Trong bánh chưng mốc có chứa 2 chất “kịch độc” gây hại gan, thận, dù loại bỏ phần mốc để ăn vẫn khiến bạn đối mặt với nguy cơ ngộ độc, ung thư
Đừng nghĩ rằng chỉ cần loại bỏ phần bánh chưng mốc là có thể ăn được bình thường, đây thực sự là hành động gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Mâm cỗ ngày Tết với đầy ắp các món ngon bao gồm bánh chưng, thịt đông, gà luộc, nem rán… dẫn đến tình trạng nhiều đồ ăn bị “ế”. Trong đó, bánh chưng là món ăn dễ bị mốc nhất bởi nó là món ăn có độ ẩm cao, giàu dinh dưỡng, là môi trường phù hợp để nấm mốc phát triển.
Khi thấy bánh chưng bị mốc, hầu hết mọi người đều cắt bỏ phần mốc đi rồi ăn ngon lành. Thế nhưng, theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, đây là một thói quen rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Bàn về bánh chưng mốc, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho hay: “Khi bánh chưng đã bị mốc thì dù cắt bỏ phần hỏng thì nấm mốc vẫn có khả năng xâm nhập sâu vào bên trong bánh, khi ăn người dùng có thể đối mặt với nguy cơ ngộ độc”.
Nghiêm trọng hơn, theo chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ CKI Trần Thị Minh Nguyệt (Viện Nutifood) cho biết: “Tất cả các thực phẩm bị mốc đều có khả năng sinh ra các độc tố. Đặc biệt, có Alfatoxin gây độc cho gan, Ochratoxin gây độc thận. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy nếu tích tụ các chất này có nguy cơ gây ra bệnh ung thư”.
Chính vì vậy, bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt khuyên mọi người không nên sử dụng bất cứ sản phẩm nào đã bị nấm mốc. Kể cả khi bạn rửa sạch, đun lại kỹ thì nấm mốc vẫn có thể lây lan qua các phần khác, mắt thường cũng không thể thấy được, có khả năng gây hại cho cơ thể.
Bánh chưng mốc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe người ăn.
Cách bảo quản giúp hạn chế bánh chưng bị mốc
Theo các chuyên gia, để hạn chế nấm mốc phát triển trong bánh chưng, bạn cần phải cẩn trọng từ khâu làm bánh đến khâu bảo quản. Cụ thể như sau:
Video đang HOT
Gói bánh:
- Lá dùng để gói bánh nên được rửa kỹ và để ráo nước. Quá trình gói không nên quá chặt tay hoặc quá lỏng tay.
Luộc bánh:
- Trong khi nấu cần luộc làm sao để bánh được chín đều.
Loại hạt nhỏ bé ngày Tết mệnh danh là Viagra cho đàn ông, phụ nữ ăn vào cả đời chẳng sợ ung thư vú nhưng khi ăn cần lưu ý 5 điều quan trọng
- Sau khi bánh được dỡ ra, nên rửa lại bánh bằng nước sạch để loại bỏ nước, nhớt khi luộc còn bám trên bánh, tránh cho bánh bị ôi thiu nhanh, nhất là khi thời tiết nắng nóng.
- Tiếp đó, hãy dùng mâm hoặc vải nilon phủ lên, sau đó đặt vật nặng đè lên trên.
Bảo quản:
- Để bánh trong ngăn mát, nhiệt độ từ 5-10 độ C. Ăn tới đâu, cắt tới đó, phần còn lại được gói kĩ trong túi nilon.
Khi bánh có dấu hiệu bị mốc, có mùi chua, bị vữa… thì nên tuyệt đối loại bỏ, không được phép ăn.
Theo helino.ttvn.vn
5 loại thực phẩm bạn tuyệt đối không nên ăn cùng với củ cải trắng nếu không muốn mất chất, thậm chí gây ngộ độc
Củ cải trắng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của cơ thể như vitamin và khoáng chất như canxi, kali, mangan và sắt, ít calo và hoàn toàn không có cholesterol. Tuy nhiên, đừng nên ăn củ cải trắng với 5 loại thực phẩm này.
