Triều Tiên thông báo “sự kiện lớn”: Cuộc gọi báo thức lúc 4 giờ sáng
Phóng viên Jeremy Koh của hãng tin Channel News Asia đã chia sẻ câu chuyện về việc tham dự sự kiện ở thủ đô Bình Nhưỡng trong thời điểm có những diễn biến lo ngại về nguy cơ xảy ra xung đột trên bán đảo Triều Tiên.
Người dân Triều Tiên tại phố Ryomyong. (Ảnh: CNA)
Dưới đây là chia sẻ của phóng viên Jeremy Koh trên Channel News Asia.
Cuộc gọi lúc 4 giờ sáng
Chúng tôi đi ngủ vào khoảng 1 giờ sáng. Đến 4 giờ sáng, điện thoại trong phòng khách sạn đổ chuông. Người gọi chúng tôi ở đầu dây bên kia thông báo rằng thời điểm bắt đầu sự kiện đã được đẩy lên sớm, từ 6 giờ 20 phút sáng như dự kiến lên thành 5 giờ 20 phút sáng.
Vậy chúng tôi sẽ dự sự kiện gì? Người đầu dây bên kia không trả lời, nhưng nhắc chúng tôi nhớ cầm theo hộ chiếu và không được mang theo điện thoại.
Chính yếu tố trên đã khiến chúng tôi nghĩ rằng liệu có phải sắp được gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hay không. Trong những chuyến đi trước tới Bình Nhưỡng, chúng tôi không được phép mang theo điện thoại ở bất cứ sự kiện nào có sự tham dự của nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Sau đó, chúng tôi ăn sáng nhanh rồi được đưa tới Cung Văn hoá Nhân dân, nơi tất cả phóng viên nước ngoài phải trải qua 2 giờ đồng hồ kiểm tra để bảo đảm các quy trình an ninh. Sau đó, chúng tôi được chở bằng xe buýt tới Ryomyong – khu phố kiểu mẫu mới ở Bình Nhưỡng.
Tới lúc đó, chúng tôi càng thêm chắc chắn về khả năng xuất hiện của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại sự kiện, dù những người liên hệ không thông báo gì. Tuy nhiên, phải mất tới 2 giờ hoặc lâu hơn, nhà lãnh đạo Triều Tiên mới xuất hiện.
Video đang HOT
Trong khoảng thời gian chờ đợi, hàng trăm nghìn người bắt đầu tới tập trung, phần lớn là đi bộ đến. Đó là những người mặc trang phục ngày thường, phụ nữ mặc đồ truyền thống và cả các quân nhân nữa. Người cầm bóng bay, người thì cầm hoa. Có đôi lúc, mọi người ngồi nghỉ trên phố. Bỗng nhiên, tiếng nhạc nổi lên và mọi người đứng dậy bắt đầu nhảy múa.
“ Sự kiện lớn”
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại lễ khánh thành. (Ảnh: Reuters)
Sự kiện khánh thành khu phố mới chính thức bắt đầu.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng các quan chức cấp cao trong chính phủ Triều Tiên tiến lên bục lễ đài được đặt ở giữa phố, chính thức khai mạc buổi khánh thành phố Ryomyong. Đây là sự kiện đã được truyền thông Triều Tiên đưa rầm rộ trong suốt những tháng qua.
Dù nhà lãnh đạo Kim không phát biểu nhưng Thủ tướng Pak Pong Ju đã ca ngợi về tốc độ hoàn thành tiến độ đề ra, coi đây là minh chứng thể hiện sức mạnh của đất nước.
Cá nhân tôi nhận thấy rằng, thông điệp được lãnh đạo Triều Tiên đưa ra rất rõ ràng. Dù đối diện với các lệnh trừng phạt song Triều Tiên vẫn đủ khả năng xây dựng một tuyến đường hiện đại của riêng mình.
