Triều Tiên: Nói chiến tranh, làm… cải cách
Nếu chỉ nghe theo các phương tiện truyền thông thế giới, thì bán đảo Triều Tiên đang mấp mé bờ vực chiến tranh.
Nhà cải cách Pak Pong-ju được tái bổ nhiệm làm thủ tướng.
Trên thực tế, những tuyên bố hiếu chiến của Bình Nhưỡng về việc sẵn sàng tấn công Hàn Quốc và Mỹ chỉ là một phần của chiến dịch tuyên truyền ngoại giao như thường lệ. Chúng đánh lạc sự chú ý khỏi những tin tức quan trọng hơn từ Bình Nhưỡng. Trong bộ máy lãnh đạo của Triều Tiên đã xảy ra nhiều thay đổi đáng kể, cho phép hy vọng vào một số chỉnh đổi đường lối phát triển của đất nước, giáo sư người Nga Andrei Lankov tại trường Đại học Tổng hợp Côn Minh ở Seoul nhận định.
Hội đồng Nhà nước CHDCND Triều Tiên đã bổ nhiệm ông Pak Pong-ju, người nổi tiếng mang tư tưởng cải cách, làm tân Thủ tướng Triều Tiên. Ông này từng giữ chức vụ thủ tướng và đã đóng vai trò chủ chốt trong việc tổ chức “các biện pháp ngày 01 tháng Bảy” năm 2002 – nỗ lực cải cách triệt để nhất từ trước đến nay từng được chính phủ Bắc Triều Tiên áp dụng. Đặc biệt, trong đó dự kiến việc hợp pháp hóa một phần thương mại tư nhân và mở rộng đáng kể quyền tự quyết của các nhà quản lý trong những doanh nghiệp nhà nước. Những biện pháp này được thực hiện như động thái đối phó với sự rối loạn của nền kinh tế Triều Tiên sau cái chết của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành.
Tuy nhiên, khi tình hình chung ở Triều Tiên đã được cải thiện đôi chút nhờ vào những biện pháp cải cách và viện trợ nhân đạo tập trung của nước ngoài, công cuộc cải cách đã bị dừng lại. Năm 2007, ông Pak Pong-ju bị miễn nhiệm chức vụ Thủ tướng và bị giáng xuống chức Giám đốc một đơn vị sản xuất tại Suncheon.
Tuy nhiên, sau cái chết của Chủ tịch Kim Jong-il và Kim Jong-un lên nắm quyền vào vào tháng Tư năm 2012, ông Pak đã trở lại chính phủ trên cương vị lãnh đạo bộ phận công nghiệp nhẹ của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. Và từ vị trí này bây giờ ông được tái bổ nhiệm vào chức thủ tướng. Quá khứ của ông như một nhà cải cách tiên phong cho phép hy vọng rằng những thay đổi mới đang chờ đợi Bắc Triều Tiên trong thời gian sắp tới.
Những kỳ vọng này còn được củng cố thêm bởi những thay đổi cơ cấu trong quân đội Triều Tiên, tiếp tục quá trình thay thế dần các tướng lĩnh quân đội bằng các tướng chính trị. Các quan sát viên nước ngoài đã vô cùng ngạc nhiên về việc không có tên Tổng Tham mưu trưởng và Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang trong Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên Choe Ryong Hae thì vẫn tại chức.
Ông Choe đầu tiên nắm giữ chức vụ Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Bắc Triều Tiên, sau đó là chức Bí thư Tỉnh uỷ thứ nhất. Như vậy, chức vụ của ông trong quân đội không được hỗ trợ bởi kinh nghiệm quân sự. Dù vậy, giờ đây chính ông là người có ảnh hưởng nhất trong đội ngũ tướng lĩnh và nguyên soái của Triều Tiên.
Video đang HOT
Điều này nằm trong xu hướng đã được biểu hiện khá rõ trong năm qua. Ảnh hưởng chính trị của quân đội giảm dần, còn ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo đảng và các nhà kỹ trị, trái lại, đang tăng dần.
Mặc dù các phương tiện truyền thông Triều Tiên liên tục nói về việc chiến tranh có thể bùng phát vào bất cứ lúc nào, những tướng lĩnh quân đội vẫn đang tiếp tục bị gạt ra khỏi bộ máy chính quyền. Lại thêm một bằng chứng hiển nhiên rằng trên thực tế Kim Jong-un không hề có kế hoạch chiến tranh nào cả. Ông ta không chỉ không có kế hoạch chủ động tấn công mà cũng không hề chờ đợi một cuộc tấn công nào từ bên ngoài.
Việc tái bổ nhiệm ông Pak Pong Ju và những thay đổi trong quân đội có đồng nghĩa với việc Triều Tiên đang bắt đầu thay đổi?
Hiện chưa có câu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng những cải cách ở Triều Tiên hoàn toàn có thể kết hợp với những tuyên bố hiếu chiến cũng những nhắc nhở liên tục về những quan hệ thù địch bao quanh. Dù sao đi nữa, việc nói về mối đe dọa bên ngoài sẽ đoàn kết quần chúng nhân dân và có thể làm họ trở nên dễ dàng điều khiển hơn. Trong khi đó, một dân tộc phục tùng và dễ điều khiển không chỉ cần cho những nhà bảo thủ mà cả cho những nhà cải cách ở Triều Tiên.
Theo Dantri
Trung Quốc dùng game làm công cụ tuyên truyền
Trung Quốcđã bất ngờ công khai phát hành trò chơi điện tử Glorious Mission vốn chỉ dành để huấn luyện binh sĩ trong trận chiến mô phỏng ra công chúng.
Theo BBC, những máy điều khiển trò chơi điện tử tại gia vốn hút khách những năm 1990 nhưng đã chính thức bị cấm vào năm 2000 vì người ta lo sợ chúng làm hư giới trẻ Trung Quốc.
