Trung Quốc cảnh báo chiến tranh thương mại với Mỹ kéo dài vài năm
Một cố vấn chính phủ Trung Quốc rằng Bắc Kinh nên có sự chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại với Mỹ vì nó có thể kéo dài trong vài năm tới và sự khác biệt cơ bản giữa Trung Quốc và Mỹ về cơ bản không thể giải quyết thông qua một cuộc họp ngắn giữa 2 nhà lãnh đạo.
(Ảnh minh họa: Bloomberg)
“Chúng ta không nên và không thể chấp nhận các điều kiện mà Mỹ đưa ra để “đình chiến”. Cuộc chiến thương mại không thể kết thúc trong 2 hay 3 năm tới và chúng ta cần có sự chuẩn bị cho việc này”, ông Pei Changhong, cựu giám đốc viện Kinh tế thuộc học viện khoa học xã hội Trung Quốc, nhận định.
Ông Pei, thành viên trong tổ tư vấn cấp cao của chính phủ Trung Quốc, cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sử dụng cuộc chiến thương mại như công cụ nhằm uy hiếp Trung Quốc nhượng bộ về mặt kinh tế.
Bình luận này được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp ông Trump bên lề hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Argentina. Nhiều ý kiến cho rằng đây có thể là dịp để 2 nhà lãnh đạo có thể tìm kiếm một thỏa thuận nhằm ngăn cuộc chiến thương mại tiếp tục leo thang, ít nhất là trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, ông Pei không mấy lạc quan về tình hình. Ông cho rằng quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể vẫn sẽ “cơm không lành, canh không ngọt” trong vài năm tới.
Video đang HOT
Quan điểm cứng rắn của chính quyền Tổng thống Trump với Trung Quốc xuất phát từ mối quan ngại rằng Trung Quốc có thể trở thành mối đe dọa về kinh tế và chiến lược với Mỹ. Ông Pei nói rằng mục tiêu của Washington là buộc Trung Quốc phải thay đổi mô hình phát triển hiện tại nhưng Bắc Kinh không dễ dàng thay đổi điều này.
Trên thực tế, Trung Quốc đã bắt đầu cảm thấy sự ảnh hưởng nhất định của cuộc chiến thương mại với Mỹ. Trong quý 3, chỉ số tăng trưởng kinh tế của họ thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Dữ liệu quý 4 mới được công bố gần đây cho thấy tình hình vẫn khá “ảm đạm”. Các chuyên gia kinh tế cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong nửa năm 2019, sau khi Mỹ tăng thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc.
Hiện thời, chính quyền ông Trump đã áp thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhằm buộc Trung Quốc phải nhượng bộ và tuân thủ theo danh sách những yêu cầu thay đổi chính sách thương mại từ Washington. Trung Quốc đã áp thuế đáp trả lên hàng hóa Mỹ.
Nếu tình hình không có biến chuyển, mức thuế áp lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc dự kiến sẽ tăng từ mức 10% hiện tại lên 25% từ tháng 1/2019. Ông Trump cũng từng cảnh cáo sẽ áp thuế lên toàn bộ hàng hóa còn lại của Trung Quốc nếu Bắc Kinh tiếp tục không nhượng bộ.
Đức Hoàng
Theo Dantri/SCMP
Cố vấn của Tổng thống Trump muốn loại Trung Quốc khỏi WTO
Một quan chức cấp cao Mỹ đã đề xuất phương án nhằm đẩy Trung Quốc ra khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nước không ngừng leo thang.
Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Kevin Hassett (Ảnh: BBC)
Trả lời phỏng vấn BBC, chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Kevin Hassett cho rằng Trung Quốc dường như đã có cách hành xử không đúng đắn với tư cách là một thành viên của WTO.
Ngoài ra, ông Hassett cũng cho rằng WTO, với cương vị là trung gian, đã không hoạt động thực sự hiệu quả. Ông cho biết có những sự việc mà Mỹ gần như nắm chắc phần thắng khi đưa lên WTO phân định, nhưng tổ chức này mất 5 tới 6 năm đề xử lý khiến cho Mỹ gặp tổn hại.
Ông nói rằng WTO nên có những biện pháp hiệu quả hơn nhằm xử lý những quốc gia không tuân theo quy tắc hoặc sẵn sàng nhận thua trong kiện tụng vì mức phạt quá thấp.
"Chúng tôi chưa bao giờ hình dung được một quốc gia có thể gia nhập WTO và hành xử như Trung Quốc. Đây có lẽ là điều mới mẻ với tổ chức này khi có một thành viên nhiều lần hành xử sai trái như vậy", ông Hassett nhận định.
Ông Hassett đưa ra 3 phương án để xử lý sai phạm của Trung Quốc, thông qua thương lượng song phương, cải tổ WTO và thậm chí muốn đưa Trung Quốc ra khỏi WTO.
Theo BBC, phương án đưa Trung Quốc ra khỏi WTO không phải là chính sách chính thức của Mỹ, nhưng ông Hassett nhắc tới kịch bản này trong trường hợp các phương pháp trên không hiệu quả với Trung Quốc.
Động thái của ông Hassett cho thấy việc đưa Trung Quốc khỏi WTO đã được chính quyền ông Trump cân nhắc tới và rõ ràng cách tiếp cận vấn đề của ông Trump được đánh giá là cứng rắn hơn hẳn những người tiền nhiệm, theo BBC.
Ngoài ra, khi bình luận về việc Tổng thống Trump liên tiếp có những động thái mà giới quan sát gọi là "chủ nghĩa bảo hộ" nền kinh tế Mỹ, ông Hassett nói rằng mục tiêu của ông Trump là muốn một nền thương mại không có rào cản với mọi quốc gia trên thế giới.
Quan chức trên nói rằng các tổng thống tiền nhiệm đều muốn cải thiện điều này nhưng họ đã thất bại. Ông Trump đã đưa ra một hướng tiếp cận vô cùng cứng rắn kể từ khi nhậm chức hồi năm ngoái và ông Hassett đánh giá rằng nó khá hiệu quả. Ông lấy ví dụ về hiệp định NAFTA mới và đánh giá cao khả năng đàm phán của Mỹ trong việc sửa đổi, mang lại những điều kiện có lợi hơn cho Washington.
Ông Hassett cũng nói, những đòn thuế suất của Mỹ với Trung Quốc được thiết kế và tính toán nhằm mục tiêu giảm thiểu tối đa tác động lên người dân và doanh nghiệp Mỹ, ngược lại gây áp lực tối đa lên Trung Quốc.
Quan chức trên đánh giá các động thái của Mỹ đã có hiệu quả khi Trung Quốc đã chịu ngồi vào đàm phán. Ông cũng mong muốn cuộc gặp giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị Thượng đỉnh G20 vào cuối tháng này sẽ có kết quả tích cực.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ BBC
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể sắp chấm dứt Trung Quốc và Mỹ đang nỗ lực để giải quyết cuộc chiến thương mại căng thẳng trước khi lãnh đạo hai nước có cuộc gặp tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11 tới. Chủ tịch Tập Cận Bình đón Tổng thống Donald Trump tại Trung Quốc năm 2017 (Ảnh: Reuters) Theo Wall Street Journal, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình...