Trung Quốc đối mặt ‘cơn khát’ sữa trước thách thức không có đủ bò

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc đang đối mặt với “cơn khát” sữa bò khi nhu cầu tiêu thụ sữa vốn tăng đều đã tăng mạnh hơn nữa, sau khi các bác sĩ quảng bá về những lợi ích sức khoẻ nhờ uống sữa trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Trung Quốc đối mặt cơn khát sữa trước thách thức không có đủ bò - Hình 1
Một nhân viên đặt các hộp sữa lên kệ tủ lạnh tại một siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 21/5/2021. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters (Anh), trong khi các công ty sữa trên khắp đất nước đang gấp rút xây dựng các trang trại mới, làm thế nào giải quyết “cơn khát” sữa ở Trung Quốc vẫn được coi là một vấn đề nan giải. Việc bổ sung thêm hàng triệu con bò sữa cần thiết cho các trang trại được xây mới và mở rộng theo kế hoạch sẽ là thách thức lớn.

Trung Quốc là nhà sản xuất sữa lớn thứ 3 thế giới, nhưng sản lượng 34 triệu tấn của năm ngoái chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trong nước. Vấn đề phức tạp là chi phí thức chăn nuôi bò luôn ở mức cao trong nhiều năm, trong khi nguồn cung đất và nước cũng thiếu hụt trầm trọng. Tất cả những yếu tố này đang khiến Trung Quốc trở thành một địa điểm sản xuất sữa vô cùng đắt đỏ.

Được thúc đẩy bởi giá sữa tươi và trợ cấp của chính phủ, hơn 200 dự án trang trại bò sữa mới của Trung Quốc đã được công bố vào năm ngoái, theo công ty tư vấn Beijing Orient Dairy.

Phân tích của công ty cho thấy 60% các dự án mới đặt mục tiêu vào hơn 10.000 con bò. Tổng dự án kêu gọi bổ sung khoảng 2,5 triệu con bò trong những năm tới, bằng một nửa lượng bò sữa hiện tại của Trung Quốc.

Trung Quốc đối mặt cơn khát sữa trước thách thức không có đủ bò - Hình 2
Một khách hàng chọn sữa tại một siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Các chuyên gia nhận định thị trường sữa của Trung Quốc, trị giá khoảng 62 tỉ USD doanh thu hàng năm, đang trong giai đoạn chín muồi để phát triển. Chính phủ đã quảng bá mạnh mẽ các lợi ích của sữa để thúc đẩy tiêu thụ, hỗ trợ ngành công nghiệp sữa nông thôn. Mặc dù vậy, lượng tiêu thụ bình quân đầu người hàng năm tại nước này vẫn chỉ ở mức 6,8 lít, trong khi ở Mỹ là 50 lít, theo Euromonitor International.

“Mức tiêu thụ bình quân trên đầu người vẫn còn rất thấp. Song, tiềm năng là rất lớn” bà Gao Lina, Giám đốc điều hành của China Modern Dairy, nói.

Bà cho biết người Trung Quốc, đặc biệt là trẻ em, đã bắt đầu ăn nhiều pho mát hơn, điều này sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ sữa hơn nữa. Một kg pho mát thường cần 10 kg sữa để chế biến.

Trung Quốc đối mặt cơn khát sữa trước thách thức không có đủ bò - Hình 3
Các loại sữa được bày trên kệ tại một siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Tại Trung Quốc, sữa cũng được coi là đủ đặc biệt để trở thành một món quà phổ biến. Sữa tươi ở nước này có giá khoảng 2 USD/lít, gần gấp đôi giá ở Anh và Mỹ. Trong khi đó, các hộp sữa tiệt trùng 240 ml phổ biến hơn có giá khoảng 40 xu.

Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, nhu cầu sữa tươi ướp lạnh, chỉ chiếm 1/5 doanh số bán sữa ở Trung Quốc, đang chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng, tăng 21% trong 11 tháng đầu năm 2020. Trong khi đó, sữa ở nhiệt độ phòng chỉ tăng 10,9%.

