Trung Quốc đua với Mỹ, chế tạo tàu đổ bộ cơ động
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang phát triển một tàu đổ bộ nửa nổi nửa chìm, giống loại Mỹ bắt đầu đóng từ 5 năm trước.
Hình ảnh rò rỉ về tàu đổ bộ cơ động củaTrung Quốc. Ảnh: Sina
Theo Sputnik, hình ảnh bị rò rỉ trên Sina tuần trước cho thấy Trung Quốc đang tự đóng tàu Đổ bộ Cơ động ( MLP). Hải quân Mỹ năm 2010 bắt đầu đóng loại tàu này. Họ đã chạy thử nghiệm thành công nhưng vẫn chưa chính thức sử dụng.
MLP là tàu đổ bộ tấn công chìm một phần dưới nước. Về cơ bản, tàu trông giống như tàu vận tải bình thường với khoảng giữa trống. Khả năng chìm dưới nước khiến loại tàu này lý tưởng cho việc vận chuyển vũ khí hạng nặng. Khi không làm nhiệm vụ chiến đấu, MLP dự kiến làm trung gian giữa tàu quân sự lớn hơn và tàu đổ bộ nhỏ.
Theo các bức ảnh, tàu của Trung Quốc có chiều dài khoảng 180 m, rộng 33 m, nặng khoảng 5.000 tấn. Tàu này nhỏ hơn Montford Point của sở chỉ huy không vận Mỹ, dài 240 m và rộng 50 m. Tàu Trung Quốc đang được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Wenchong tại Quảng Châu.
Video đang HOT
Tàu đổ bộ cơ động Montford Point của Mỹ. Ảnh: US Navy
Mỹ và Trung Quốc đang căng thẳng vì tranh trấp Biển Đông. Trong sách trắng quốc phòng công bố tháng trước, Trung Quốc đã răn đe Mỹ, Nhật và đề cao tầm quân trọng của hải quân. Mỹ nhận định thực lực hải quân Trung Quốc đã cải thiện rõ rệt sau 15 năm không ngừng hiện đại hóa. Trong hai năm 2013 và 2014, số lượng tàu chiến Trung Quốc hạ thủy nhiều hơn bất kỳ nước nào và xu thế được dự đoán sẽ tiếp diễn trong những năm tiếp theo.
Phương Vũ
Theo VNE
Tàu chiến Ấn Độ đến Biển Đông tập trận cùng các nước ASEAN
Bốn tàu chiến của Hải quân Ấn Độ đã có mặt tại Biển Đông để tham gia tập trận cùng 5 nước ASEAN xung quanh khu vực tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, trong bối cảnh vùng biển này đang "dậy sóng" trước âm mưu quân sự hóa các đảo nhân tạo của Bắc Kinh.
Các tàu chiến của Hải quân Ấn Độ. (Ảnh: Defencewire)
Báo Decan Herald đưa tin trên và cho biết trong số 4 tàu trên, tàu tàng hình INS Satpura và tàu hộ tống chống ngầm INS Kamorta, đã tham gia tập trận Simbex-2015 với Singapore trước đó. Trong khi đó, hai chiếc tàu còn lại là tàu khu trục tên lửa dẫn đường INS Ranvir và tàu chở dầu INS Shakti vừa đến Jakarta (Indonesia) hôm qua.
Các tàu chiến của Ấn Độ sẽ tập trận cùng lực lượng Indonesia trong 4 ngày trước khi cập cảng Kuantan của Malaysia, Sattahip ở Thái Lan và Sihanoukville ở Campuchia. Sau khi diễn tập cùng các nước Đông Nam Á, các tàu chiến trên sẽ đến cảng Freemantle của Úc.
Kế hoạch triển khai các cuộc tập trận chung này được Ấn Độ giao cho Hạm đội phía đông tiến hành dưới sự chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Ajendra Bahadur Singh. Nhiệm vụ này dự kiến sẽ kéo dài 3 tháng.
Hoạt động triển khai tàu đến Biển Đông của Hải quân Ấn Độ diễn ra trong thời điểm vùng biển này đang "dậy sóng", nhiều nước trong khu vực tố cáo mưu đồ bồi đắp đảo và quân sự hóa các đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Tờ Deccan Herald dẫn lời các chỉ huy hải quân Ấn Độ khẳng định lực lượng này có thể coi Biển Đông như "khu vực có lợi ích" của New Delhi nếu các tài sản của Ấn Độ bị đe dọa.
"Ấn Độ tin tưởng vào tự do hàng hải. Các hoạt động thăm dò dầu của Ấn Độ tại Biển Đông phù hợp và tuân thủ luật pháp quốc tế. Các tuyên bố (của Trung Quốc) đe dọa sử dụng vũ lực là không thỏa đáng vì tất các nước đã cam kết sẽ giải quyết vấn đề", Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj ngày 31/5 tuyên bố bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore.
Ba năm trước, khi đang trên đường đến Việt Nam, tàu chiến INS Airavat của Ấn Độ cũng bị tàu quân sự Bắc Kinh phát cảnh báo, yêu cầu rời khỏi nơi mà họ gọi là "lãnh hải của Trung Quốc" dù đây là vùng biển quốc tế.
"Ngày 22/7/2012, khi đang trong hành trình đã định trước và chỉ còn cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý, tàu INS Airavat đã nhận được tín hiệu radio từ một người tự xưng thuộc Hải quân Trung Quốc. Người này tuyên bố chiếc tàu "đang đi vào vùng biển Trung Quốc". INS Airavat không nhìn thấy tàu hay máy bay nào và tiếp tục hành trình mà không có đụng độ gì", Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết.
Căng thẳng trên Biển Đông là vấn đề chính "đốt nóng" Đối thoại Shangri-La được tổ chức trong 3 ngày từ 29-31/5 tại Singapore với sự có mặt của 26 Bộ trưởng Quốc phòng.
Thoa Phạm
Theo Dantri/Deccan Herald
Trung Quốc ngang nhiên đưa vũ khí tới đảo nhân tạo: Không bất ngờ Một cựu tướng lĩnh quân đội Trung Quốc bình luận rằng không có gì bất ngờ khi Bắc Kinh triển khai pháo di động trên các địa điểm mà Bắc Kinh cải tạo ở Biển Đông. Các tàu thuyền của Trung Quốc tại một khu vực bồi đắp trái phép ở Biển Đông. (Ảnh: US Navy) Lầu Năm Góc mới đây xác nhận...