Trổ tài nấu nướng ngày ở nhà chống dịch: Bỏ thêm chút nguyên liệu khi nấu cơm giúp tăng gấp đôi dinh dưỡng lại kiểm soát được mỡ thừa
Tục ngữ có câu “người là sắt, cơm là thép”, ăn cơm mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy vậy, nếu bữa chính chỉ ăn cơm trắng thì chưa chắc là lựa chọn tốt nhất, mà nên biến hoá đa dạng để thay đổi khẩu vị và bổ sung nhiều dinh dưỡng, hơn nữa còn có thể kiểm soát mỡ thừa.
Trong bữa cơm gia đình của người Việt, cơm trắng là thứ không thể thiếu, ăn cơm không những giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn giúp trung hòa axit dạ dày, nuôi dưỡng dạ dày, giúp an thần và giúp cho giấc ngủ sâu hơn. Thậm chí, nếu biết kết hợp các loại nguyên liệu khác nhau vào cơm còn có thể giúp bạn kiểm soát lượng mỡ thừa và cân nặng trong cơ thể.
Khi thời gian cách ly toàn xã hội vẫn còn hơn 1 tuần nữa, bạn có thể tận dụng cơ hội để trổ tài nấu nướng, vừa mang đến bữa ăn ngon cho cả gia đình, vừa có thể hình thành được thói quen ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Thêm một chút nguyên liệu sẽ giúp cơm thêm ngon và dinh dưỡng hơn
1. Thêm gạo lứt để kiểm soát chất béo và giúp giảm cân
Mặc dù gạo trắng có vẻ dẻo và hương vị ngon hơn, nhưng chất dinh dưỡng hầu như đã mất hết. Do vậy, thêm một lượng gạo lứt thích hợp sẽ giúp tăng chất dinh dưỡng, ví dụ như vitamin E gấp 10 lần gạo trắng, vitamin B1 gấp 12 lần, cellulose gấp 14 lần…
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong gạo lứt có chứa hàm lượng cao các nguyên tố vi lượng như kali, magie và sắt, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và thiếu máu. Chỉ số đường trong gạo lứt khá ít, có thể giúp kiểm soát lượng đường; giàu chất xơ có thể ngăn ngừa táo bón và ung thư đường ruột, đồng thời thúc đẩy sự bài tiết cholesterol, ngăn ngừa bệnh máu nhiễm mỡ; cảm giác no lâu giúp ức chế cơn thèm ăn, từ đó có thể giảm cân.
2. Thêm chút gạo đen giúp bổ máu và làm ấm dạ dày
Gạo đen rất giàu dinh dưỡng và có giá trị cao để làm thực phẩm và thuốc. Các muối vô cơ như kẽm và đồng cao gấp 1-3 lần gạo trắng và chứa vitamin C, chất diệp lục, anthocyanin… mà trong gạo trắng không có.
Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, gạo đen có tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy tuần hoàn máu, bảo vệ tim mạch, làm chậm sự hấp thu đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và cải thiện thị lực.
Video đang HOT
3. Mỗi thứ thêm một chút, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết
Đối với những người khoẻ mạnh, có thể dùng một phương pháp vừa có thể làm biếng lại vừa khoẻ mạnh: không cần biết là gạo, yến mạch, kiều mạch hay đậu xanh, đậu đen… có thể thêm bất cứ thứ gì bạn thích, dinh dưỡng cân bằng hơn bởi vì các loại hạt khác nhau thì sẽ có thành phần dinh dưỡng khác nhau.
Miễn là lượng hạt thô và ngũ cốc thêm vào được kiểm soát bằng tổng số gạo, nhưng không dưới 1/3, loại hạt có thể thay đổi tuỳ thích, nhưng nhất định phải có gạo.
Bí kíp gì để chọn được gạo ngon?
Muốn cơm nấu được ngon thì phải chọn được gạo chất lượng.
1. Nhìn bề ngoài
Gạo có chất lượng tốt màu sắc phải trắng trong, bóng, kích thước đồng đều, đầy đặn và mịn màng, hiếm khi có gạo vỡ, không được có côn trùng và tạp chất.
Nếu gạo có độ trong suốt kém , màu sắc hơi vàng, hoặc thậm chí có màu vàng sậm ở bên ngoài, màu nâu, xanh lá cây… đều có khả năng là gạo mốc hoặc hỏng, không nên mua!
Thường có một chút trắng đục ở phần bụng gạo, nếu phần trắng đó quá lớn chứng tỏ rằng lượng nước trong gạo quá nhiều hoặc chưa chín hẳn. Một loại gạo khác thường có một hoặc nhiều vết nứt trên bề mặt, thuộc về loại gạo nổ, giá trị dinh dưỡng của chúng cũng thấp hơn.