Các nhà phân tích cho rằng để đáp ứng nhu cầu này, các công ty lớn cần phát triển nhiều nguồn sữa tươi hơn ở gần các khu vực dân cư giàu có hơn.

Nhiều công ty đã vạch ra kế hoạch lớn, bao gồm Modern Dairy, muốn tăng gấp đôi số lượng bò trong vòng 5 năm tới lên 500.000 con. Họ dự định sẽ mua lại các công ty nông nghiệp nhỏ hơn và xây dựng thêm các trang trại mới.

Công ty chế biến Bright Dairy and Food có trụ sở tại Thượng Hải đặt mục tiêu xây dựng thêm 4 trang trại để bổ sung thêm 31.000 con bò vào đàn bò 66.000 con của mình. Hãng sữa Youran của Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch huy động vốn lên tới 800 triệu USD để tăng số lượng bò giống nhằm tăng sản lượng sữa.

Trung Quốc đối mặt cơn khát sữa trước thách thức không có đủ bò - Hình 4
Một siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc bày bán đa dạng các sản phẩm sữa bò. Ảnh: Reuters

Theo Beijing Orient Dairy, các trang trại đang được xây dựng của Trung Quốc cần tổng cộng 1,35 triệu con bò, nhưng một số trong số đó sẽ phải bỏ trống.

Các chuyên gia ước tính rằng trong 2 năm tới, bò nội địa của Trung Quốc sẽ sinh sản ra khoảng 500.000 con bê, trong khi nhập khẩu có thể đạt khoảng 400.000 con, nếu tốc độ nhập khẩu vẫn tương tự năm ngoái. Năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 200.000 con, chủ yếu từ Australia và New Zealand.

Video đang HOT

Nhập khẩu là cách nhanh nhất để phát triển một trang trại mới, rút ngắn khoảng một năm so với thời gian bò sinh sản trong nước. Nhập khẩu cũng được ưu tiên hơn vì gia súc nhập khẩu không có nhiều bệnh lưu hành.

Tuy nhiên, triển vọng nhập khẩu đã dập tắt khi tháng 4 vừa qua, New Zealand quyết định tạm dừng xuất khẩu gia súc sống trong vòng 2 năm, do lo ngại về phúc lợi của vật nuôi trên tàu trong thời gian dài.

Chile và Uruguay cũng xuất khẩu với khối lượng nhỏ. Đồng thời, thời gian vận chuyển dài gấp đôi và các giống bò này cũng tạo ra ít sữa hơn, khiến chúng trở thành lựa chọn kém hấp dẫn hơn.

Ông Dou Ming, nhà kinh tế trưởng của Beijing Orient Dairy, cho biết Brazil, Mỹ và các nước châu Âu có thể trở thành nguồn cung gia súc tốt cho người chăn nuôi.

“Nếu chúng tôi chỉ thêm 2 quốc gia nhập khẩu nữa, chúng tôi sẽ có đủ bò để sản xuất sữa”, ông nói.

Trung Quốc và Mỹ đã cam kết đàm phán về nhập khẩu gia súc giống trong vòng một tháng kể từ khi thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký kết hồi tháng 1/2020. Nhưng vẫn chưa rõ các cuộc đàm phán đã bắt đầu hay chưa.

Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận về thông tin trên.

Trung Quốc đối mặt cơn khát sữa trước thách thức không có đủ bò - Hình 5
Một nhân viên xếp các hộp sữa trên kệ tủ lạnh tại một siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, các nhà phân tích và các nguồn tin trong ngành cho biết chi phí thức ăn nuôi bò giống cũng là một trở ngại. Những con bê nhập khẩu phải mất nhiều thời gian trước khi chúng trở thành những con bò cái có thể lấy sữa.

