Trời rét đậm, học sinh vùng núi mặc ấm đến trường từ sớm
Không khí lạnh kéo dài khiến nền nhiệt tại tỉnh Quảng Bình giảm đột ngột, khu vực miền núi ban đêm giảm xuống còn 8 độ C.
Rét đậm rét hại còn ảnh hưởng đến lao động, sản xuất, học tập. Học sinh ngại trời rét không đi học, thầy cô phải dậy sớm, lặn lội vào bản vận động các em tới trường
5 giờ sáng, thời tiết nơi biên giới rét buốt, thầy giáo Đinh Tuyên Huấn, trường Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trọng Hóa, huyện miền núi Minh Hóa quấn thêm khăn quàng cổ, khoác chiếc áo ấm, lặn lội gần 10 cây số đường đèo để vào bản vận động học sinh đến trường. Mấy ngày nay trời rét đậm, học sinh ngại rét không đến trường. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thầy Huấn cùng nhiều thầy, cô giáo khác đi vận động các em trở lại trường. Được một thời gian các em đến lớp đầy đủ, gặp đợt rét đậm này nhiều học sinh lại nghỉ học. Thầy Đinh Tuyên Huấn tâm sự, quãng đường từ bản đến trường của học sinh vùng núi rất xa, trời thì rét, nhiều phụ huynh chưa muốn cho con đến trường.
Chăm sóc sức khỏe người già, trẻ em trong thời tiết rét đậm ở miền núi Quảng Bình
“Học sinh bỏ học 1 phần do đường sá xa xôi, đi lại khó khăn, có thể học sinh đau ốm, trời lạnh thế này học sinh cũng đau ốm. Nhà trường với giáo viên tích cực hết sức để vận động các em đến trường, lập danh sách để theo dõi em nào chưa đến trường thì đi vận động, tuần nào cũng đi. Sáng sớm khoảng 5 giờ là giáo viên thức dậy đi xung quanh các bản gọi các em. Trời lạnh nhưng ai cũng cố gắng cả”- thầy Huấn nói.
Trời rét đậm kéo dài khiến anh Hồ Thân, ở bản La Trọng 2, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa rất lo lắng cho sức khỏe của 2 đứa con. Mỗi sáng anh dậy sớm nấu xôi cho con ăn uống đầy đủ, mang thêm áo ấm cho các cháu rồi mới đưa con đến trường học. Ở nhiều bản của xã Trọng Hóa, huyện Minh Hoá, nhiều gia đình vẫn giữ tục lệ “buộc tay đầu năm” và cho các em ở nhà, một số thì đưa con cái lên rừng hái đót ảnh hưởng đến việc học hành. Nhìn thấy các giáo viên sáng sớm trời rét vẫn lặn lội vào tận bản tìm các em, anh Hồ Thân rất chia sẻ với nỗi lo đưa học sinh tới trường: “Một vài cha mẹ học sinh điều kiện khó khăn ít quan tâm, cha mẹ đi làm mà con cái ở nhà có lúc vắng học, hơn nữa trời lạnh này các cháu nhiều lúc lại nghỉ học”.
Video đang HOT
Nhiệt độ ở vùng núi, biên giới tỉnh Quảng Bình hạ thấp đột ngột, ảnh hưởng cuộc sống, sinh hoạt, học tập của người dân, học sinh
Những ngày này, nhiệt độ ở miền núi tỉnh Quảng Bình giảm đột ngột xuống 8 độ C vào ban đêm và sáng sớm. Thầy giáo Cao Viết Hương, Hiệu trưởng Trường Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Trọng Hóa, huyện Minh Hóa cho biết, trường có 1 điểm trường chính và 7 điểm trường lẻ với gần 500 học sinh. Nhà trường tổ chức cho học sinh ở lại buổi trưa, ăn uống và nghỉ ngơi tại trường để buổi chiều tiếp tục học tập, có phương án phòng, chống rét, bảo đảm sức khỏe cho học sinh và giáo viên. Trường hợp nhà xa trường, đi lại khó khăn, nhà trường tạo điều kiện cho các em ở lại trường, ăn cơm ngày 3 bữa, phát thêm áo ấm để mặc chống rét.
Thầy giáo Cao Viết Hương lo lắng, 3 tuần nay, tỷ lệ học sinh vắng tới 15% trong tổng số học sinh toàn trường: “Việc học sinh đi học chưa chuyên cần lác đác tất cả các bản trong xã đều có. Học sinh ở đây khi trong bản có 1-2 em nghỉ học thì các em cũng nghỉ theo, công tác vận động học sinh rất khó khăn, cũng do tính đặc thù. Năm nay ra Tết trời rét đậm thế này, giáo viên chủ nhiệm các lớp có học sinh thường xuyên bỏ học phải vào bản vận động hoặc nếu đi xe máy vào bản thì chở học sinh ra trường”.