Mặc dù củ cải trắng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi, giúp giảm nguy cơ ung thư, điều chỉnh huyết áp, phòng chống cảm lạnh và ho, ngăn ngừa bệnh vàng da, chống táo bón, giúp giảm cân... Tuy nhiên, việc lựa chọn sai loại thực phẩm ăn kèm với củ cải trắng lại có thể làm mất chất dinh dưỡng của cả 2, thậm chí gây ra tình trạng ngộ độc cho cơ thể.
Dưới đây là 5 loại thực phẩm bạn tuyệt đối nên tránh không ăn cùng củ cải để bảo vệ sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể một cách hiệu quả nhất.
1. Củ cải trắng ăn với nhân sâm
Tuy rằng đây đều là 2 loại củ rất bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng lại có tính đối kị. Củ cải trắng là thực phẩm có tính hàn, trong khi đó nhân sâm lại có tính nóng. Nếu ăn củ cải trắng cùng với nhân sâm, tuy không gây ra phản ứng bất lợi như ngộ độc hay dị ứng, nhưng toàn bộ dinh dưỡng và tác dụng có lợi của cả 2 đều bị loại bỏ.
2. Ăn củ cải trắng với cam
Khi bạn ăn củ cải trắng, bạn tuyệt đối không nên ăn với cam, điều này là bởi chất flavonoid có trong cam và chất thiosulfate được tạo ra trong củ cải khi gặp nhau sẽ tạo ra một phản ứng hóa học, có thể tạo ra một lượng lớn axit thiocyanic - chất làm cho tuyến giáp của cơ thể suy giảm, làm tăng nguy cơ bướu cổ.
3. Ăn củ cải trắng với nấm
Nếu ăn củ cải trắng cùng nấm sẽ dễ dàng khiến cho bạn mắc các bệnh về da, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm da. Nếu ăn chung 2 loại thực phẩm này với một lượng lớn có thể dẫn đến mất nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của lá lách, dạ dày.
Ngoài ra, những người sức khỏe yếu hoặc đang bị tiêu chảy nếu ăn củ cải trắng với nấm sẽ khiến cho triệu chứng tiêu chảy càng nặng hơn và khả năng phục hồi thể chất kém hơn.
4. Cà rốt và củ cải trắng
Hàm lượng vitamin C trong củ cải trắng cực kỳ cao, rất có lợi cho sức khỏe con người, và nếu ăn chung với cà rốt, cà rốt sẽ khiến toàn bộ lượng vitamin C này bị phân hủy.
Lý do là bởi cà rốt có chứa một loại enzyme gọi là axit ascorbic, có thể phá hủy vitamin C trong củ cải trắng. Do đó, đừng nên ăn chung 2 loại thực phẩm này với nhau.
5. Củ cải trắng và một số loại trái cây khác
Ăn củ cải trắng, sau đó ăn nhiều trái cây có chứa sắc tố thực vật sẽ phân hủy một chất có tính axit trong ruột và thúc đẩy sự sản xuất thiocyanate để ức chế tuyến giáp, từ đó gây ra bướu cổ.
Các quả hồng, lê, táo, nho... chứa rất nhiều sắc tố thực vật. Do đó, sau khi ăn củ cải, không nên ăn những quả này ngay trong thời gian ngắn.
Nguồn: QQ, Healthline và Vegans
Theo Helino
Thêm quốc gia cấm 'bóng cười' do mức độ nguy hiểm khó lường Chính phủ Hà Lan công bố xếp khí oxit nitơ, còn gọi là "khí gây cười", "bóng cười" vào danh sách các sản phẩm bị cấm. Do nếu hít nhiều khí này chắc chắn bị ngộ độc, rối loạn trong cơ thể, thậm chí cả ung thư. Theo thông tin trên báo VnExpress, quyết định được đưa ra hôm 9/12 sau một số...