Grant Beadles, Quản lý thị trường Trung Quốc tại Land O Lakes, công ty cung cấp thức ăn gia súc, cho biết giá ngô đang ở mức kỷ lục, trong khi cỏ khô, cỏ tươi cũng trở nên đắt đỏ hơn do cạnh tranh với diện tích đất trồng ngô.

Cộng đồng các mẹ bỉm sữa hoang mang trước khuyến cáo của "chuyên gia dinh dưỡng": Người Việt KHÔNG NÊN uống sữa bò!

Ngày nay, sữa gần như là thức uống hằng ngày với mỗi đứa trẻ. Trong đời sống, sữa phổ biến như cơm hay nước lọc... Ấy thế nhưng gần đây, một "chuyên gia dinh dưỡng" đã đưa ra lời khuyên người Việt không nên uống sữa bò.

Cộng đồng các mẹ bỉm sữa hoang mang trước khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng: Người Việt KHÔNG NÊN uống sữa bò! - Hình 1

Gần đây trên mạng xã hội lan truyền rộng rãi bài viết của một người dùng mạng xã hội tự xưng là health coach (chuyên gia dinh dưỡng) với tựa: "Vì sao người Việt không nên uống sữa bò?". Bài viết ngay lập tức nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dùng mạng xã hội. Song cũng đã có không ít những tranh cãi được đặt ra.

Cộng đồng các mẹ bỉm sữa hoang mang trước khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng: Người Việt KHÔNG NÊN uống sữa bò! - Hình 2

Nội dung của bài viết như sau: "VÌ SAO NGƯỜI VIỆT KHÔNG NÊN UỐNG SỮA BÒ?

Vì kiểu GIEN của người Việt khiến chúng ta không hấp thụ được sữa bò!

Coach đã viết rất nhiều về đề tài này trong 7 năm qua, hôm nay Coach xin trích 1 báo cáo khoa học đăng trên tạp chí khoa học uy tín The Lancet, review 450 công trình nghiên cứu, cho thấy tỉ lệ người Việt hấp thụ kém đường lactose trong sữa bò cao tới 98% (so với 73% người Nhật, 36% người Mỹ, 16% người Đức, 12% người Hà Lan và chỉ có 4% người Đan Mạch).

Cũng dễ hiểu, tổ tiên chủng tộc chúng ta không nuôi bò sữa và uống sữa bò nên không có gien đột biến qua hàng nghìn năm để tiêu hóa loại thực phẩm này.

Do hấp thụ kém nên các chất không tiêu hóa được gây VIÊM ở nhiều cấp độ khác nhau trong ruột và các hệ thống trong cơ thể, dẫn đến nhiều loại bệnh mãn tính và lão hóa sớm tế bào.

Cùng với đó, tác giả đính kèm dẫn chứng được trích từ bài nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Y học The Lancet vào tháng 7 năm 2017.

Trong đó, có một chi tiết đáng chú ý: " Tỉ lệ người Việt hấp thụ kém đường lactose trong sữa bò cao tới 98% (so với 73% người Nhật, 36% người Mỹ, 16% người Đức, 12% người Hà Lan và chỉ có 4% người Đan Mạch).

Cũng dễ hiểu, tổ tiên chủng tộc chúng ta không nuôi bò sữa và uống sữa bò nên không có gien đột biến qua hàng nghìn năm để tiêu hóa loại thực phẩm này". Từ đó tác giả bài viết khẳng định người Việt không nên uống sữa bò, điều này khiến các mẹ đang nuôi con nhỏ vô cùng hoang mang bởi lẽ hầu hết trẻ lớn nhỏ hiện nay đều đang sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa bò.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, TS.DS. Phạm Đức Hùng (từng thực tập ở Đại học Harvard, Mỹ; tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ; hiện đang làm việc tại Bệnh viện Nhi Cincinnati, Ohio, Mỹ) và TS. Nguyễn Thị Thanh Vân (chuyên gia công nghệ sinh học, ĐH Uppsala, Thuỵ Điển) đã có lời giải đáp.

