Trung Quốc bắt đầu từ chối hồ sơ đăng ký nhãn hiệu metaverse
Nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến khái niệm “ metaverse” đã bị cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ quốc gia của Trung Quốc từ chối.
Theo South China Morning Post, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu khác nhau liên quan đến metaverse, khi giới chức trách đang tiến hành ngăn chặn việc lạm dụng quy trình đăng ký trong bối cảnh nhiều công ty nộp hồ sơ với tốc độ điên cuồng kể từ năm ngoái.
Theo dữ liệu mới nhất từ công ty theo dõi đăng ký kinh doanh và nhãn hiệu Tianyancha, một số đơn đăng ký nhãn hiệu có chứa từ “ yuan yuzhou”, được dịch là metaverse trong tiếng Quan Thoại, đã bị Cục Sở hữu Trí tuệ Quốc gia từ chối chấp nhận. Trong số những hồ sơ bị từ chối có ứng dụng từ gã khổng lồ trò chơi điện tử NetEase, nhà cung cấp video trực tuyến iQiyi và nhà điều hành nền tảng thương mại xã hội Xiaohongshu. Đơn đăng ký của Alibaba Group Holding, Tencent Holdings và ByteDance vẫn đang chờ cơ quan quản lý xem xét.
Video đang HOT
Một gian hàng metaverse tại Hội nghị Apsara 2021 ở Hàng Châu, Trung Quốc
Hành động gần đây từ cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ của Trung Quốc là chiến lược có chủ ý nhằm đối phó với tình trạng đổ xô đăng ký các ứng dụng liên quan đến metaverse, đồng thời ngăn chặn việc hiểu lầm của người tiêu dùng, theo một người giấu tên trong cơ quan. Người này còn cho biết, thủ tục xem xét lại lần thứ hai đối với hồ sơ bị từ chối có thể mất từ 6 đến 8 tháng để hoàn thành. Theo Tianyancha, tính đến ngày 24.1, có 153 ứng dụng bị từ chối hiện đang chờ xem xét lần thứ hai.
Khoảng 1.510 công ty ở đại lục, hầu hết trong lĩnh vực công nghệ, gần đây đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến metaverse, theo báo cáo hôm 23.1 của Chinastarmarket.cn, chi nhánh của tập đoàn truyền thông Shanghai United Media Group do nhà nước hậu thuẫn. Con số đó tăng lên từ 130 công ty đã cách nay chỉ 4 tháng.
Nhiều người coi metaverse là giai đoạn tiếp theo của internet. Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu về sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc cho rằng, việc từ chối gần đây đối với một số ứng dụng liên quan đến metaverse cho thấy cách giới chức trách Bắc Kinh đang cố gắng cân bằng giữa tác động kinh tế tiềm năng của khái niệm này và sự cường điệu xung quanh nó trong ngành công nghệ.
Big Tech Trung Quốc rớt khỏi top 10 thế giới theo vốn hóa thị trường
Tencent Holdings, Alibaba Group Holding đã biến mất khỏi top 10 công ty toàn cầu về giá trị vốn hóa thị trường, và đặc biệt là không có công ty Trung Quốc nào trong danh sách này.
Không có hãng công nghệ lớn nào của Trung Quốc có mặt trong top 10, những gã khổng lồ công nghệ Mỹ thống trị danh sách mới
Nikkei dẫn dữ liệu mới nhất từ QUICK-Factset cho thấy, Tencent đã tụt xuống vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng giá trị vốn hóa thị trường toàn cầu. Cuối năm 2020, hãng này đứng thứ 7 và Alibaba ở vị trí thứ 9. Tencent đạt đỉnh ở vị trí thứ 6 vào tháng 2.2021, trước khi vốn hóa thị trường của công ty giảm 40%.
Điều đáng chú ý là không hãng công nghệ lớn nào của Trung Quốc có mặt trong top 10, những gã khổng lồ công nghệ Mỹ thống trị danh sách mới. Cụ thể, Apple, Microsoft và Alphabet chiếm ba vị trí hàng đầu. Saudi Aramco đứng thứ 4, tiếp theo là Amazon, Tesla và Meta. Hãng thiết kế chip Nvidia đứng thứ 8. Berkshire Hathaway của tỉ phú Warren Buffet đứng thứ 9. Nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) ở vị trí thứ 10, trở thành công ty châu Á có giá trị nhất thế giới.
Chỉ số Shanghai Composite Index từng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2007, đưa đến hy vọng cao đối với nền kinh tế Trung Quốc. Vào thời điểm đó, bốn trong số 10 công ty hàng đầu thế giới tính theo vốn hóa thị trường là của Trung Quốc. Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã chứng kiến sự trỗi dậy của các công ty công nghệ Trung Quốc, vốn hóa thị trường tăng lên nhờ mô hình kinh doanh mới và khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, việc tăng cường kiểm soát lĩnh vực công nghệ của chính quyền Bắc Kinh và căng thẳng với Mỹ đã đảo ngược vận may đó.
Công ty nền tảng gọi xe lớn nhất Trung Quốc Didi Global đã quyết định hủy niêm yết khỏi Sở Giao dịch chứng khoán New York (Mỹ) vào đầu tháng này, chỉ 5 tháng sau khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt việc giám sát các công ty niêm yết ở nước ngoài, vì lo ngại cơ quan quản lý nước ngoài sẽ tiếp cận được dữ liệu nhạy cảm. Mặt khác, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng tăng cường áp lực lên các doanh nghiệp Trung Quốc.
Mỹ hôm 16.12 công bố lệnh trừng phạt đối với nhà sản xuất máy bay không người lái DJI và hàng chục thực thể khác của Trung Quốc, với cáo buộc tham gia vào hoạt động vi phạm nhân quyền hoặc phát triển quân sự. Động thái này có hiệu lực ngăn cản người Mỹ đầu tư vào một số công ty Trung Quốc, và áp đặt lệnh cấm vận thương mại trên thực tế đối với phần còn lại.
Theo ông Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng tại Phòng Nghiên cứu kinh tế tại Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life, triển vọng đối với chứng khoán Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào "mức độ nghiêm trọng của việc Mỹ muốn ngăn chặn dòng tiền vào Trung Quốc".
Công ty chủ quản của TikTok - ByteDance trở thành siêu kỳ lân giá trị nhất thế giới, cao hơn cả Ant Group và SpaceX cộng lại ByteDance được định giá 350 tỷ USD so với 150 tỷ USD của Ant Group. Trong số 1.058 kỳ lân trên toàn cầu, Trung Quốc có 301 công ty khởi nghiệp so với 487 công ty ở Mỹ. Theo Bảng xếp hạng Kỳ lân toàn cầu mới nhất của Hurun, ByteDance, chủ sở hữu của TikTok đã vượt qua Ant Group để trở...