Trump nêu lý do không mời nhóm Biden tới hội nghị vaccine
Trump cho hay ông không mời trợ lý Biden tới hội nghị vaccine Covid-19 vì “vẫn chưa biết chính quyền nhiệm kỳ tới thuộc về ai”.
Trong hội nghị về vaccine Covid-19 ở Washington hôm 8/12, các phóng viên đã hỏi Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sao không có thành viên nào trong nhóm chuyển tiếp của Tổng thống đắc cử Joe Biden tham gia, bởi nhóm này sẽ giám sát phần lớn việc phân phối vaccine vào năm sau.
“Chúng ta cần phải xem chính quyền tiếp theo thuộc về ai. Bởi chúng tôi đã thắng ở những bang chiến trường”, Trump trả lời. “Hy vọng chính quyền tiếp theo sẽ là chính quyền Trump. Không thể ăn cắp hàng trăm nghìn phiếu như thế được”.
Tuyên bố được Trump đưa ra trong bối cảnh các bang và thủ đô Washington đã chứng nhận kết quả bầu cử trước hạn chót 8/12 theo luật Mỹ. Với kết quả chứng nhận của các bang, Biden được xác định là người chiến thắng với 306 phiếu đại cử tri.
Tổng thống Mỹ phát biểu tại Hội nghị vaccine của Chiến dịch Thần tốc hôm 8/12 ở thủ đô Washington. Ảnh: AP.
Tuy nhiên, Trump và đồng minh vẫn quyết không nhận thua. Chiến dịch tranh cử của ông đang nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử nhưng liên tục thất bại ở những bang chiến trường chủ chốt mà Biden chiến thắng như Georgia, Michigan, Wisconsin, khi các thẩm phán đều bác bỏ cáo buộc gian lận trong quá trình bỏ phiếu.
Nhiều nguồn tin cho hay việc đội ngũ pháp lý của Trump và nhân viên chiến dịch của ông chấm dứt nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử chỉ còn là vấn đề thời gian, sau khi luật sư riêng của Trump là Rudy Giuliani nhập viện do Covid-19.
Video đang HOT
“Theo kế hoạch, các tòa án và thẩm phán sẽ phải sớm đưa ra kết luận, nhưng chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục các nỗ lực pháp lý”, Tim Murtaugh, giám đốc truyền thông chiến dịch của Trump, nói.
Bang Texas ngày 8/12 cũng đệ đơn lên Tòa án Tối cao Mỹ, cáo buộc 4 bang chiến trường mà Biden thắng gồm Georgia, Pennsylvania, Michigan và Wisconsin đã vi phạm hiến pháp khi tự thay đổi thủ tục bỏ phiếu trong đại dịch để cho phép tăng số phiếu qua thư. Tổng chưởng lý Texas yêu cầu Tòa án Tối cao không công nhận kết quả bầu cử ở các bang này và để nghị viện bang tự chọn đại cử tri.
Tuy nhiên, Richard Hasen, giáo sư luật tại Đại học California, cho rằng Texas không có vị thế pháp lý để đưa ra cáo buộc này, do họ không có vai trò gì trong việc các bang chọn đại cử tri.
“Họ cũng đợi quá lâu để đệ đơn kiện. Giải pháp loại bỏ phiếu bầu của hàng chục triệu cử tri mà Texas đưa ra trên thực tế cũng là vi hiến. Không có lý do nào để tin rằng hệ thống bầu cử ở các bang trên được tiến hành trái hiến pháp”, Hasen nói. “Bây giờ cũng là quá trễ để Tòa án Tối cao ra phán quyết khắc phục hậu quả, ngay cả khi họ cho rằng cáo buộc trên là có căn cứ”.
Tòa án Tối cao Mỹ tới nay đã từ chối thụ lý các tranh chấp liên quan đến bầu cử và có quyền quyết định tiếp nhận đơn kiện của bang Texas hay không.
Trên thực tế, Tòa án Tối cao hôm 8/12 đã bác bỏ đơn kiện của phe Cộng hòa đòi hủy kết quả bầu cử bang Pennsylvania. Trong phán quyết được đăng trên mạng, Tòa án Tối cao không giải thích lý do họ từ chối thụ lý đơn, cũng không nêu rõ thẩm phán nào đã bác đơn.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đến nay báo cáo hơn 15 triệu người nhiễm, trong đó hơn 290.000 trường hợp tử vong vì Covid-19. Chính quyền địa phương và các bang khắp nước Mỹ đã ra lệnh hạn chế hàng loạt các hoạt động kinh tế xã hội, với hy vọng giảm bớt sự bùng phát trở lại của dịch bệnh sau thời gian tạm lắng vào mùa hè.