Theo đó, hai Tiến sĩ khẳng định tác giả của bài viết đăng tải trên mạng xã hội kể trên chưa thực sự hiểu ý nghĩa của bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancent và những suy luận được đưa ra là không thích hợp, không thể tuyên bố hay áp dụng trên diện rộng.

Cộng đồng các mẹ bỉm sữa hoang mang trước khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng: Người Việt KHÔNG NÊN uống sữa bò! - Hình 3

Thưa Tiến sĩ Phạm Đức Hùng, có đúng là đến 98% người Việt hấp thụ kém đường lactose trong sữa bò, anh nhận định sao về vấn đề này?

Không dung nạp lactose thường xảy ra ở người lớn, đặc biệt là người Châu Á, Phi và gốc Tây Ban Nha. Theo nghiên cứu từ Tạp chí The Lancet trên, 98% người Việt không dung nạp lactose theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Ngoài ra nghiên cứu trên loại trừ nhóm trẻ em dưới 10 tuổi trong nghiên cứu của họ, nên không thể dùng kết quả nghiên cứu đó áp dụng cho nhóm trẻ em được.

Anh có thể giải thích rõ hơn về tình trạng k hông dung nạp lactose?

Không dung nạp lactose là tình trạng một người không có đủ enzyme tự nhiên (lactase) để phân huỷ đường lactose. Đường này hiện diện nhiều trong các loại sữa và thực phẩm làm từ sữa. Khi đó sữa lactose sẽ trôi xuống ruột, tương tác với hệ vi khuẩn đường ruột, và tạo nên một số triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy.

Nếu đến 98% người Việt kém dung nạp lactose thì có phải tất cả người Việt đều không nên uống sữa bò, thưa anh?

Câu trả lời là không.

Đầu tiên, sữa cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng, tác dụng tốt mà sữa đem lại nhiều hơn nhiều so với tác dụng phụ (với người không dung nạp). Nếu người Việt không uống sữa hay sản phẩm từ sữa thì chúng ta sẽ dễ bị thiếu hụt nhiều thành phần quan trọng cho sự phát triển như: canxi, Vitamin D, riboflavin và đạm.

Có nhiều nghiên cứu cho thấy, người không dung nạp lactose vẫn có thể uống 1 đến 2 ly sữa hằng ngày và không có triệu chứng có hại nào. Một lượng lớn người uống sữa bị rối loạn tiêu hoá là do hiệu ứng nocebo (nghĩ rằng mình sẽ bị đau bụng nên bị đau bụng).

Cộng đồng các mẹ bỉm sữa hoang mang trước khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng: Người Việt KHÔNG NÊN uống sữa bò! - Hình 4

Sữa ít béo hoặc không béo gây triệu chứng ít hơn. Hoặc cũng có thể sử dụng các loại nước uống thay thế cho sữa bò như: hạnh nhân, sữa hạt flax, sữa đậu nành, sữa gạo.

Người bị không dung nạp nghiêm trọng có thể dùng sữa không có lactose. Loại sữa này được xem là có thành phần dinh dưỡng tương đương sữa bình thường, dễ tiêu hoá và ngọt hơn.

Thưa Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Vân, chị có thể cho biết tại sao trẻ em lại nên uống sữa?

Không uống sữa thì làm sao có dinh dưỡng cần thiết?!

Cộng đồng các mẹ bỉm sữa hoang mang trước khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng: Người Việt KHÔNG NÊN uống sữa bò! - Hình 5

Hầu hết trẻ em sinh ra đều có đủ men lactase để phân huỷ lactose, lượng enzyme này sẽ giảm dần sau khi chúng ta dứt sữa, trong vòng 10 năm đầu đời. Điều này là khoa học và cũng được biện dẫn chính trong nghiên cứu của The Lancet.

