Trung Quốc đệ đơn kiện EU áp thuế xe điện
Ngày 4/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối các biện pháp chống trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện do nước này sản xuất.
Đây là lần thứ hai Trung Quốc quyết định khởi kiện EU liên quan đến luật áp thuế xe điện.
Robot lắp ráp xe ô tô điện của hãng Voyah tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) ngày 1/4/2024. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trước đó, ngày 30/10, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng đã phản đối kết quả điều tra của Ủy ban châu Âu (EC) về các biện pháp chống trợ cấp đối với xe điện của nước này. Phía Bắc Kinh cho rằng cuộc điều tra tồn tại nhiều điểm bất hợp lý, không phù hợp với quy định, là hành động bảo hộ dưới danh nghĩa “cạnh tranh công bằng”.
Việc EU áp thuế đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc, với mức thuế lên đến 45,3% kéo dài trong vòng 5 năm, chính thức có hiệu lực từ ngày 31/10, trong đó, mức thuế suất cụ thể tùy thuộc vào từng hãng xe. BYD chịu thuế 17%, Geely là 18,8%, trong khi SAIC thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc chịu mức cao nhất là 35,3%. Khi cộng thêm thuế nhập khẩu tiêu chuẩn 10% của EU, các mức thuế này tăng lên lần lượt thành 27%, 28,8% và 45,3%. Những công ty khác sản xuất xe tại Trung Quốc như Volkswagen và BMW chịu thuế suất 20,7%, còn Tesla là 7,8%.
Tuần trước, nhà sản xuất ô tô Trung Quốc SAIC cũng đã đệ đơn kiện kết quả điều tra của EU ra Tòa án Công lý châu Âu nhằm “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Theo SAIC, cuộc điều tra không xác đáng khi “bỏ qua” các thông tin và lập luận quan trọng của công ty.
Căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và EU đang leo thang, thậm chí đã lan sang các dòng sản phẩm khác như rượu mạnh, sản phẩm từ sữa và hóa chất.
EU áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc
Ngày 29/10, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc sau khi các cuộc đàm phán với Bắc Kinh không đạt được thỏa thuận giúp chấm dứt tình trạng bế tắc.
Ô tô điện được sản xuất tại nhà máy ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Trong quyết định cuối cùng được công bố, Ủy ban châu Âu xác nhận EU sẽ áp dụng mức thuế mới cao nhất tới 35,3%, cao hơn so với mức 10% hiện nay đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cụ thể, thuế đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc sẽ là 17% đối với ô tô của BYD, 18,8% đối với ô tô của Geely và 35,3% đối với ô tô của SAIC thuộc sở hữu nhà nước. Geely có các thương hiệu bao gồm Polestar và Volvo của Thụy Điển, trong khi SAIC sở hữu MG của Anh, một trong những thương hiệu xe điện bán chạy nhất châu Âu.
Quyết định sẽ trở thành luật sau khi được công bố trên công báo chính thức của EU ngày 30/10 và sẽ có hiệu lực từ ngày 31/10.
Cuối tuần qua, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán kỹ thuật giữa hai bên đã được nối lại nhằm đi đến một giải pháp dừng đánh thuế hoặc giảm thuế, đổi lại các công ty đồng ý với mức giá tối thiểu khi bán xe điện ở EU. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã thất bại trong bối cảnh bất đồng về cách thực hiện một thỏa thuận như vậy. Dự kiến, đàm phán giữa hai bên sẽ tiếp tục, ngay cả sau khi thuế mới được áp dụng.
EU có thể 'sai lầm' khi đánh thuế xe điện của Trung Quốc Quyết định của Liên minh châu Âu (EU) áp đặt mức thuế lên tới 45% đối với xe điện (EV) sản xuất tại Trung Quốc đang gây ra nhiều tranh cãi. Xe ô tô chạy bằng năng lượng mới chờ xuất khẩu tại khu cảng ở thành phố Thái Thương thuộc Tô Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Ảnh: THX/TTXVN Theo một bài...