Với Trung Quôc, đây là nỗ lực nhằm ngăn ngọn triều dâng của chủ nghĩa tư bản và các sản phẩm văn hóa phương Tây du nhập vào nước này nhưng không thành công.
Các máy điều khiển trò chơi điện tử vẫn được bán trên thị trường không chính thức và ngành công nghiệp video game chỉ đơn giản là chuyển sang trực tuyến. Ngày nay, nó là một ngành công nghệ trị giá hơn 50 tỷ NDT/năm (tương đương 7,9 tỷ USD).
Cách đây vài tháng, Giant Network Technology cho phép người dân tải trò chơi Glorious Mission (vốn được thiết kế huấn luyện binh lính). Chỉ trong thời gian ngắn, đã có hơn một triệu lượt tải về.
Theo BBC, nó có vẻ chỉ giống như một trò chơi bắn giết đẫm máu nhưng trên thực tế là một công cụ tuyên truyền mới nhất của Trung Quốc.
Những giấc mơ quân sự
Hình ảnh trong game Glorious Mission được tải về hơn một triệu lần.
Trò chơi này được thiết kế như một công cụ trợ giúp trong việc đào tạo binh lính Trung Quốc. Truyền hình nhà nước chiếu hình ảnh rất nhiều binh lính trong quân đội vui vẻ chơi game, điều khiển đội quân ảo thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân trong các tình huống chiến trận khác nhau.
Điều thú vị là kẻ thù ảo mà họ đang chiến đấu chống lại xuất hiện lúc này lúc khác đều có ít nhất một nét gì đó giống Mỹ và các đồng minh của nước này. Điều đó nảy sinh câu hỏi về chuyện, cụ thể thì binh lính đang luyện tập chính xác là để chuẩn bị cho những tình huống nào trong thực tế.
"Nhưng bất kể ảnh hưởng tới binh lính là gì thì việc quyết định để công chúng có thể chơi trò này đã được đưa ra nhằm làm cho người dân thấm nhuần các giá trị yêu nước, một "giá trị cốt lõi" của quân đội", theo nguồn tin từ chính quân đội.
Phó chủ tịch công ty phát triển phần mềm Giant Network Technology Gu Kai cho rằng, trò chơi điện tử này sẽ giúp trong việc tuyển mộ thêm quân nhân mới.
"Tôi hy vọng rằng ai đó chơi trò chơi điện tử này và sẽ thực hiện được ước mơ của họ. Hầu hết các chàng trai trẻ từ đáy lòng mình, đều muốn là một người lính. Họ thích chiến đấu, họ muốn chiến thắng và nếu trò chơi này có thể biến giấc mơ đó trở thành hiện thực thì tôi cũng chẳng ngạc nhiên", ông Kai nói.
Cuộc chiến về ý tưởng
Tại một quán internet cà phê ở Thượng Hải, hầu như mọi chiếc máy tính trong số khoảng 100 chiếc tại đây đều có một người nào đó đang căng thẳng chiến đấu trực tuyến với nhiều loại kẻ thù khác nhau từ yêu tinh, người ngoài hành tinh hay con người.
Một thanh niên cho biết anh tới đây 10 giờ mỗi tuần, người này tâm sự rằng các trò chơi trực tuyến có thể là một công cụ mạnh mẽ tác động đến suy nghĩ và ý tưởng con người.
Glorious Mission là một sự trở cờ rất nhanh của quân đội Trung Quốc và cũng là một dấu hiệu rằng nước này không chỉ kiểm duyệt internet, cấm các thuật ngữ trên công cụ tìm kiếm và xóa các bài viết mà nay còn tìm cách cầm cương sức mạnh của nó.
Chơi game trực tuyến rất được ưa chuộng tại Trung Quốc.
Năm 2013, phương tiện truyền thông nhà nước gợi ý rằng, giới chức trách có thể sẽ chính thức từ bỏ hoàn toàn những cẩn trọng về đạo đức trong ngành công nghiệp video game và lệnh cấm các trò chơi điện tử sẽ được xem xét lại.
Theo ông Gu Kai, Trung Quốc hiện nay thực sự vượt qua được lối suy nghĩ cũ. "Tôi đã gặp một số các quan chức và những năm nay họ không còn lo lắng về trò chơi điện tử nữa. Hầu hết trong số họ đang thúc đẩy nó như một ngành công nghiệp mới, đầy hy vọng và đang phát triển nhanh chóng. Ít nhất tại Thượng Hải này tất cả các quan chức đều rất cởi mở và ủng hộ", ông Kai nói.
Trung Quốc không phải là nước đầu tiên thiết kế một video game vì mục đích huấn luyện quân sự - Glorious Mission có một số điểm giống với một trò chơi được sản xuất từ cách đây 10 năm cho quân đội Mỹ và cũng được dùng đê tuyển quân.
Tuy nhiên, mục tiêu tạo tác động đến suy nghĩ của công chúng và cố gắng suy tư của dân và nuôi dưỡng tình cảm dân tộc, bôi bô lòng trung thành là môt cuôc chiên lớn hơn với Trung Quôc. Trong thế giới ảo ở Trung Quốc, đây là một cuộc chiến có nhiều khả năng sẽ tăng đô nóng.
Theo vietbao
Yêu sách biển: Trung quốc chuyển từ dùng dân sự sang quân sự Từ việc thử nghiệm,Trung Quốcđã chính thức đưa ra lá bài quân sự trong tranh chấp chủ quyền biển với các nước trong khu vực. Mới đây nhất, người phát ngôn bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, quân đội nước này sẽ tăng cường hợp tác với các lực lượng thực thi pháp luật hàng hải trong động thái nhằm bảo vệ...