Trung Quốc đóng cửa một huyện gần Myanmar để xét nghiệm toàn diện
Toàn bộ người dân ở một huyện phía tây nam của Trung Quốc, giáp biên giới Myanmar, sẽ được xét nghiệm trong bối cảnh số ca Covid-19 tại đây tăng đột biến.
Một nhân viên y tế thu thập mẫu đi xét nghiệm ở tỉnh Nam Kinh, Trung Quốc, trong bối cảnh khu vực này bùng phát số ca nhiễm mới (Ảnh: AFP).
Trong thông báo đưa ra ngày 24/7, các doanh nghiệp, trường học và khu chợ ở huyện Jiangcheng, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sẽ đóng cửa vào ngày 26 và 27/7 để tổ chức xét nghiệm quy mô toàn diện. Mọi hoạt động ra vào huyện này đều sẽ bị cấm.
Tỉnh Vân Nam những ngày qua ghi nhận số ca nhiễm tăng đột biến, bắt nguồn từ Myanmar, quốc gia đang phải vật lộn để ngăn làn sóng đại dịch bùng phát đáng lo ngại. Chính phủ Trung Quốc cũng đã ra lệnh thắt chặt kiểm soát biên giới.
Ngày 24/7, Cơ quan y tế tỉnh Vân Nam đã báo cáo 5 ca nhiễm mới, tất cả đều là những công dân từng sinh sống ở Myanmar trở về. Cho đến nay, số ca bệnh ghi nhận tại tỉnh Vân Nam tăng lên 297 người, trong đó có 218 người được cho là nhiễm ở nước ngoài.
Video đang HOT
Giới chức y tế Trung Quốc cũng liên tục ghi nhận các ca nhiễm ở những người đã được tiêm vắc xin đầy đủ tại tỉnh Quảng Đông và thành phố Nam Kinh ở tỉnh Giang Tô.
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) hôm 23/7 dẫn nguồn tin Cơ quan y tế Nam Kinh cho biết, tính đến ngày 22/7, có 16 ca nhiễm mới được xác nhận và 12 người khác có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng không có triệu chứng. Hầu hết họ là nhân viên dọn dẹp tại Sân bay quốc tế Lộc Khẩu ở Nam Kinh.
Bác sĩ Yang Yi từ Đại học Đông Nam ở Nam Kinh và là phó trưởng ban điều trị bệnh nhân Covid-19 của tỉnh Giang Tô, cho biết tất cả các ca nhiễm trên đều được tiêm vắc xin, ngoại trừ một người dưới 18 tuổi. Nhưng ông nhấn mạnh rằng vắc xin vẫn hiệu quả.
“Đây đều là các ca bệnh nhẹ. Mặc dù họ nhiễm bệnh chưa lâu, nhưng theo những gì chúng tôi quan sát ở Quảng Đông và Thụy Lệ của tỉnh Vân Nam, một người đã tiêm vắc xin vẫn có thể bị nhiễm bệnh. Dù vậy, khả năng nhiễm nặng sẽ thấp hơn và diễn biến bệnh cũng ngắn hơn”, bác sĩ Yang nói.
Và vì vậy, theo ông, “điều này cho thấy vắc xin vẫn đang bảo vệ con người và chúng tôi khuyến khích mọi người thực hiện các biện pháp phòng ngừa và tiếp tục đeo khẩu trang ngay cả sau khi tiêm vắc xin”.
Ông Ma Wenjun từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Quảng Đông cũng cho rằng, người dân nên tiếp tục tiêm vắc xin vì chúng giúp ngăn chặn bệnh diễn biến nặng, thậm chí tử vong.
Theo nhà virus học Jin Dong-yan tại Đại học Hong Kong, các ca nhiễm ở người tiêm vắc xin cho thấy sự cần thiết cần duy trì các biện pháp bảo vệ và thúc đẩy “tiêm nhắc lại càng sớm càng tốt”.
