Trung Quốc chỉ trích các nước ‘can thiệp nội bộ’
Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu nước khác ngừng can thiệp vấn đề nội bộ khi một số quốc gia bày tỏ quan ngại về này dự luật an ninh Hong Kong.
“Mức độ tự chủ cao của thành phố sẽ không thay đổi và lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài ở thành phố sẽ tiếp tục được bảo vệ căn cứ theo pháp luật”, người phát ngôn của Văn phòng đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong cho biết trong tuyên bố hôm nay.
Văn phòng nói rằng “một số quốc gia liên tục cản trở những nỗ lực của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền và an ninh”, gọi đây là hành vi “tiêu chuẩn kép” và “dùng logic côn đồ”.
“Cho dù các bạn có bôi nhọ, kích động, ép buộc hay hăm dọa chúng tôi tàn độc như thế nào, người dân Trung Quốc sẽ vẫn vững vàng bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia”, tuyên bố có đoạn.
Chủ tịch Tập Cận Bình (hàng đầu tiên) tại phiên khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc diễn ra ở Đại lễ đường Nhân dân, thủ đô Bắc Kinh, ngày 21/5. Ảnh: Reuters.
Phát ngôn viên kêu gọi các nước liên quan “tôn trọng chủ quyền Trung Quốc, tuân thủ luật pháp quốc tế cùng các quy tắc cơ bản về quan hệ quốc tế và ngừng can thiệp vào các vấn đề Hong Kong, vốn hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc”.
“Âm mưu của những kẻ muốn phá hoại chủ quyền và an ninh quốc gia của Trung Quốc bằng cách lợi dụng những kẻ gây rối ở Hong Kong như những con tốt, biến thành phố thành địa bàn cho hoạt động ly khai, lật đổ, xâm nhập, phá hoại Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại”, phát ngôn viên nói.
Video đang HOT
Bắc Kinh hôm qua đệ trình dự luật an ninh mới cho Hong Kong vào ngày khai mạc kỳ họp quốc hội thường niên ở Trung Quốc. Luật này sẽ cấm các hoạt động ly khai và lật đổ, cũng như sự can thiệp của nước ngoài và khủng bố trong thành phố.
Các nghị sĩ ủng hộ dân chủ ở Hong Kong chỉ trích mạnh mẽ dự luật, nói rằng nó đi ngược lại mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, theo đó Bắc Kinh cam kết duy trì các quyền tự do cho thành phố. Các nhà ngoại giao nước ngoài lo ngại dự luật có thể mở rộng sự hiện diện của các cơ quan tình báo và an ninh của đại lục tại Hong Kong, “gây nguy hiểm cho quyền và tự do” tại đây.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Mỹ sẽ phản ứng cứng rắn nếu Trung Quốc ban hành luật an ninh, trong khi cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett nói kinh tế Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại vì luật này và cảnh báo Washington có thể hành động đáp trả. EU và văn phòng Thủ tướng Anh kêu gọi duy trì quyền tự trị cao cho Hong Kong.
Cùng ngày, ngoại trưởng các nước Canada, Anh và Australia ra tuyên bố chung bày tỏ lo ngại tương tự. Các bộ trưởng nói rằng Thỏa thuận chung năm 1984 xác lập các điều kiện trở về của Hong Kong để Trung Quốc đảm bảo khu vực được duy trì quyền tự trị cao cùng các biện pháp bảo vệ quyền con người như tự do ngôn luận.
Đề xuất về dự luật an ninh cho Hong Kong được Bắc Kinh đưa ra sau khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 2019 khiến đặc khu này rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất kể từ khi được trao trả về Trung Quốc năm 1997.
Bắc Kinh trước đó khẳng định dự luật trên thực tế củng cố nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển. Trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lam tuyên bố sẽ “hợp tác hoàn toàn” với quốc hội Trung Quốc để hoàn thành dự luật. Carrie Lam nói dự luật an ninh sẽ không ảnh hưởng đến quyền, tự do và tính độc lập về tư pháp của đặc khu.
80 triệu người Trung Quốc có thể đã mất việc vì Covid-19
Covid-19 buộc Trung Quốc đóng cửa nhiều tuần, tàn phá nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có thể đã đẩy hàng chục triệu người vào cảnh thất nghiệp.
Quy mô thống kê đầy đủ về số người thất nghiệp ở Trung Quốc thường khó nắm được chính xác. Báo cáo tỷ lệ thất nghiệp chỉ theo dõi số lượng người thất nghiệp ở khu vực thành thị, gần như không vượt quá mức 4% đến hơn 5% trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, ngay cả những thống kê chính thức cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến, đạt mức kỷ lục 6,2% trong tháng 2 và giảm nhẹ xuống 5,9% trong tháng 3. Điều này có thể cho thấy hơn 27 triệu người đã mất việc.