Theo Viện Đánh giá và Đo lường Sức khỏe của Đại học Washington, số ca tử vong trung bình tháng vì Covid-19 tại Mỹ được dự đoán sẽ tăng gần gấp đôi trong tháng 12, lên hơn 70.000, sau đó tiếp tục tăng lên hơn 76.000 vào tháng một, trước khi giảm xuống trong tháng hai.
Tổng thống đắc cử Mỹ Biden ngày 8/12 nêu kế hoạch ba điểm nhằm chống Covid-19, hứa sẽ cung cấp 100 triệu liều vaccine trong 100 ngày đầu ông nhậm chức, đồng thời tuyên bố sẽ ký sắc lệnh bắt buộc đeo khẩu trang, cam kết sẽ nỗ lực đưa học sinh trở lại trường học bình thường.
'Chủ nghĩa Trump' sẽ vẫn đậm dấu ấn ở Mỹ dù ông Joe Biden lên nắm quyền?
Nếu ông Joe Biden nhậm chức vào ngày 20/1 tới, đó không hẳn là do nghị trình của Tổng thống Mỹ Donald Trump không nhận được sự ủng hộ của dân chúng.
Nhìn nhận tổng thể, người dân Mỹ là đối tượng được hưởng lợi từ nhiều chính sách liên quan đến "chủ nghĩa Trump" (Trumpism).
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington, DC ngày 4/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Vài tuần trước ngày bầu cử, một thống kê cho thấy kết quả khá bất ngờ: Có đến 56% cử tri cho biết cuộc sống của họ thịnh vượng hơn so với 4 năm trước đây. Tỉ lệ này cao hơn so với kết quả thăm dò khác với cùng một câu hỏi, được thực hiện vào các năm bầu cử 1984, 1992, 2004 và 2012 - những mốc thời điểm các tổng thống đương nhiệm Ronald Reagan, George H.W. Bush, George W. Bush và Barack Obama chạy đua tái cử.
Không khó để nhận ra lý do đằng sau. Dưới thời ông Trump, trung bình các hộ gia đình tại Mỹ tiết kiệm được khoảng 1.610 USD/năm nhờ gói cắt giảm thuế của chính quyền. Tỉ lệ thất nghiệp trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi, gốc Mỹ Latinh giảm xuống mức thấp kỉ lục.
Cải cách về hình sự tư pháp giúp hàng nghìn phạm nhân được bảo vệ tốt hơn. Ngành sản xuất, chế tạo ở Mỹ phục hồi, tiến trình nghiên cứu, phát triển vaccine ngừa COVID-19 được thực thiện với tốc độ nhanh kỉ lục nhờ vào chương trình "Operation Warp Speed" của chính phủ. Về đối ngoại, nỗ lực trung gian hòa giải ở Trung Đông của Mỹ đã mang lại thành quả nhất định.
Người Mỹ hưởng lợi cơ bản từ chính sách của ông Trump, nhưng nhiều người, nhất là số cử tri da trắng, có bằng đại học sống ở những vùng ngoại ô, lại cảm thấy phiền toái trước việc vị tổng thống đương nhiệm thường tung ra những loạt tweet rúng động vào lúc 3 giờ sáng.
Sau 4 năm cử tri ấn tượng mạnh về chỉ trích nhằm vào lối nói khoa trương của ông Trump và một số bước đi sai lầm của ông chủ Nhà Trắng, nhiều cử tri ôn hòa và thậm chí là cả cử tri thiên hữu giờ cảm thấy như vậy là quá đủ. Trong số nhóm cử tri nói rằng họ muốn "một người có khả năng tạo dựng đoàn kết", ông Biden có được sự ủng hộ với tỉ lệ 72%.
Thế nhưng, trong đêm bầu cử 3/11, đảng Cộng hòa vẫn thu được nhiều thắng lợi lớn và đầy bất ngờ. Chưa có kết quả chính thức cuối cùng, nhưng cuộc bỏ phiếu bầu đại diện tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ cho thấy, hàng nghìn người Mỹ cùng lúc bỏ phiếu chống lại ông Trump nhưng lại dồn phiếu ủng hộ đảng Cộng hòa. Thực tế này cho thấy, nhiều cử tri ủng hộ việc đảng Cộng hòa lấy "chủ nghĩa Trump" làm cương lĩnh nền tảng, chỉ không phải là cá nhân ông Trump mà thôi.
