Trump tố 2,7 triệu phiếu bầu ‘bị xóa’
Tổng thống Mỹ tố phần mềm bầu cử Dominion “xóa” 2,7 triệu phiếu bầu của ông hoặc “chuyển” chúng sang cho đối thủ Joe Biden, nhưng giới chức bầu cử bác bỏ.
“Dominion đã xóa 2,7 triệu phiếu của Trump trên toàn quốc. Dữ liệu phân tích cho thấy 221.000 phiếu bầu ở Pennsylvania đã chuyển từ Tổng thống Trump sang Biden. 941.000 phiếu của Trump đã bị xóa. Các bang dùng hệ thống bầu cử của Dominion đã chuyển 435.000 phiếu từ Trump sang Biden”, Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter hôm 12/11.
Cáo buộc này của Trump được ông dẫn từ Chanel Rion, một thành viên website cánh hữu One America News Network (OANN). Twitter ngay sau đó đã dán nhãn cảnh báo “tuyên bố về gian lận bầu cử này đang có nhiều tranh cãi” dưới bài đăng của Trump.
Dù vậy, cáo buộc của Trump vẫn được nhiều người và những người cánh hữu ủng hộ nhiệt liệt, cho rằng đây là một bằng chứng nữa về tình trạng gian lận bầu cử diện rộng gây bất lợi cho Tổng thống.
Một cử tri lựa chọn trên màn hình máy bầu cử để bỏ phiếu tại Dallas, bang Georgia. Ảnh: AP .
Cáo buộc này dường như bắt nguồn từ một trục trặc trong hệ thống bầu cử Dominion do công ty Dominion Voting Systems phát triển được phát hiện tại hạt Antrim, bang Michigan. Giới chức bầu cử hạt Antrim phát hiện sự cố này và lập tức thông báo trên Facebook hôm 4/11, một ngày sau bầu cử, cho hay phần mềm đã không được cập nhật đúng cách và đã nhanh chóng được khắc phục, các phiếu bầu cũng đã được kiểm lại.
“Kết quả sẽ được công bố chính thức sau khi được ủy ban vận động bầu cử độc lập xác nhận, bắt đầu từ sáng mai”, các quan chức bầu cử hạt Antrim thông báo hôm đó.
Những người ủng hộ ông Trump không để ý tới sự cố này, cho đến khi Laura Cox, chủ tịch đảng Cộng hòa chi nhánh Michigan, tổ chức một cuộc họp báo hôm 6/11, cáo buộc không chính xác rằng các hệ thống máy bầu cử khác của Dominion cũng gặp lỗi tương tự.
Dominion Voting Systems cho hay phần mềm bầu cử Dominion chỉ được sử dụng tại 2 trên 5 hạt gặp vấn đề ở Michigan và Georgia, và trong mỗi trường hợp, các quan chức bầu cử đều đưa ra những lời giải thích chi tiết về những gì đã diễn ra. Trong tất cả các trường hợp này, phần mềm đều không ảnh hưởng đến số phiếu bầu.
Sau cuộc họp báo của Cox, Tổng thư ký bang Michigan ra một tuyên bố giải thích rõ những gì đã xảy ra. “Sự cố trong việc báo cáo kết quả kiểm phiếu không chính thức từ hạt Antrim là kết quả của một lỗi tình cờ do thư ký hạt Antrim gây ra”, tuyên bố cho biết.
“Thiết bị kiểm phiếu và phần mềm không bị lỗi, mọi phiếu bầu đều được kiểm đếm phù hợp. Tuy nhiên, thư ký hạt đã vô tình quên cập nhật phần mềm được sử dụng để thu thập dữ liệu từ máy bầu cử và đưa ra kết quả không chính thức”, tuyên bố có đoạn.
Video đang HOT
Tổng thư ký bang Michigan cũng trình bày rõ những bước đi mà các quan chức bầu cử đã thực hiện để khắc phục sự cố.
Giới chức ở bang Georgia cho biết tại một hạt của họ, một trục trặc với phần mềm Dominion đã khiến việc báo cáo dữ liệu kiểm phiếu bị chậm trễ, nhưng không ảnh hưởng đến số phiếu bầu thực tế. Ở hai hạt còn lại, một phần mềm khác đã khiến thời gian kiểm tra dữ liệu cử tri của nhân viên bầu cử bị chậm trễ.
Trên thực tế, không có bằng chứng nào cho thấy xảy ra gian lận trên diện rộng trong cuộc bầu cử 2020 hay có vấn đề lớn trong hệ thống bỏ phiếu của Dominion.
Các nhân viên kiểm phiếu ở hạt Lehigh, bang Pennsylvania hôm 5/11. Ảnh: AP .
Giới chức bầu cử từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều tuyên bố rằng cuộc bầu cử diễn ra suôn sẻ và các quan sát viên quốc tế cũng xác nhận không có dấu hiệu nào bất thường nghiêm trọng.