Sữa mẹ đương nhiên là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng chính trong sữa mẹ cũng chứa đường lactose (6.9%-7.2%), ngoài ra còn có các thành phần khác như 3%-5% chất béo, 0.8%-0.9% đạm, kháng thể, khoáng và nước...

Khuyến cáo của chị dành cho các mẹ nuôi con nhỏ nhưng thiếu sữa mẹ là gì?

Có 2 cách như sau:

1. Dùng sữa công thức

Sữa công thức là từ sữa bột. Có nhiều thành phần và vitamin quan trọng cho em bé. Một số ích lợi của sữa công thức là:

- Bé không cần thêm vitamin bên ngoài (dù là dùng sữa mẹ, các bé vẫn cần thêm vitamin D).

- Dễ pha, và đưa cho bé uống.

- Bất kể ai cũng có thể cho bé uống và tạo được tình cảm với bé tốt hơn.

- Sữa công thức phổ biến, dễ mua.

2. Mua hoặc xin sữa mẹ

Giải pháp này ở Mỹ rất phổ biến, có nhiều ngân hàng sữa để trữ sữa mẹ từ những người có nhiều sữa cho tặng. Ngân hàng sữa cần sàng lọc và tiệt trùng sữa và trữ trong điều kiện thích hợp.

Vậy, những trẻ nào không nên dùng sữa bò hoặc hạn chế?

Trẻ em dưới 12 tháng không thể tiêu hóa sữa bò một cách dễ dàng và đầy đủ như sữa công thức. Chưa kể, sữa bò với hàm lượng protein và muối khoáng cao có thể ảnh hưởng tới thận chưa trưởng thành ở trẻ nhỏ. Sữa bò cũng không chứa các loại chất béo có lợi nhất cho sự phát triển của trẻ.

Cùng với đó, hàm lượng vitamin C, sắt và một số chất dinh dưỡng khác có trong sữa bò cũng không đáp ứng đủ cho nhu cầu của bé. Sữa bò có thể gây thiếu máu thiếu sắt ở một số trẻ vì protein của nó có thể kích thích lớp niêm mạc dạ dày và ruột, làm mất một lượng máu nhỏ vào phân. Ngoài ra sữa bò có nhiều chất khoáng không thích hợp cho đường tiêu hoá của trẻ. Vì vậy không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng sữa bò đều đặn như đồ ăn chính.

Trẻ hơn 1 tuổi có thể dùng sữa giảm béo (

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạtTrùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạt
20:38:22 19/01/2025
Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?
17:26:38 20/01/2025
Ông Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chứcÔng Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chức
22:00:06 19/01/2025
Tài sản của các tỷ phú trên thế giới tăng nhanh gấp 3 lầnTài sản của các tỷ phú trên thế giới tăng nhanh gấp 3 lần
17:41:44 20/01/2025
Ông Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lạiÔng Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lại
21:57:33 19/01/2025
'Quê nhà và Chân trời' trong tâm tưởng sinh viên Việt Nam ở Oxford'Quê nhà và Chân trời' trong tâm tưởng sinh viên Việt Nam ở Oxford
15:35:51 20/01/2025
Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu ÁDự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu Á
06:01:30 20/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ cam kết thay đổi lớn ngay ngày đầu nhậm chứcTổng thống đắc cử Mỹ cam kết thay đổi lớn ngay ngày đầu nhậm chức
15:54:20 20/01/2025