Nhiệt độ thấp, học sinh miền núi nghỉ học nhiều
Tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các ngành, địa phương chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại. Theo đó, khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học nghỉ học và nghỉ học với tất cả các cấp học khi nhiệt độ xuống dưới 7 độ C. Hiện, các cơ sở y tế tại tỉnh Quảng Bình đang phối hợp với các trường học để theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho học sinh, đặc biệt là ở vùng núi, biên giới.
Ông Đinh Viễn Anh, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình cho biết, trong thời tiết rét đậm, y tế cơ sở cùng các địa phương quan tâm chăm sóc sức khỏe người già và trẻ em, phòng tránh các bệnh về hô hấp, đột quỵ, tim mạch khi nhiệt độ giảm sâu đột ngột. Ông Đinh Viễn Anh khuyến cáo gia đình phối hợp thường xuyên với nhà trường nhắc nhở các em mặc đủ ấm, không tổ chức các hoạt động ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại.
Trời rét đậm, học sinh vùng núi mặc ấm đến trường từ sớm
“Lứa tuổi học sinh, đặc biệt tiểu học và mầm non thì rét đậm, rét hại thế này rất dễ mắc các bệnh hô hấp, chính vì vậy nên ngành y tế phối hợp với các trường học quán triệt đến y tế học đường hướng dẫn phụ huynh học sinh giữ ấm cho trẻ, đến trường an toàn, phòng tránh những bệnh lý xảy ra trong đợt rét đậm rét hại này”- ông Anh nói./.
Cà Mau thí điểm hơn 1.370 học sinh học trực tiếp
Sau khai giảng năm học 2021-2022, toàn tỉnh Cà Mau có hơn 1.370 học sinh đến trường học trực tiếp trên lớp.
Học sinh tiểu học vùng sâu của huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đến trường trong năm học mới (Ảnh tư liệu năm 2018).
Chiều 12/9, Tiến sĩ Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau cho biết, ngay sau lễ khai giảng vào 13/9, ngành giáo dục tỉnh áp dụng thí điểm dạy học trực tiếp cho học sinh ở 4 trường thuộc vùng an toàn (vùng xanh) về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Các đơn vị trường học áp dụng dạy trực tiếp gồm: 10 lớp với 330 học sinh của Tiểu học Hòa Mỹ 1, thuộc xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước 15 lớp học với 398 học sinh của Tiểu học Thới Bình C, thuộc xã Thới Bình, huyện Thới Bình 8 lớp với 247 học sinh của Trường THCS Hàm Rồng, thuộc xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn 15 lớp học với 398 học sinh của THCS Khánh Bình Tây Bắc, thuộc xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.
Theo ông Luân, các trường được áp dụng thí điểm dạy trực tiếp đã qua các bước sàng lọc về y tế, đều nằm trong vùng an toàn về phòng, chống dịch bệnh của tỉnh và qua đề xuất của chính quyền địa phương, đã được sự thống nhất chấp thuận của Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh.
Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương, với 101 xã, phường, thị trấn. Theo sơ đồ màu phân vùng, toàn tỉnh hiện có 4/9 huyện, thành phố nằm trong vùng nguy cơ dịch bệnh, còn lại là vùng an toàn.
Theo chủ trương và hướng dẫn từ Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau, khai giảng chính thức vào sáng 13/9 và chỉ áp dụng trực tiếp với "vùng xanh", các vùng còn lại hình thức trực tuyến.
Trong đó, khối từ lớp 9 đến lớp 12 tổ chức dạy và học trực tuyến theo chương trình chính khóa từ lớp 1 đến lớp 8 học trực tuyến nhưng tuần đầu chủ yếu hướng dẫn học sinh làm quen với phần mềm dạy học, rèn luyện kỹ năng, nội dung, quy định về việc học trực tuyến, cũng như tổ chức ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức. Riêng với giáo dục mầm non, tỉnh chủ trương tạm nghỉ cho đến khi có thông báo mới.
Nóng: Thêm 2 tỉnh miễn 100% học phí cho học sinh trong năm học mới, 3 nơi đang đề xuất Nhiều tỉnh miền Tây đã quyết định miễn giảm học phí cho học sinh các cấp nhằm chia sẻ khó khăn với phụ huynh trong đợt dịch COVID-19 này. Nhằm hỗ trợ phụ huynh trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh COVID-19, một số địa phương ở miền Tây đã quyết định miễn, giảm học phí cho học sinh các cấp trong...