Trung Quốc bắt được ‘tin tặc’ tấn công mạng chính phủ Mỹ
Trung Quốc nói bắt được những tin tặc tấn công lấy cắp thông tin của chính phủ Mỹ, tuy nhiên các chuyên gia nhận định vụ bắt giữ có nhiều khả nghi.
Mỹ nghi ngờ Trung Quốc nói bắt được tin tặc tấn công mạng chính phủ Mỹ – Ảnh minh họa: Reuters
Hôm 2.12, Tân Hoa xã đưa thông tin nói rằng chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ một số tin tặc là những kẻ đã tấn công lấy cắp thông tin của cơ quan quản lý nhân sự của chính phủ Mỹ (OPM) được Washington công bố hồi tháng 6.2015.
Giới chức Mỹ nghi ngờ đứng đằng sau vụ tấn công mạng được xem là lớn nhất từ trước đến nay là chính phủ Trung Quốc, khiến quan hệ giữa 2 nước trở nên căng thẳng kể từ khi vụ việc được công bố. Tuy nhiên Bắc Kinh luôn phủ nhận điều này.
Tân Hoa xã nói rằng những kẻ tấn công các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ, đánh cắp thông tin của hàng chục triệu người làm việc cho những cơ quan này là những tội phạm mạng, không liên quan gì đến chính phủ Trung Quốc. Tân Hoa xã đưa ra nhận định này trong một bản tin nói về cuộc gặp giữa giới chức Mỹ và Trung Quốc ở Mỹ trong hai ngày 1 và 2.12 để bàn về những cơ sở pháp lý chống tin tặc và gián điệp mạng.
“Trong các trường hợp được thảo luận giữa 2 bên, có một trường hợp liên quan đến vụ đánh cắp thông tin của OPM do tin tặc Trung Quốc thực hiện. Qua điều tra, vụ việc hóa ra là do những tội phạm hình sự thực hiện chứ không phải tấn công tin tặc do chính phủ (Trung Quốc) tài trợ như cáo buộc của phía Mỹ”, theo bản tin của Tân Hoa xã.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cơ quan thông tấn này không cho biết đã trích phát biểu của quan chức nào đã tham gia điều tra hay nguồn tin có liên quan từ cuộc gặp lần đầu tiên kể từ khi lãnh đạo 2 nước thống nhất giải quyết vụ tin tặc nói trên. Trong chuyến công du Mỹ hồi tháng 9.2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết với Tổng thống Barack Obama rằng Bắc Kinh sẽ điều tra vụ tin tặc tấn công OPM và hứa sẽ kiểm soát tội phạm mạng trong tương lai.
Báo Washington Post thì cho biết vụ bắt tin tặc xảy ra trước chuyến công du Mỹ của ông Tập, nhưng thông tin liên quan đến những kẻ được nói là tin tặc tấn công OPM chưa được công khai, và liệu những kẻ này có liên quan đến chính phủ Trung Quốc hay không vẫn còn là điều chưa rõ ràng.
Washington Post dẫn nhận định của nhiều giới chức nói rằng thực sự rất khó để xác định những tin tặc đó có phải là những kẻ đã tấn công OPM hay không, trong khi truyền thông Trung Quốc cũng như giới chức nước này không nói chi tiết cũng như công khai vụ bắt tin tặc.
“Bất kỳ sự khẳng định nào của truyền thông Trung Quốc có liên quan đến vụ tấn công mạng của OPM rằng đó là do tội phạm tin tặc chứ không phải cơ quan chính phủ (Trung Quốc) đều vô nghĩa”, ông Brian Finch ở hãng luật Pillsbury Winthrop Shaw Pittman LLP nhận định, theo Wall Street Journal. “Bọn họ hoạt động dưới sự im lặng, đồng tình của giới chức Trung Quốc”, ông này đưa ra nhận định tiếp.
Wall Street Journal cho biết nhiều giới chức Mỹ không đưa ra bình luận về tin bắt tin tặc của Tân Hoa xã.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Mỹ: Dân thường có thể giải quyết vấn đề tốt hơn các chính trị gia
Có đến 55% số người được hỏi cho rằng những người dân thường của Mỹ có thể giải quyết các vấn đề của đất nước tốt hơn những gì các chính trị gia đang làm.
Ảnh mang tính chất minh họa.
Có đến gần 80% người được hỏi cho rằng các chính trị gia Mỹ luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của đất nước.
Theo kết quả thăm dò dư luận xã hội do trung tâm nghiên cứu Rew Research Center tiến hành và mới công bố, có đến gần 80% người được hỏi không tin và chỉ có gần 20% phần nào đó là tin tưởng vào các chính trị gia Mỹ.
Kết quả cụ thể cho thấy, chỉ có 19% số người được hỏi cho rằng họ luôn luôn hoặc phần lớn là tin vào Chính phủ Mỹ. Đây là chỉ số niềm tin thấp kỷ lục của người dân Mỹ đối với chính phủ nước này trong vòng hơn 500 năm qua.
Trong khi đó có đến 3/4 (74%) số người được hỏi cho rằng các chính trị gia Mỹ đang đặt lợi ích cá nhân lên cao hơn lợi ích đất nước và có đến 55% số người được hỏi cho rằng những người dân thường của Mỹ có thể giải quyết các vấn đề của đất nước tốt hơn những gì các chính trị gia đang làm.
Mặc dù không mấy tin tưởng vào Chính phủ Mỹ nhưng những người được hỏi cũng đặt ra khá nhiều nhiệm vụ đòi hỏi chính phủ phải thực hiện. Theo người Mỹ, những nhiệm vụ mà chính phủ phải giải quyết thời gian tới là chống chủ nghĩa khủng bố (ý kiến của 72% người được hỏi), chống thiên tai (79%), đảm bảo an ninh lương thực và thuốc men (72%).
Ngược lại, chỉ có 28% số người được hỏi cho rằng Chính phủ Mỹ đang giải quyết được vấn đề nhập cư và 36% cho rằng chính quyền đang giúp đỡ người dân thoát khỏi nghèo đói.
Kết quả thăm dò dư luận xã hội cho thấy cử tri ủng hộ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang có những ý kiến trái ngược nhau đối với vấn đề liệu có cần cắt giảm quyền lực của chính phủ hay không.
Có đến 80% cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa cho rằng chính phủ cần phải cắt giảm bớt quyền lực so với hiện tại. Trong khi đó, ý kiến này nhận được sự đồng tình của chỉ 31% cử tri ủng hộ đảng Dân chủ.
Đáng chú ý, rất nhiều cử tri của cả hai đảng đều cho rằng đảng của mình thường xuyên thất bại nhiều hơn là chiến thắng trong các cuộc "đấu trí" về chính trị trước đối thủ cạnh tranh của mình.
Cuộc thăm dò dư luận xã hội này được tiến hành từ ngày 27/8 đến ngày 4/10 với sự tham gia của hơn 6 nghìn cử tri đến từ tất cả 50 bang của Mỹ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Ria-Novosti, một trong những hãng thông tấn lớn và uy tín nhất tại Nga cũng như trên thế giới.
Đức Dũng
Theo Infonet
Kiện đòi chính phủ Mỹ trả video quay cảnh ám sát Kennedy Một người phụ nữ, có ông nội của bà quay đoạn băng video cảnh Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát hồi 22.11.1963, làm đơn kiện đòi chính phủ Mỹ trao trả đoạn video hoặc bồi thường 10 triệu USD. Cố Tổng thống Kennedy cùng phu nhân ngồi trên xe hơi trước khi bị ám sát ngày 22.11.1963 - Ảnh: Reuters Bà...