Tin đang nóng

Ảnh chụp màn hình tin nhắn của Hằng Du Mục với bố chồng bị lộ, Tôn Bằng vội làm ngay 1 việcẢnh chụp màn hình tin nhắn của Hằng Du Mục với bố chồng bị lộ, Tôn Bằng vội làm ngay 1 việc
21:59:45 20/01/2025
Tờ báo lớn nhất Dubai: "Bầu không khí đám hỏi của con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng như lễ hội"Tờ báo lớn nhất Dubai: "Bầu không khí đám hỏi của con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng như lễ hội"
20:36:58 20/01/2025
Em gái cố NSƯT Vũ Linh nộp đơn kháng cáo vụ tranh chấp tài sảnEm gái cố NSƯT Vũ Linh nộp đơn kháng cáo vụ tranh chấp tài sản
22:23:39 20/01/2025
Mỹ nhân phim Việt giờ vàng diễn dở đến mức bị yêu cầu giải nghệ, tiếc cho nhan sắc ngày càng thăng hạng lên hàng cực phẩmMỹ nhân phim Việt giờ vàng diễn dở đến mức bị yêu cầu giải nghệ, tiếc cho nhan sắc ngày càng thăng hạng lên hàng cực phẩm
23:08:19 20/01/2025
Jack: "Tôi muốn thực hiện trách nhiệm làm cha trong khả năng của mình đến khi con trưởng thành"Jack: "Tôi muốn thực hiện trách nhiệm làm cha trong khả năng của mình đến khi con trưởng thành"
20:56:18 20/01/2025
SOOBIN và Thanh Thuỷ tự tung hint tình cảm nhưng fan hưởng ứng thì lại gay gắt?SOOBIN và Thanh Thuỷ tự tung hint tình cảm nhưng fan hưởng ứng thì lại gay gắt?
21:04:53 20/01/2025
Hyun Bin hớt hải tới tiệc của Son Ye Jin, nhưng tương tác với tình cũ Song Hye Kyo mới khiến MXH bùng nổHyun Bin hớt hải tới tiệc của Son Ye Jin, nhưng tương tác với tình cũ Song Hye Kyo mới khiến MXH bùng nổ
20:33:36 20/01/2025
Tặng mẹ chồng chiếc khăn gần chục triệu, tôi nhói lòng khi phát hiện chị dâu lấy trộm dùng vào một việc không ngờTặng mẹ chồng chiếc khăn gần chục triệu, tôi nhói lòng khi phát hiện chị dâu lấy trộm dùng vào một việc không ngờ
20:38:16 20/01/2025

Tin mới nhất

Kỳ vọng của Nga và Ukraine trong lời chúc mừng tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

Kỳ vọng của Nga và Ukraine trong lời chúc mừng tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

06:14:35 21/01/2025
Lễ nhậm chức diễn ra hơn 2 tháng sau khi ông Trump giành chiến thắng áp đảo trước ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris với 312 phiếu, hơn đối thủ tới 86 phiếu.
Tổng thống Nga chúc mừng ông Trump trước lễ nhậm chức

Tổng thống Nga chúc mừng ông Trump trước lễ nhậm chức

06:01:20 21/01/2025
Đây sẽ là lần thứ 2 lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ được tổ chức trong nhà, sau sự kiện đầu tiên diễn ra vào tháng 1/1985 trong lễ nhậm chức lần hai của Tổng thống Ronald Reagan.
Mỹ thắt chặt an ninh trước lễ nhậm chức Tổng thống

Mỹ thắt chặt an ninh trước lễ nhậm chức Tổng thống

05:51:25 21/01/2025
Thị trưởng thành phố Washington DC Muriel Bowser bày tỏ tin tưởng vào lực lượng thực thi pháp luật và kêu gọi người dân địa phương chuẩn bị cho việc chặn các tuyến đường.
Vua Charles III và chiến lược ngoại giao với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Vua Charles III và chiến lược ngoại giao với Tổng thống đắc cử Donald Trump

18:04:26 20/01/2025
Việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng đang đặt ra nhiều thách thức mới cho mối quan hệ đặc biệt giữa Anh và Mỹ.
Khả năng Hàn Quốc theo đuổi vũ khí hạt nhân trong nhiệm kỳ hai của ông Trump

Khả năng Hàn Quốc theo đuổi vũ khí hạt nhân trong nhiệm kỳ hai của ông Trump

17:57:08 20/01/2025
Trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, việc Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể làm gia tăng nghi ngờ của Hàn Quốc về khả năng bảo vệ từ phía Mỹ, khiến nước này cân nhắc xây dựng năng lực răn đe độc lập.
Phó Chủ tịch Hàn Chính: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ

Phó Chủ tịch Hàn Chính: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ

17:33:48 20/01/2025
Trong thông báo, nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết ông Hàn Chính và ông Vance đã thảo luận nhiều chủ đề bao gồm thuốc giảm đau fentanyl, cân bằng thương mại và ổn định khu vực.
Washington DC bùng nổ 'bất động sản vàng' khi quyền lực chính trị và tài chính giao thoa

Washington DC bùng nổ 'bất động sản vàng' khi quyền lực chính trị và tài chính giao thoa

17:30:23 20/01/2025
Cùng với việc ông Trump tái đắc cử, một trong những tác động tức thời nhất ở Washington là sự bùng nổ của thị trường bất động sản hạng sang.
Thủ tướng O.Scholz khẳng định nước Đức không bao giờ quên ký ức về thảm họa diệt chủng Do Thái

Thủ tướng O.Scholz khẳng định nước Đức không bao giờ quên ký ức về thảm họa diệt chủng Do Thái

17:23:59 20/01/2025
Phát biểu trước cộng đồng Do Thái ở Frankfurt trong lễ kỷ niệm 80 năm ngày giải phóng trại tập trung Auschwitz - lớn nhất của Đức Quốc xã, Thủ tướng Scholz khẳng định không thể lãng quên quá khứ.
Các gia đình Palestine ăn mừng khi tù nhân được thả theo thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

Các gia đình Palestine ăn mừng khi tù nhân được thả theo thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza

16:09:44 20/01/2025
Tại Ramallah, hàng ngàn người đã tập trung để chào đón những người được thả. Cờ Palestine và biểu tượng của Hamas xuất hiện khắp nơi, trong khi đám đông hô vang khẩu hiệu thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho lực lượng Hamas.
Bà Stacy Dixon sẽ đảm nhiệm quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ

Bà Stacy Dixon sẽ đảm nhiệm quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ

16:08:59 20/01/2025
Bà Dixon, người đã đảm nhận vai trò Phó Giám đốc Tình báo Quốc gia từ tháng 8/2021, sẽ tạm thời lãnh đạo cơ quan này trong thời gian chờ Thượng viện xác nhận ứng cử viên chính thức cho vị trí này.
Điểm danh những sắc lệnh hành pháp 'sẵn sàng' ngay khi ông Trump nhậm chức

Điểm danh những sắc lệnh hành pháp 'sẵn sàng' ngay khi ông Trump nhậm chức

16:08:03 20/01/2025
Sẽ có hơn 100 hành động hành pháp lệnh cho các bộ máy hành chính thay đổi cách làm việc của họ , Stephen Miller, Phó chánh văn phòng phụ trách chính sách sắp tới của ông Trump, nói với Fox News vào tuần trước.
Nguy cơ cháy rừng ở bang California tiếp tục lan rộng do gió mạnh

Nguy cơ cháy rừng ở bang California tiếp tục lan rộng do gió mạnh

15:51:49 20/01/2025
Lực lượng chức năng cho biết đã khống chế được hơn 50% diện tích 2 đám cháy lớn nhất, đã thiêu hủy gần 16.187 ha đất, san phẳng toàn bộ các khu phố của thành phố lớn thứ hai của Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Hồng Diễm gây thương nhớ với bộ ảnh áo dài đỏ xuống phố

Hồng Diễm gây thương nhớ với bộ ảnh áo dài đỏ xuống phố

Phong cách sao

06:11:55 21/01/2025
Ở tuổi 41, cô khiến nhiều người xuýt xoa khi sở hữu nhan sắc trẻ trung cùng vóc dáng thon gọn. Cô duy trì vóc dáng nhờ tập gym mỗi ngày.
Người hại Lee Min Ho ê chề?

