận chủ quyền của Nga đối với bản đảo Crimea đã sáp nhập nước này vào năm 2014, đồng thời công nhận việc sáp nhập các tỉnh Donetsk, Kherson, Luhansk và Zaporizhzhia của Ukraine hồi tháng 9/2022.
Trong khi đó, Tổng thống Zelensky đã loại trừ bất kỳ cuộc đàm phán trực tiếp nào với Tổng thống Putin chừng nào Nga chưa rút quân khỏi Ukraine. Điện Kremlin cũng đã bác bỏ các điều khoản đàm phán do Kiev đưa ra và cho rằng Kiev không sẵn sàng giải quyết cuộc khủng hoảng thông qua đàm phán.
G7, EU gia tăng áp lực đối với Trung Quốc Reuters ngày 13.5 dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay lãnh đạo các nước G7 sẽ thảo luận về mối quan ngại đối với "sự cưỡng ép kinh tế" của Trung Quốc trong giao dịch với nước ngoài. Dự kiến vấn đề này sẽ nằm trong thông cáo chung đưa ra sau cuộc họp thượng đỉnh G7 từ ngày 19 - 21.5...