Triều Tiên đùng đùng nổi giận sau khi Hàn Quốc duyệt binh
Chỉ ít giờ sau khi Hàn Quốc duyệt binh, Triều Tiên hôm qua (1/10) đã lên tiếng cảnh báo người láng giềng về nguy cơ “hủy diệt” cuối cùng, đồng thời cáo buộc Mỹ lạm dụng quyền lực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Ông Pak Kil-Yon, thứ trưởng ngoại giao của Triều Tiên
Phát biểu trên được ông Pak Kil-Yon, thứ trưởng ngoại giao của Triều Tiên đưa ra trong cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc. Ông Pak khẳng định nỗ lực “hào phóng” của Bình Nhưỡng nhằm cải thiện các mối quan hệ đã gặp phải “cách tiếp cận có tính thù địch” từ Hàn Quốc.
Ông khẳng định thái độ của Seoul “đang tạo ra nguy cơ đẩy mối quan hệ trở lại giai đoạn hủy diệt”.
Giữa lúc có dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đang mở rộng việc sản xuất các vật liệu phân hạch cấp độ vũ khí, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye ngày hôm qua đã khẳng định bom hạt nhân của Triều Tiên là một “mối đe dọa nghiêm trọng”.
Và để củng cố cho cảnh báo của mình, Hàn Quốc đã đem ra trình diễn một loại tên lửa có độ chính xác cao trong một cuộc duyệt binh tại thủ đô Seoul, với sự chứng kiến của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
Ông Pak Kil-Yon cũng khẳng định “chính sách hiếu chiến của Mỹ” là nguyên nhân của những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cho rằng Washington đã thúc ép Liên hợp quốc thông qua các lệnh cấm vận sau một vụ phóng tên lửa.
Video đang HOT
Hồi tháng Giêng vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã gia hạn các lệnh trừng phạt chống lại Triều Tiên, do nước này thực hiện một vụ phóng vệ tinh bị xem là tương ứng với một vụ thử tên lửa tầm xa và sau khi nước này thử hạt nhân lần ba hồi tháng 2.
“Nó cho thấy một ví dụ điển hình về cách thức và mục đích việc quyền lực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bị lạm dụng”, ông Pak khẳng định và cáo buộc Mỹ, một trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng bảo An, có hành động “thao túng”.
“”Trường hợp Hội đồng bảo An bị lạm dụng bởi một quốc gia nhất định, bị “biến thành” một công cụ cho lợi ích chiến lược của họ không thể bị cho qua mà không bị chất vấn”, đại diện Bộ ngoại giao Triều Tiên nói.
Ngoài ra ông Pak cũng lên án cái ông gọi là “tiêu chuẩn kép” của các điều tra viên nhân quyền Liên hợp quốc, những người đã chỉ trích tình hình nhân quyền tại Triều Tiên, cũng như “sự can thiệp không công bằng, sức ép và sử dụng vũ lực” tại Syria, và lệnh cấm vận của Mỹ chống lại Cuba.
Thanh Tùng
Theo AFP
Nước Mỹ vào thời khắc chính phủ đóng cửa
Cổng thông tin của các cơ quan công quyền Mỹ đăng thông báo mới nhất sau thời điểm chính phủ Mỹ phải đóng cửa, trong khi khung cảnh tại Washington đêm 30/9 dường như ảm đạm và trầm lắng hơn những ngày thường.
Các cơ quan công quyền của Mỹ những ngày này bị xáo trộn và trong trạng thái bất an vì lo lắng Thượng viện và Hạ viện Mỹ không thể thống nhất vấn đề ngân sách cho chính phủ. Điều này đã xảy ra và chính phủ Mỹ phải đóng cửa lần đầu tiên sau 17 năm. Trong ảnh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, đang có chuyến thăm tới Hàn Quốc, vội vã viết thư và điện đàm cho các đồng nghiệp ở nhà về vấn đề chính phủ và bộ của ông phải ngừng hoạt động. Ảnh: Defense.gov
Trang web của Bộ Nông nghiệp Mỹ ngay lập tức phát đi thông báo bộ này dừng hoạt động vì vấn đề ngân sách liên bang. Sau khi vấn đề ngân sách được giải quyết, hoạt động của Bộ Nông nghiệp và trang web mới có trở lại bình thường, bộ này cho hay. Ảnh chụp màn hình Usda.gov.
Trang web của Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh Mỹ thì đăng thông báo quan trọng đáp ứng lượng câu hỏi dồn dập của các nhà báo muốn tìm hiểu kỹ hơn về chính sách bảo hiểm y tế của Tổng thống Barack Obama. Obamacare chính là thứ mà các nghị sĩ Cộng hòa ở Hạ viện lấy ra làm điều kiện để đạt thỏa thuận với chính phủ của tổng thống Dân chủ. Obamacare có hiệu lực từ ngày 1/10. Ảnh chụp màn hình HHS.gov.
Trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đăng thông báo các kế hoạch hoạt động trong quãng thời gian chính phủ Mỹ phải đóng cửa vì không có kinh phí. Ảnh chụp màn hình State.gov
Nhà Trắng im ắng trong đêm 30/9, sát thời điểm Quốc hội Mỹ không thông qua nghị quyết về ngân sách hoạt động cho chính phủ, khiến chính phủ nước này lần đầu phải đóng cửa trong 17 năm. Ảnh: AFP
Tổng thống Barack Obama rời đi sau khi phát biểu tối 30/9 về khả năng chính phủ phải dừng hoạt động. Ảnh: AFP
Lãnh đạo đa số ở Thượng viện Harry M. Reid tới phòng làm việc ở Washington. Ông Reid là một trong những thành viên Thượng viện ủng hộ mạnh mẽ việc từ chối dự luật cấp vốn mà Hạ viện đề nghị, vì theo đó luật về trợ cấp y tế và bãi bỏ thuế cho các thiết bị y tế mà Tổng thống Obama đề xuất sẽ bị trì hoãn một năm. Ảnh:Washington Post
Cô Lucy Muro, nhân viên làm việc tại Bộ Nông nghiệp, rời văn phòng làm việc trở về nhà ở Gaithersburg và không biết bao giờ sẽ quay trở lại làm việc. Các công chức nhà nước đều về nhà và chờ đợi các diễn biến tiếp theo sau khi chính phủ đóng cửa. Ảnh: Washington Post
Theo VNE
'Đóng cửa chính phủ làm tổn hại uy tín quân sự Mỹ' Bộ trưởng Mỹ Chuck Hagel hôm nay lên tiếng cảnh báo việc chính quyền Liên bang Mỹ phải đóng cửa sẽ tạo ra sự "bất ổn" đối với các nhiệm vụ quân sự ở nước ngoài và làm dấy lên sự lo ngại cho các nước đồng minh. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lo ngại chính phủ đóng cửa sẽ làm tổn hại...