Người hại Lee Min Ho ê chề?

Phim châu á

06:04:53 21/01/2025
Những ngày qua, thất bại thảm hại của When the stars gossip trên mặt trận rating đã khiến Lee Min Ho rơi vào cảnh ê chề.
Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!

Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!

Hậu trường phim

06:03:52 21/01/2025
Nhắc đến phim điện ảnh Việt Nam, một trong số những cái tên xếp vào hàng hiếm ai có thể thay thể chính là nam diễn viên Thái Hòa.
Con trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễn

Con trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễn

Nhạc việt

06:03:08 21/01/2025
Dương Cẩm Lynh có dịp hòa giọng cùng diễn viên Trí Quang trong ca khúc Tơ duyên , được trình diễn trên sân khấu Bước chân hai thế hệ .
Phú bà giàu nhất "Chị đẹp đạp gió" đang so kè với Tóc Tiên, nghe tên là nhớ ngay điều này

Phú bà giàu nhất "Chị đẹp đạp gió" đang so kè với Tóc Tiên, nghe tên là nhớ ngay điều này

Tv show

06:02:33 21/01/2025
Từ tập 1 đến tập 14, Kiều Anh luôn có cách thể hiện khá ấn tượng, không chỉ hát, nhảy, đọc rap, Kiều Anh còn sáng tác, chơi nhạc cụ và sản xuất.
Cách làm sườn bò nướng mật ong thơm ngon tại nhà

Cách làm sườn bò nướng mật ong thơm ngon tại nhà

Ẩm thực

06:00:47 21/01/2025
Sườn bò nướng mật ong là món ăn ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường lựa chọn để tiếp đãi bạn bè, người thân trong những buổi tiệc ấm cúng.
Nguyên cán bộ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Giang bị bắt

Nguyên cán bộ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Giang bị bắt

Pháp luật

05:50:46 21/01/2025
Dự án hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung liên xã Yên Mỹ và thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt vào các năm 2013, 2015, 2019 với tổng mức đầu tư là hơn 58 tỷ đồng.
Uống nước cam mỗi sáng có tác dụng gì?

Uống nước cam mỗi sáng có tác dụng gì?

Sức khỏe

05:45:36 21/01/2025
Một nghiên cứu khác xác nhận những người tham gia uống hơn nửa cốc nước cam mỗi ngày trong hơn 20 năm có tỷ lệ tăng huyết áp thấp hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Hạ gục "siêu chiến đội" IG nhưng Doinb lại nói một câu "cực phũ" với fan LPL

Hạ gục "siêu chiến đội" IG nhưng Doinb lại nói một câu "cực phũ" với fan LPL

Mọt game

00:57:08 21/01/2025
Trước khi LPL 2025 Split 1 diễn ra, không ít khán giả của khu vực này đã cho rằng siêu chiến đội IG đã được thiên vị lớn khi rơi vào bảng đấu quá dễ.
Thợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụ

Thợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụ

Lạ vui

00:46:29 21/01/2025
Theo Live Science, thợ săn hành tinh TESS của NASA, chiến binh đã giúp xác định hơn 6.000 thế giới ngoài hệ Mặt Trời, đã tìm ra hành tinh BD+05 4868 Ab trong trạng thái khiến các nhà khoa học bị sốc.
Thủ môn Andre Onana 'tệ nhất lịch sử Man Utd'

Thủ môn Andre Onana 'tệ nhất lịch sử Man Utd'

Sao thể thao

00:07:53 21/01/2025
Thủ thành Andre Onana hứng phàn nàndữ dội sau màn trình diễn tệ hại khiến Man Utd thua Brighton 1-3 ngay tại Old Trafford ở vòng 22 Ngoại hạng Anh