“Không có bằng chứng nào cho thấy hệ thống bầu cử đã xóa hay làm thất lạc phiếu bầu, thay đổi phiếu bầu hay bị xâm phạm theo bất kỳ cách nào”, Cục An ninh mạng và Hạ tầng An ninh, một cơ quan liên bang giám sát an ninh bầu cử Mỹ, cho hay trong thông cáo được gửi đến các phóng viên cùng ngày. “Cuộc bầu cử ngày 3/11 là cuộc bầu cử an toàn nhất lịch sử Mỹ”.
Dominion hiện là một trong những nhà cung cấp công nghệ bầu cử lớn nhất tại Mỹ và có phần mềm được sử dụng tại hơn 30 bang. Công ty này từng là mục tiêu của một số cáo buộc không đúng sự thật về bầu cử do người ủng hộ Trump đưa ra, trong đó cho rằng họ có quan hệ với các nghị sĩ Dân chủ nổi tiếng.
Eddie Perez, chuyên gia công nghệ bỏ phiếu tại Viện OSET, một tổ chức phi lợi nhuận về nghiên cứu và phát triển công nghệ bầu cử phi đảng phái, cho biết chỉ có “một vài vấn đề nhỏ” xảy ra do lỗi con người liên quan đến công nghệ bỏ phiếu chứ không phải lỗi phần mềm.
Viện OSET đã hỗ trợ theo dõi hơn 1.000 báo cáo về các vấn đề bỏ phiếu suốt ngày bầu cử 3/11. Perez khẳng định ông không ghi nhận bất kỳ vấn đề nào mang tính hệ thống liên quan tới phần mềm của Dominion gây ảnh hưởng tới kết quả bầu cử.
“Các vấn đề công nghệ xảy ra trong cuộc bỏ phiếu năm nay có tỷ lệ thấp hơn hầu hết các cuộc bầu cử trước đây, do thủ tục bầu cử được tuân thủ nghiêm ngặt hơn bình thường”, giáo sư về lịch sử bầu cử Doug Jones, thuộc đại học Iowa, nói.
Ellen Lyon, phát ngôn viên chính quyền bang Pennsylvania, cũng khẳng định “không có cơ sở thực tế” cho cáo buộc của Trump rằng 221.000 phiếu bầu ở đây đã bị chuyển cho Biden.
Rion, thành viên OANN được Trump dẫn làm nguồn cho cáo buộc trên, giờ đây lại dường như đang tìm cách “chuyển nguồn” sang Ron Watkins, một cựu quản lý của 8chan, website có nhiều thành viên là phần tử da trắng thượng đẳng.
“Cô Chanel Rion vừa gọi cho tôi và tôi sẽ trao đổi với cô ấy về Dominion vào ngày mai”, Watkins viết trên Twitter hôm 12/11.
Trong một tuyên bố, Dominion đã bác bỏ cáo buộc về chuyển đổi phiếu bầu hay bất kỳ vấn đề gì liên quan tới phần mềm trong hệ thống bỏ phiếu. “Hệ thống của chúng tôi tiếp tục kiểm phiếu một cách chính xác và đáng tin cậy, giới chức địa phương và cấp bang cũng đã công khai xác nhận tính toàn vẹn của quá trình này”, công ty cho hay.
Một người bình luận ẩn danh lan truyền cáo buộc trên nói rằng anh ta lấy dữ liệu từ công ty thăm dò Edison Research. Tuy nhiên, công ty này cho hay không đưa ra báo cáo trên. “Chúng tôi không có bằng chứng nào về gian lận phiếu bầu”, Larry Rosin, chủ tịch Edison Research, nói.
Bất chấp việc Biden được dự báo đã giành được ít nhất 290 phiếu đại cử tri, Trump đến nay vẫn chưa nhận thua và đang tiến hành nỗ lực pháp lý trên 6 bang với cáo buộc bầu cử gian lận. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng đây kết quả bầu cử rất khó thay đổi và đây chỉ là chiến lược của Trump nhằm giữ chân người ủng hộ, phục vụ cho kế hoạch tái tranh cử của ông 4 năm sau.
Bầu cử Mỹ: Gian nan chuyển tiếp
Sau khi được truyền thông dự đoán chiến thắng bầu cử Mỹ, ông Biden đang từng bước thành lập bộ máy bất chấp việc Tổng thống Trump có hợp tác chuyển giao quyền lực hay không.
Hôm 9-11, ông Biden thông báo đội chuyên trách Covid-19 sẽ đưa ra kế hoạch chi tiết về việc kiểm soát đại dịch. Ông cũng sẽ triển khai các đội đánh giá, nhóm chuyển giao quyền lực tiếp cận các cơ quan chủ chốt trong chính quyền hiện tại để thu thập và xem xét một loạt thông tin như quyết định ngân sách và nhân sự, các quy định đang chờ xử lý và các công việc khác đang được nhân viên của chính quyền ông Trump thực hiện.