"Tình trạng thất nghiệp của Trung Quốc có thể đã bị coi nhẹ. Thật bất thường khi họ sẵn sàng báo cáo dữ liệu xấu này. Chính phủ thường giảm nhẹ các số liệu, nên tình hình thực tế chắn hẳn phải tồi tệ hơn", Willy Lam, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc đại học Hong Kong, cho biết.
Người dân Trung Quốc đeo khẩu trang tại một nhà ga ở Thượng Hải hôm 23/1. Reuters.
Thống kê của Bắc Kinh không bao gồm người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa hay số lượng lớn 290 triệu lao động nhập cư làm việc trong ngành xây dựng, sản xuất và các ngành quan trọng nhưng có thu nhập thấp.
Zhang Bin, nhà kinh tế học tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng nếu tính cả những lao động nhập cư, có thể đã có tới 80 triệu người ở nước này mất việc vào cuối tháng 3.
Các chuyên gia khác cũng nhận định con số 80 triệu người có thể rất sát với thực tế. Điều này đồng thời thể hiện rằng gần 10% người dân được cho là có việc làm ở Trung Quốc thực chất đã nghỉ việc.
"Cú sốc Covid-19 gây ra cho thị trường việc làm là chưa từng có, cả về quy mô, mức độ và tính chất", hai nhà nghiên cứu Wei Yao và Michelle Lam, thuộc công ty dịch vụ tài chính Société Générale của châu Âu, viết trong một báo cáo hồi tuần trước.
Bộ Thương mại Trung Quốc không bình luận về thông tin trên.
Phát ngôn viên của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc hồi tháng trước thừa nhận thị trường lao động chịu nhiều áp lực do đại dịch, nhưng khẳng định tình trạng việc làm nhìn chung vẫn "ổn định".
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đang đương đầu với tình trạng sẽ có thêm hàng triệu người lao động cạnh tranh trong thị trường việc làm sắp tới. Trung Quốc dự đoán khoảng 8,7 triệu sinh viên sẽ tốt nghiệp từ các trường cao đẳng và đại học năm nay, gây thêm áp lực cho thị trường việc làm đang thiếu hụt.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dường như cũng đã lường trước làn sóng tìm việc mới. Chính phủ Trung Quốc tuần này tiết lộ một kế hoạch giúp sinh viên mới tốt nghiệp có thể ở lại làm giảng viên và tạo ra các vị trí "cấp cơ sở" khác. Dự án cũng bao gồm một đề xuất để mở rộng tuyển sinh trong các chương trình sau đại học.
Nhiều chuyên gia nhận định chính phủ Trung Quốc hiếm khi nhìn thẳng vào thách thức kinh tế. Tuy nhiên, những thông điệp gần đây của các quan chức nước này đã nói rõ rằng thất nghiệp đang là một vấn đề lớn.
Bảo vệ nền kinh tế và ngăn tỷ lệ thất nghiệp vượt khỏi tầm kiểm soát đã trở thành mục tiêu quan trọng trong những tháng gần đây. Bộ Chính trị Trung Quốc hồi tháng 4 đã nhấn mạnh cần ưu tiên đảm bảo công việc và ổn định xã hội lên trên mọi vấn đề khác.
Giáo sư Lam tại đại học Hong Kong nhận xét mục tiêu để mọi người quay trở lại làm việc là một yếu tố quan trọng vì giới chức Trung Quốc lo ngại làn sóng thất nghiệp có thể dẫn đến bất ổn xã hội nghiêm trọng.
"Mối quan tâm lớn nhất của Bắc Kinh không phải tăng trưởng GDP mà là việc làm", Giáo sư Lam nói.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 3,9 triệu người nhiễm và hơn 270.000 người tử vong. Trung Quốc, nơi khởi phát dịch, ghi nhận gần 83.000 người nhiễm và hơn 3.600 người chết và được cho là đã không chế được dịch.
Dấu hỏi lớn liên quan đến chất lượng vắc xin Covid-19 của Trung Quốc Trung Quốc được xem là một trong những nước đang dẫn đầu cuộc đua phát triển vắc xin phòng Covid-19 với 4 công ty đã thử tiến hành thử nghiệm vắc xin trên người. Tuy nhiên, vấn đề lớn đặt ra là chất lượng của những loại vắc xin đang được phát triển "siêu tốc" của nước này. Xuất phát từ mong muốn...