Và một thông điệp khác cũng được chúng tôi nhận ra trong cuộc trao đổi với người dân địa phương. Đó là họ không sợ hãi chiến tranh và người dân nước này sẵn sàng cho bất cứ cuộc xung đột vũ trang nào. Có thể nói chúng tôi không nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào về sự e ngại tại thủ đô Bình Nhưỡng, dù tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã gia tăng căng thẳng trong những ngày qua.
Trời tối, chúng tôi trở lại khách sạn. Những chiếc xe tải chở binh sĩ và người dân rầm rập chạy trên các con phố vào trung tâm, có vẻ như Triều Tiên đang chuẩn bị cho sự kiện quan trọng vào cuối tuần này. Đó là sự kiện kỷ niệm 105 năm ngày sinh của nhà sáng lập nước Kim Nhật Thành.
Có thể nói tình hình ở Triều Tiên vẫn yên bình, không như những dư luận bên ngoài về nguy cơ đối đầu giữa Bình Nhưỡng và Washington. Tuy nhiên, nếu sự kiện chào mừng lễ kỷ niệm sắp tới bao gồm cả các hành động quân sự khiêu khích, giới phân tích cho rằng Bình Nhưỡng sẽ đối diện với sức ép hoặc bị áp đặt thêm các lệnh trừng phạt từ cộng đồng quốc tế.
Ngọc Anh
Theo Dantri
Bất động sản trong dòng chảy M&A
Sáng nay (25/7), Ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam sẽ tổ chức họp báo giới thiệu sự kiện lớn nhất Việt Nam về mua bán, sáp nhập và đầu tư chiến lược năm 2016.
Ban tổ chức cho biết, với chủ đề "Cơ hội trong không gian kinh tế mở", Diễn đàn M&A Việt Nam 2016 tổ chức ngày 18/8/2016 tại TP. HCM sẽ tập trung đánh giá các cơ hội M&A và đầu tư tại Việt Nam khi chúng ta tham gia sâu vào các khu vực kinh tế chung như AEC, TPP; những khung pháp lý và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đón đầu làn sóng đầu tư mới...
Những câu hỏi lớn nhất đối với một thương vụ mua bán, sáp nhập như làm thế nào để huy động và thu hút vốn tốt nhất, xử lý các vấn đề hậu M&A ra sao, lĩnh vực nào sẽ là "điểm nóng" M&A trong thời gian tới cũng sẽ được phân tích, mổ xẻ, ngõ hầu tìm ra câu trả lời thấu đáo.
Với câu hỏi lĩnh vực nào sẽ là "điểm nóng" M&A, có lẽ không thể không nhắc đến bất động sản, bởi lĩnh vực này đã sôi động hoạt động mua bán, chuyển nhượng dự án từ vài năm nay. Đặc biệt, hai cú huých chính sách lớn nhất hỗ trợ hoạt động M&A địa ốc là Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh doanh bất động sản 2014 nới lỏng điều kiện cho người nước ngoài sở hữu, đầu tư, kinh doanh bất động sản tại Việt Nam, đồng thời cho phép chủ đầu tư được chuyển nhượng một phần dự án thay vì buộc phải chuyển nhượng toàn bộ như trước.
Trên thực tế, trong quy mô trên 5 tỷ USD của thị trường M&A Việt Nam năm 2015, các thương vụ lớn đều rơi vào các giao dịch chuyển nhượng dự án bất động sản.
Năm 2016, theo một khảo sát với khoảng 200 đại điện các nhà đầu tư bất động sản lớn trên toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có 20% các nhà đầu tư bày tỏ ý định muốn đầu tư vào khu vực Đông Nam Á (so với tỷ lệ 17% trong năm 2015); 36% các nhà đầu tư nhận định Việt Nam là thị trường đầu tư hấp dẫn nhất, tiếp đến là Singapore (31%).