2. Ngửi mùi
Gạo chất lượng tốt thường có mùi thơm nhẹ nhàng, không pha lẫn mùi khác.
Nếu bạn ngửi thấy mùi khác thường, thậm chí mùi nấm mốc, mùi chua thì đó chắc chắn là gạo kém, đã bị biến chất, đừng nên bị thu hút bởi giá thành thấp.
3. Cảm giác khi sờ hạt gạo
Độ cứng của gạo càng mạnh chứng tỏ hàm lượng protein trong gạo càng cao và độ trong suốt cũng cao. Thông thường, gạo mới sẽ cứng hơn gạo đã để lâu ngày, bóng hơn và lượng nước thấp sẽ khiến gạo trở nên cứng hơn.
Gạo đã để lâu ngày màu sắc sẽ tối hơn, khi sờ sẽ có cảm giác rít và dính ít hơn. Nó thậm chí mất đi mùi thơm ban đầu, còn có thể có sâu bọ và xác côn trùng.
Đừng để 14 ngày ở nhà của bạn trôi qua trong chán nản vô nghĩa, thử làm theo challenge này!
Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam đang ngày càng phức tạp, và trong thời gian tới đây, đất nước chúng ta sẽ bước vào giai đoạn thử thách thật sự. Thông điệp mà Chính phủ, Bộ Y Tế và các cơ quan chính quyền địa phương đưa ra, đó là: Người dân nếu không có nhiệm vụ gì, nếu thực sự không cần thiết thì nên ở nhà vì nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng đang rất cao.
Đứng yên thời điểm này – với tất cả chúng ta, đó là ở nhà. Tôi ở nhà! Tôi thực hiện nghiêm túc cách ly xã hội. Vì ở nhà lúc này là tự bảo vệ bản thân mình, bảo vệ người thân, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, và bớt đi gánh nặng trên vai Tổ quốc.
Các y bác sĩ trên toàn thế giới đang lan truyền thông điệp “Chúng tôi đi làm vì bạn, xin hãy ở nhà vì chúng tôi”. Là một công dân có ý thức, đặt sự an toàn sức khoẻ lên hàng đầu, hãy cùng nhau lan toả lời kêu gọi #toionha để nhanh chóng đẩy lùi #CôVyĐiĐi các bạn nhé!
Mộc Miên
Những thói quen cần thay đổi để phòng dịch COVID-19
Người dân không nên chủ quan khi đã có 2 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới vào buổi sáng, để tiếp tục hạn chế dịch lây lan người dân cần thay đổi nhiều thói quen, vệ sinh trong mùa dịch.
Kiểm tra thân nhiệt cho người dân tại các chốt kiểm dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đánh giá, cả nước đã thực hiện tốt Chỉ thị 16 của Chính phủ về cách ly toàn xã hội trong những ngày qua. Tuy nhiên người dân không nên chủ quan mà cần tiếp tục thực hiện tốt các quy định, khuyến cáo về phòng chống dịch.
Để tiếp tục phòng chống, tránh dịch lây lan trong cộng đồng, Ban chỉ đạo Quốc gia khuyến cáo người dân những thói quen cần thay đổi trong mùa dịch COVID-19:
1. Trước gặp nhau tay bắt mặt mừng, nay gặp nhau không vồ vập, không bắt tay.
2. Trước hay vô thức đưa tay lên mặt, nay không đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
3. Trước về tới nhà là sà vào người thân, nay cần thay ngay quần áo, tắm rửa.
4. Trước ăn xong đánh răng là đủ, nay thêm súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.
5. Trước hay giao lưu gặp gỡ, nay không mời khách tới nhà và cũng không tới nhà người khác.
6. Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn.
7. Cuối cùng, tự giác và nhắc nhau thực hiện các quy định và khuyến cáo phòng chống dịch.
Hiện đang trong đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ việc triển khai thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên cả nước, đặc biệt là các ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, Công ty Trường Sinh, quán bar Buddha.
Đặc biệt là tăng cường các hoạt động điều tra, cách ly y tế các trường hợp đi về từ Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12- 27/3; lấy mẫu xét nghiệm cán bộ y tế, bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, tập trung xử lý ổ dịch phòng chống lây nhiễm.
Tạ Nguyên
Cách ly xã hội phòng Covid-19: 5 bí kíp giúp bạn tránh mất ngủ Việc ở nhà trong thời gian cách ly xã hội để phòng dịch Covid-19 đang tác động nhiều mặt đến cuộc sống của chúng ta. Có người lo lắng chuyện tăng cân do ít di chuyển và ăn theo cảm xúc. Các chuyên gia luôn khuyến nghị chúng ta nên ngủ 7-8 giờ mỗi ngày - Ảnh minh họa: Shutterstock Có người lại...