Những người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump tham gia tuần hành tại Madison, Wisconsin, Mỹ, ngày 7/11/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Bầu cử năm 2020 có lẽ cách người Mỹ phủ nhận ông Trump, nhưng nó cũng cho thấy người dân Mỹ chưa chấp nhận nghị sự của đảng Dân chủ. Hai xu hướng này sẽ khiến đảng Cộng hòa và nhóm thân ông Trump trong nội bộ đảng sẽ mạnh hơn trong dài hạn. Những yếu kém của ông Trump rồi cũng có thể rời khỏi vũ trường chính trị, nhưng liên minh mới do ông tạo dựng sẽ đứng vững và ngày một mở rộng thanh thế.
Cương lĩnh "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại" đã chứng tỏ được sức hút không chỉ trong khối nhóm cử tri người lao động da trắng truyền thống. Nó còn mở rộng ra ở những tầng lớp khác, với việc ông Trump giành được sự ủng hộ của nhóm cử tri gốc Mỹ, tăng đáng kể số phiếu bầu từ cộng đồng người da đen, người gốc Mỹ Latinh. Ông thậm chí còn nhân đôi được ủng hộ của số cử tri đồng tính, chuyển giới.
Khi một ai đó kết hợp hài hòa được các định hướng chính sách dân túy của tổng thống đương nhiệm - nổi bật là cắt giảm thuế, phục hồi sản xuất nội địa tại Mỹ, áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhập cư và giảm can dự ở nước ngoài và bỏ được tính cách cá nhân của ông Trump, người đó sẽ giành được sự ủng hộ của số đông cử tri.
Hãy tưởng tượng đến kịch bản này: Một ứng cử viên đảng Cộng hòa với quan điểm chính trị của Trump, nhưng không có quãng đời gắn với nhiều thông tin lá cải; một người Cộng hòa dám lên tiếng thách thức truyền thông thiên vị, nhưng không làm cử tri vùng ngoại ô phải lên tiếng bày tỏ sự phản kháng về những hành động, ngôn từ mới nhất; một người Cộng hòa lấy "nước Mỹ trên hết" làm nền tảng tranh cử và có đủ sức truyền tải cương lĩnh này một cách hiệu quả, biện chứng - cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 sẽ dịch chuyển theo hướng có lợi cho đảng Cộng hòa.
Những dư âm về dính líu giữa đội tranh cử của ông Trump với phía Nga, hình ảnh về một "người xấu màu cam" (Orange Man Mad - một biệt danh chỉ ông Trump của số đối lập) cùng những phàn nàn về cách hành xử của ông chủ Nhà Trắng rõ ràng đã có tác động tiêu cực đối với cá nhân ông trong cuộc đua năm 2020, nhưng môi trường chính trị năm 2024 sẽ khác.
Bà Harris nhiều khả năng sẽ là người được đảng Dân chủ lựa chọn làm ứng viên tranh cử, đó có thể là một điểm trừ, bởi bà bị so sánh là "Hillary Clinton phiên bản 2.0" - ít có khả năng cuốn hút cử tri. Trong khi đó nhóm thành lũy thân ông Trump sẽ có vị thế mạnh hơn, đủ sức lấy lại Nhà Trắng. Một ứng cử viên có cùng nhiệt huyệt, chung bản năng chính trị, nhưng khác về tính cách bốc đồng, đại diện cho "chủ nghĩa Trump" tham dự cuộc đua năm 2024 có thể sẽ giúp đảng Cộng hòa có một chiến thắng lớn.
"Chủ nghĩa Trump" nhưng không mang tính cách Trump sẽ tái định hình quan điểm của cử tri đối với đảng Cộng hòa trong cả một thế hệ.
Ông Biden chuẩn bị ban hành sắc lệnh Tổng thống đầu tiên Sau khi đăc cư Tông thông My, ông Biden lên kê hoach yêu câu thông đôc, thi trương bang ban hanh quy đinh vê đeo khâu trang nhăm ngăn chăn lây lan COVID-19. NBC News hôm 8/11 đưa tin, sau khi gianh chiên thăng trong cuôc bâu cư My trươc ông Donald Trump, Tông thông đăc cư Joe Biden se giao nhiêm vu,...