Có một sự khác biệt rất rõ, thời gian gần đây, thay vì trực tiếp đăng ký đầu tư, trực tiếp phát triển dự án như trước đó, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng tiếp cận với các nhà phát triển bất động sản trong nước để hợp tác phát triển dự án, nhằm tận dụng các thế mạnh am hiểu thị trường nội địa của các chủ đầu tư trong nước.
Có thể gọi hình thức đầu tư này là "M&A thân thiện" và thời gian qua, xu hướng này đang lên ngôi.
Bất động sản Nam Long sau khi hợp tác thành công với Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản) triển khai Dự án Flora Anh Đào năm 2015, tháng 4/2016 lại tiếp tục cùng Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad hợp tác phát triển Dự án Fuji Residence với quy mô, mức đầu tư lớn hơn nhiều.
Điều đáng nói hơn là tất cả các đối tác ngoại khi đầu tư vào Nam Long đều thể hiện một sự trọng thị, hợp tác làm ăn chứ không theo kiểu "ban phát". Như ông Toshihiro Matsuo, Giám đốc Khối kinh doanh nhà ở Nishi-Nippon Railroad từng nói: "Chúng tôi học ở Nam Long kinh nghiệm phát triển và bán căn hộ phù hợp với đặc thù thị trường và tập quán của Việt Nam...".
Và trên thực tế, nửa đầu năm 2016, hàng loạt thương vụ hợp tác theo kiểu M&A "một nửa" đã diễn ra khi Creed Group của Nhật Bản rót 200 triệu USD mua lại 20% cổ phần của CTCP Đầu tư và Phát triển bất động sản An Gia; Keppel Land nhận chuyển nhượng 40% Dự án Empire City tại quận 2, TP. HCM (tương đương với 93,9 triệu USD); An Gia Investment và Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) hợp tác với Phát Đạt triển khai dự án River City 500 triệu USD...
Nhưng trong dòng chảy M&A, các nhà đầu tư nội không những không đứng ngoài cuộc mà còn đang ở thế thượng phong.
Làn sóng mua bán, chuyển nhượng hoặc liên doanh liên kết được thị trường gọi chung bằng cái tên M&A giữa các DN địa ốc trong việc phát triển các dự án thời gian qua như một làn gió mới thổi vào thị trường. Những dự án bê trễ được tiếp thêm sinh khí mới hoặc những dự án đang triển khai một cách bình lặng trở nên sống động hơn với sự góp mặt của những tên tuổi hàng đầu trên thị trường như Vingroup, Novaland, Hưng Thịnh, Đất Xanh, Him Lam, Khang Điền, FLC...
Nhưng một câu hỏi đặt ra, khi thị trường bất động sản hồi phục, M&A có còn sôi động?
Rõ ràng là những thách thức tăng lên và khó khăn lớn nhất là mức giá chuyển nhượng dự án đã tăng hơn trước rất nhiều. Tâm lý "đắt bán chơi, rẻ để đấy" cũng trở lại!
Chẳng hạn, một thống kê cho thấy, giai đoạn năm 2014, giá chuyển nhượng dự án đã tăng khoảng 15% so với giai đoạn 2012-2013. Sang giai đoạn 2015-2016, giá lại tăng thêm từ 25-30%. Chưa kể với nhà đầu tư nước ngoài, sự minh bạch trong việc phát triển các dự án của các chủ đầu tư Việt Nam cũng khiến họ e dè khi cùng hợp tác.
Những băn khoăn đó kỳ vọng sẽ được giải đáp thấu đáo tại Diễn đàn M&A 2016 tổ chức ngày 18/8 tới đây.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Điểm danh "xế hộp" hạng sang của BMW tại Hà Nội Là một trong những sự kiện lớn nhất của BMW tại Hà Nội. Khu trưng bày tại BMW World Vietnam 2016 hội tụ đầy đủ các dòng xe của hãng. Là thương hiệu "mẹ" BMW đương nhiên sẽ có khu vực trưng bày lớn nhất tại triển lãm BMW World Vietnam 2016, chiếm hết sảnh giữa của Trung tâm hội nghi Quốc gia...