Trò chưa thi thầy chưa nghỉ
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hầu hết các trường THPT đã kết thúc ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12, nhưng ở miền núi, nhiều thầy cô vẫn miệt mài sát cánh cùng học sinh từ ghế nhà trường đến khu nội trú.
Những ngày này, nhà bán trú của Trường THPT Đinh Tiên Hoàng ( huyện Sơn Tây) luôn sáng đèn đến tận khuya. Ở đây, các em học sinh đang học ngày học đêm, nỗ lực từng phút từng giờ dưới sự chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo.
Sau giờ cơm tối, học sinh ở khu nội trú đã ngồi vào bàn để ôn tập, giải đề thi minh họa. Mang chiếc khẩu trang khiến mồ hôi của các em ướt đẫm trán dẫu vừa có cơn mưa dông.
Em Nguyễn Lê Hoàng, học sinh lớp 12C3 Hoàng thổ lộ: “Với học sinh miền núi ngại nhất là môn Toán nên em dành nhiều thời gian để ôn tập, giải đề thi minh họa môn này. Em thấy an tâm hơn vì thầy cô luôn kèm cặp chúng em từ trên lớp học đến tận khu nội trú. Em hy vọng sẽ vượt qua được kỳ thi này”.
Năm nay, Trường PTTH Đinh Tiên Hoàng có 103 em học sinh khối 12. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các em nghỉ học suốt 3 tháng nên việc học và ôn thi của các em gặp nhiều khó khăn hơn.
Giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng đồng hành cùng học sinh từ lớp học đến khu nội trú.
Ngay sau kỳ nghỉ dịch Covid-19, nhà trường khẩn trương xây dựng kế hoạch học tập, đồng thời ôn tập cho học sinh, nhất là khối 12. Trường tiến hành kiểm tra, đánh giá kiến thức tiếp thu của học sinh, áp dụng phương pháp bổ sung, rèn luyện cho các em trước khi tham gia kỳ thi này.
Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, thầy Phạm Văn Nam cho biết, với phương châm “trò chưa thi thầy chưa nghỉ”, để giúp học sinh “vượt vũ môn”, thầy cô giáo sẽ đồng hành cùng các em đến sát ngày thi.
Ngoài giờ ôn thi trên lớp, hằng đêm, các thầy, cô giáo đến khu bán trú của các em để kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc, hướng dẫn thêm cho các em có học lực hạn chế hơn để các em tham gia kỳ thi có kết quả như mong muốn.
Video đang HOT
Không giống học sinh ở các huyện đồng bằng có nền tảng kiến thức tốt, năng lực của học sinh miền núi còn hạn chế nên thầy giáo Lê Văn Tho, giáo viên dạy môn Toán luôn sát cánh cùng học trò của mình từ lớp học đến phòng nội trú.
Thầy Tho tìm những phương pháp hiệu quả nhất để bổ sung kiến thức cho các em. Ở đây, thầy cô tập trung ôn luyện cho các em những nền tảng kiến thức căn bản nhất trong sách giáo khoa.
Học sinh miền núi Sơn Tây và Tây Trà sẽ tập trung ôn thi đến sát ngày thi.
“Sau mỗi chủ đề thì cho học sinh làm những câu hỏi trắc nghiệm tài liệu ôn tập và đề thi minh họa, đề thi THPT quốc gia của những năm trước, đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Giáo viên cũng trang bị cho các em kỹ năng làm bài thi, giúp các em an tâm, sẵn sàng tâm thế bước vào kỳ thi”.
Phương pháp giữ học sinh ở lại trường ôn thi, trong thời gian nước rút với phương châm “trò chưa thi thầy chưa nghỉ” cũng được Trường THPT Tây Trà duy trì từ nhiều năm nay. Nhờ vậy mà năm 2019, trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hơn 99%.
Hiệu trưởng Trường THPT Tây Trà, thầy Nguyễn Công Hòa cho biết, năm nay trường có 143 học sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Về phương án ôn thi thì đơn vị thực hiện theo phương pháp cuốn chiếu ngay đầu năm học. Sau khi kết thúc năm học đơn vị tập trung toàn bộ học sinh lớp 12 vào ở nội trú.
Học sinh ở nội trú khi các em cần hoặc khó khăn chỗ nào có giáo viên sẽ hỗ trợ ngay. Buổi tối tất cả các phòng học được bố trí phân chia theo nhóm để học. Nhóm học lực khá hơn được chia thành 1 lớp số còn lại mỗi nhóm từ 8 em trở lại để cùng nhau học.
Giáo viên ôn tập chủ yếu tập trung hướng dẫn các em những kiến thức cơ bản nhất, cách tiếp cận đề thi. Có giáo viên kèm cặp, hỗ trợ nên em tự tin bước vào kỳ thi.
“Trường phân công giáo viên ôn tập cho học sinh đến tận ngày 6.8, để đảm bảo 100% học sinh lớp 12 không bỏ thi. Trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi, trường sẽ tạo điều kiện tốt nhất về ăn ở cho các em yên tâm trong việc thi cử”- thầy Hòa chia sẻ.
Ngậm ngùi những nữ sinh vừa ôn thi tốt nghiệp THPT vừa... chăm con
Bên bậu cửa, V. ôm con thẫn thờ nhìn về phía những ngọn núi. Đó là nơi sẽ gắn chặt với cuộc đời của nữ sinh này sau kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Trong rất nhiều cái tên chúng tôi được cung cấp, chỉ có nữ sinh Đ.T.V (xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) đồng ý kể về câu chuyện làm mẹ của mình. V. vẫn đang là học sinh lớp 12 trường THPT Đinh Tiên Hoàng huyện miền núi Sơn Tây.