Tại thành phố Nam Kinh với 9 triệu dân, giới chức chính quyền đã mở chiến dịch xét nghiệm sàng lọc hàng loạt. Cho đến nay, hơn 5 triệu dân đã được xét nghiệm. Giới chức Sân bay quốc tế Nam Kinh cũng cho biết bắt đầu xét nghiệm cho tất cả nhân viên ở “các vị trí chủ chốt” 3 ngày/lần thay vì hàng tuần như ban đầu. Việc xét nghiệm cũng diễn ra thường xuyên hơn tại Sân bay quốc tế của Thâm Quyến cho các nhân viên tuyến đầu.
Nhóm vũ trang thiểu số Myanmar được Trung Quốc cấp vắc xin Covid-19?
Tổ chức vũ trang thiểu số ở Myanmar Quân đội độc lập Kachin (KIA) tuyên bố đã được Trung Quốc hỗ trợ hơn 10.000 liều vắc xin Covid-19.
Người phát ngôn của tổ chức vũ trang thiểu số Quân đội độc lập Kachin nói nhóm này nhận được hơn 10.000 liều vắc xin Covid-19 từ Trung Quốc. Ảnh AFP
Người phát ngôn của tổ chức vũ trang thiểu số Quân đội độc lập Kachin (KIA) Col Naw Bu ngày 24.7 nói với AFP rằng Trung Quốc đã cung cấp hơn 10.000 liều vắc xin Covid-19 cho nhóm này.
Theo ông Col Naw Bu, KIA đã nhận được vắc xin từ chính quyền tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. "KIA đã nhờ Trung Quốc giúp đỡ và Trung Quốc đã hỗ trợ vắc xin cho chúng tôi", ông Col Naw Bu cho biết. Tuy nhiên, người phát ngôn này không nói rõ KIA đã nhận được loại vắc xin nào và thời điểm lô vắc xin đầu tiên được gửi đến.
Ông Col Naw Bu cũng nói thêm rằng nhóm này mua một số liều vắc xin và số còn lại được Trung Quốc tặng. Song, người phát ngôn KIA không cho biết số lượng cụ thể.
Ngày 22.7, một lô vắc xin Sinopharm gồm 738.000 liều của Trung Quốc tặng Myanmar cũng được đưa đến Yangon. Các quan chức Myanmar cho biết cư dân dọc biên giới với Trung Quốc sẽ được ưu tiên tiêm số vắc xin này.
Dịch Covid-19 bùng phát ở Myanmar đã khiến các nhà chức trách Trung Quốc dọc biên giới hai nước lo lắng. Đầu tháng này, Trung Quốc ghi nhận 57 ca bệnh Covid-19 mới trên toàn quốc trong một ngày.
Đây là số ca nhiễm mới hàng ngày cao nhất kể từ cuối tháng 1. Trong 57 ca bệnh, 15 trường hợp được ghi nhận ở thành phố Thụy Lệ, tỉnh Vân Nam giáp với Myanmar. Theo cơ quan y tế Vân Nam, 12 người trong số này là công dân Myanmar.
Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ sau cuộc chính biến ngày 1.2. Làn sóng lây nhiễm Covid-19 tại nước này cũng đang gây áp lực cho hệ thống y tế đang thiếu nhân viên vì các bác sĩ đình công.
Từ sau cuộc chính biến, xung đột giữa các nhóm vũ trang thiểu số và quân đội Myanmar cũng bùng phát trở lại. Vào tháng 5, quân đội đã tiến hành các cuộc không kích vào KIA, nhóm đã tiến hành cuộc nổi dậy kéo dài nhiều thập niên ở miền bắc Myanmar. KIA nói với AFP rằng nhóm này đã bắn rơi một trực thăng có vũ trang trong các cuộc đụng độ ác liệt ở vùng cực bắc Myanmar.
Nước nhỏ hưởng lợi vắc xin Covid-19 nhờ Trung Quốc - Úc cạnh tranh Cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 tại Papua New Guinea (PNG) đang trở thành cuộc chơi quyền lực chính trị giữa Trung Quốc và Úc. Vắc xin theo chương trình COVAX đến PNG tháng 4. Ảnh GAVI Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Úc tìm cách tranh giành ảnh hưởng tại nhóm đảo Thái Bình Dương, gồm 14 đảo quốc và vùng...