Tuy nhiên, quá trình này không thể bắt đầu đầy đủ cho đến khi Cơ quan Dịch vụ công Mỹ (GSA) "bật đèn xanh" cho tiến trình chuyển giao quyền lực bắt đầu.
Theo hãng tin Reuters, phía ông Biden đã thúc giục bà Emily Murphy, người được Tổng thống Trump bổ nhiệm đứng đầu GSA từ năm 2017, ký thư chuyển giao quyền lực chính thức, với lời cảnh báo rằng an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế của Mỹ phụ thuộc vào quá trình chuyển giao suôn sẻ và hòa bình.
Tuy nhiên, GSA vẫn cho rằng chưa có "người chiến thắng rõ ràng" trong cuộc bầu cử. Động thái của GSA ngăn ê-kíp của ông Biden tiếp cận hàng triệu USD quỹ liên bang cũng như khả năng gặp gỡ các quan chức tại cơ quan tình báo và cơ quan khác.
Người ủng hộ ông Joe Biden mừng chiến thắng trên đường phố ở TP Philadelphia, bang Pennsylvania - Mỹ hôm 8-11 Ảnh: REUTERS
Cho đến nay, Tổng thống Trump vẫn chưa có dấu hiệu nhận thua và nhiều đồng minh Đảng Cộng hòa của ông tại quốc hội cũng không công nhận ông Biden chiến thắng. Phát ngôn viên ê-kíp của ông Trump, ông Tim Murtaugh, hôm 8-11 xác nhận ông Trump sẽ tổ chức một loạt cuộc vận động nhằm kêu gọi sự ủng hộ cho các cuộc chiến pháp lý.
Thêm vào đó, ông Trump cũng thành lập các nhóm chuyên trách thúc đẩy việc kiểm phiếu lại ở các bang Georgia, Wisconsin, Pennsylvania và Arizona, đồng thời tiếp tục tuyên truyền cáo buộc gian lận bỏ phiếu bằng cách "công bố cáo phó của những người đã qua đời nhưng vẫn bỏ phiếu".
Chiến dịch của ông Trump cho biết đã chỉ định nghị sĩ Doug Collins là người giám sát quá trình kiểm phiếu lại ở bang Georgia, nơi ông Biden đang dẫn trước hơn 10.300 phiếu bầu trong tổng số gần 5 triệu phiếu.
Theo trang Axios, đội ngũ pháp lý chính thức của ông Trump gồm giám đốc ê-kíp tranh cử năm 2020 Bill Stepien, luật sư Justin Clark và các cố vấn cấp cao Jason Miller và David Bossie. Nhóm pháp lý của ông Trump cũng tái triển khai 92 nhân viên từ bang Florida đến bang Georgia, đồng thời tập hợp thêm các luật sư và đại diện bổ sung.
Dù vậy, giới phân tích cho rằng bước đi này của ê-kíp ông Trump khó thay đổi kết quả bầu cử vì các cáo buộc mà phía ông Trump đưa ra có phạm vi hẹp.
Những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump biểu tình tại TP Phoenix, bang Arizona - Mỹ hôm 8-11 Ảnh: REUTERS
Ông William Antholis, cựu quan chức Nhà Trắng dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Bill Clinton và hiện đứng đầu Trung tâm Miller của Trường ĐH Virginia, chỉ ra cuộc bầu cử Mỹ năm nay không đến mức sít sao như 2 cuộc bầu cử năm 1876 và 2000.
Theo ông Antholis, ông Trump có rất ít cơ hội giành được hàng chục ngàn phiếu bầu thông qua việc kiểm phiếu lại. Các chuyên gia pháp lý được Reuters hỏi ý kiến cũng cho rằng những cáo buộc gian lận mà phía ông Trump đưa ra không có khả năng thay đổi kết quả bầu cử.
Hiện ông Biden dẫn trước ông Trump hơn 4,1 triệu phiếu phổ thông trên toàn quốc và giới quan sát tin là vị cựu phó tổng thống 77 tuổi này có thể giành được hơn 300 phiếu đại cử tri, cao hơn nhiều so với 270 phiếu cần thiết để đắc cử.
Trong khi đó, quan chức bầu cử tại các bang cho rằng không có bất thường đáng kể nào trong cuộc bỏ phiếu và ê-kíp ông Trump đến nay vẫn chưa đưa ra được bằng chứng nào cho các cáo buộc của mình.
Bang Georgia nhiều khả năng sẽ kiểm phiếu lại Văn phòng thư ký bang Georgia cho biết số phiếu ở bang này vẫn "quá sát nút, chưa thể đoán chắc" trong buổi họp báo ngày 6/11. Quá trình kiểm phiếu ở Mỹ đi đến hồi kết, trong khi nhiều bang chiến trường đều đang sát nút. Những quan chức phụ trách văn phòng thư ký các bang, cũng là người phụ trách...