"Em cũng muốn thi đậu tốt nghiệp rồi đi học nghề, nhưng giờ có con rồi không đi đâu được. Con lớn rồi em đi làm rẫy", V. nói.
Chồng V. là người bạn cùng khối của trường THPT Đinh Tiên Hoàng. Từ ngày V. sinh con, chồng cô phải một buổi đến trường, một buổi lên rẫy kiếm tiền mua sữa cho con. Việc học, dường như chỉ đến trường cho có lệ.
Nói là chồng nhưng thật ra cả hai không tổ chức lễ cưới. V. về sống chung với chồng khi cái thai đã hơn 3 tháng. Khi đó, cả hai đang học lớp 11.
Em Đ.T.V. vừa ôn thi tốt nghiệp THPT, vừa phải chăm con.
Dù mang thai, sinh con nhưng được động viên nên V. vẫn đến trường. Một buổi ôn thi, một buổi trông con cho mọi người lên rẫy. Con của V. vừa tròn 5 tháng tuổi.
Cô nữ sinh xanh xao dự tính, thi xong sẽ về chăm con thêm vài tháng cho bé cứng cáp hơn rồi sẽ vào rẫy cùng chồng. Cô xác định, cả hai sẽ cùng bám nương rẫy như cha mẹ mình.
Trong năm học vừa qua, có đến 18 nữ sinh cùng trường với V. cũng bỏ học theo chồng. Lấy chồng, làm mẹ ở độ tuổi học trò, để rồi cái vòng lẩn quẩn của đói nghèo cứ đeo bám. Đôi vợ chồng Đ.T.T. và Đ.V.T. (xã Sơn Mùa) là minh chứng rõ nét nhất cho điều đó.
Khi chúng tôi đến nhà, ông Đ.V.K dường như mới tỉnh lại sau cuộc rượu. Ông không biết con rể mình đi đâu, còn cô con gái Đ.T.T. có lẽ đang theo đàn trâu trên rẫy.
"Nó về nói lấy chồng, tôi ngăn cản không được dọa sẽ chết. Nó nói nếu vậy để nó lên rẫy thắt cổ chết trước. Chịu thôi", ông K. phân trần.
Đ.T.T. lấy chồng năm lớp 11, ít lâu sau sinh con. Đứa bé mất ngay trong bụng mẹ. T. cũng bỏ học theo đàn trâu lên rẫy từ đó.
Theo thống kê, chỉ riêng trong năm học 2019 - 2020, tại huyện miền núi Sơn Tây có 25 trường hợp bỏ học kết hôn sớm. Trong đó có 22 nữ sinh, nhiều người trong số đó đã sinh con. Riêng tại xã Sơn Mùa, từ năm 2016 đến nay đã có 32 trường hợp nghỉ học kết hôn, trong số đó có 30 người là nữ.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về hệ lụy của tảo hôn, sinh con sớm vẫn là giải pháp chính để giảm số nữ sinh vùng cao làm mẹ ở độ tuổi học trò. (Hình minh họa)
Theo anh Vũ Xuân Dé - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Mùa, có rất nhiều giải pháp đã được triển khai, tuy nhiên tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra. Dù cha mẹ không đồng ý nhưng không thể ngăn cản được các em. Đặc biệt là những trường hợp mang thai thì gia đình buộc phải đồng ý cho các em về sống chung như vợ chồng.
"Phần lớn những trường hợp này sau đó sẽ đường ai nấy đi. Lúc đó con cái bỏ cho ông bà nuôi. Tình trạng này dẫn đến rất nhiều hệ lụy nhưng rất khó để giải quyết dứt điểm", anh Dé nói.
Anh Dé cho biết, qua việc tuyên truyền cũng có nhiều phụ huynh hiểu, ngăn cấm con kết hôn sớm. Tuy nhiên, nhận thức của một số em còn quá thấp. Nhiều em dọa tự tử, một số khác đã mang thai nên gia đình phải chấp nhận cho các em sống chung như vợ chồng.
Ông Võ Thìn - Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây cho biết, huyện này có đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó để giải quyết triệt để tình trạng kết hôn sớm ở lứa tuổi học trò là điều rất khó.
Cái khó nhất là hầu hết không tổ chức lễ cưới mà chỉ về sống với nhau. Việc áp dụng các quy định của pháp luật để xử lý một số trường hợp nhằm răn đe cũng gặp trở ngại. Do đó, biện pháp duy nhất là đẩy mạnh tuyên truyền theo phương châm "mưa dầm thấm lâu".
"Huyện rất quan tâm chỉ đạo giải quyết vấn đề này nên tình trạng tảo hôn đã giảm so với trước. Tuy nhiên muốn chấm dứt được tình này không chỉ một sớm, một chiều. Giải pháp căn cơ nhất vẫn là tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân, đặc biệt là cho các em học sinh", ông Thìn nói.
Chạy đua ôn thi tốt nghiệp THPT Ngay khi vừa kết thúc thi học kỳ II, học sinh các trường phổ thông dốc toàn lực vào ôn thi tốt nghiệp Do thời gian nghỉ do dịch bệnh kéo dài và những thay đổi gấp gáp của kỳ thi, nhiều trường THPT thay đổi cách thức ôn tập, tổ chức ôn tập trực tiếp kết hợp trực tuyến để học sinh...