Triều Tiên che đậy bãi thử hạt nhân
Bình Nhưỡng được cho là phủ kín lối vào đường hầm tại khu thử hạt nhân nhằm tránh vệ tinh theo dõi của thế giới, trước nghi ngờ nước này sắp thử hạt nhân lần thứ ba.
Ảnh vệ tinh hôm 23/1 chụp bãi Punggye-ri còn thấy các đường hầm rõ rệt. Ảnh: 38 North
Bãi thử hạt nhân Punggye-ri có 3 đường hầm và nhiều tòa nhà phụ trợ. Bãi thử này được tình báo Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản theo dõi sát sao kể từ khi Triều Tiên đe dọa sẽ tiến hành thử hạt nhân từ vài tuần trước.
“Các chuyên gia cho thấy một mạng lưới ngụy trang trông giống như mái nhà được đặt ở lối vào đường hầm”, hãng tin Yonhap dẫn nguồn tin quan chức chính phủ Hàn Quốc cho hay.
“Hành động này dường đi nhằm mục đích tránh không cho thế giới bên ngoài theo dõi việc chuẩn bị cho cuộc thử hạt nhân mà đến nay đã gần hoàn tất”, nguồn tin nói.
Video đang HOT
Triều Tiên đe dọa tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba để đáp lại lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc sau cuộc phóng tên lửa của Bình Nhưỡng ngày 12/12 năm ngoái. Nước này tuyên bố phóng tên lửa mang vệ tinh lên quỹ đạo trong khi Liên Hợp Quốc và các nước cho rằng đây thực chất là một vụ thử tên lửa đạn đạo.
Yonhap dẫn một nguồn tin tình báo cho biết việc che đậy bãi thử hạt nhân có thể nhằm để gây nhầm lẫn cho những nhà quan sát bên ngoài. “Đây cũng có thể là một chiến thuật xáo trộn, tương tự như trước khi họ thử tên lửa”, nguồn tin nói.
Các cơ quan tình báo của Hàn Quốc và Mỹ từng bị bẽ mặt vì không phát hiện ra cuộc phóng tên lửa của Triều Tiên hồi tháng 12, một phần do Triều Tiên đã ngụy trang bãi phóng.
Mặt khác, các quan chức ngoại giao và quân đội Triều Tiên “đánh lạc hướng” bằng các tuyên bố cuộc phóng tên lửa sẽ phải hoãn dài ngày và tên lửa đã được dỡ khỏi bệ phóng. Tuy nhiên, nó đã được phóng đi một ngày sau đó.
Căng thẳng tăng cao trên bán đảo Triều Tiên thời gian qua trong khi Hàn Quốc dự kiến tiến hành hàng loạt cuộc diễn tập quân sự trong tháng này, trong đó có cả cuộc tập trận với Mỹ.
Trong một chuyến thăm dò hôm 31/1 của tàu ngầm hạt nhân Mỹ tới Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận chung, chỉ huy Lực lượng Liên quân Hàn Quốc, Jung Seung-jo, nói khu vực Punggye-ri được phát hiện “hoạt động rất nhộn nhịp”.
“Tôi không thể mô tả chi tiết nhưng chúng tôi theo dõi sát sao khu vực này để xem liệu có thể là bước chuẩn bị cho cuộc thử hạt nhân thực sự hay không”, ông Jung nói.
Theo VNE
Triều Tiên sẵn sàng thử hạt nhân
Bình Nhưỡng vừa sửa chữa những thiệt hại do lụt lội gây ra tại điểm thử hạt nhân và có thể sớm tiến hành vụ thử.
Ảnh chụp từ vệ tinh hôm 2/12, đăng tải hôm nay cho thấy đường đi tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri, nơi các chuyên gia nghi ngờ sẽ là địa điểm thực hiện cuộc thử hạt nhân tiếp theo.
Viện Mỹ - Hàn, trường Johns Hopkins cho rằng con đường có màu tối vì nhiều xe đi lại làm tuyết tan, và giao thông dường như bị hạn chế ở đường vòng, đường vào hầm và hai tòa nhà hỗ trợ ở khu vực phía nam. Viện nhận định Triều Tiên "có thể thử hạt nhân chỉ hai tuần sau khi đưa ra quyết định". Ảnh: AP
Những bức ảnh vệ tinh chụp hôm 13/12 cho thấy Bình Nhưỡng đang quyết tâm duy trì trạng thái sẵn sàng ở bãi thử hạt nhân Punggye-ri, AFP dẫn lời viện nghiên cứu Mỹ - Hàn, đại học Johns Hopkins hôm nay cho biết.
Trận lụt lột nặng trước đó đã phá hủy nặng nề cơ sở vật chất, nhưng Triều Tiên nhanh chóng tái thiết lập khả năng vận hành của cơ sở này, viện nghiên cứu Mỹ cho hay trên trang web 38north. "Họ tiếp tục đặt bãi thử ở trong tình trạng sẵn sàng, giúp họ thực hiện một cuộc thử hạt nhân chỉ hai tuần sau khi đưa ra quyết định", viện cho biết.
Trong khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang thảo luận về những biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa đầu tháng này, nhiều người lo ngại Bình Nhưỡng có thể thực hiện cuộc thử hạt nhân thứ ba.
Tuy nhiên, viện nhận định một dòng nước dường như chảy ra từ lối vào của đường hầm phía nam tại bãi thử. Dòng nước cho thấy có thể có trục trặc gây rò rỉ, ảnh hưởng bất lợi tới thiết bị hạt nhân và bộ phận cảm biến dùng để thu thập dữ liệu và giám sát vụ thử. "Liệu vấn đề này đã nằm trong tầm kiểm soát hay chưa được giải quyết hiện vẫn chưa rõ ràng", viện cho hay.
Mỹ và đồng minh đã kêu gọi trừng phạt nặng đối với Bình Nhưỡng vì vụ phóng tên lửa mà các nước này cho là một vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa, vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc sau hai vụ thử hạt nhân trước của Triều Tiên năm 2006 và 2009. Cả hai vụ thử đều được thực hiện sau các vụ phóng tên lửa tầm xa.
Đồng minh lớn duy nhất của Triều Tiên, Trung Quốc, đang phản đối bất cứ động thái siết chặt cấm vận nào với Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho biết một cuộc thử hạt nhân nữa sẽ là thử thách khó khăn đối với sự kiên nhẫn của Bắc Kinh trước nước láng giềng khó lường.
Theo VNE
Vụ bê bối của cựu Giám đốc CIA: Có dấu hiệu bưng bít thông tin? Quan chức cấp cao Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và Bộ Tư pháp đã được thông báo về việc các nhân viên FBI đã phát hiện ra mối quan hệ ngoài hôn nhân của cựu Giám đốc Cục Tình báo Trung ương David Petraeus từ hồi tháng 10-2012. Tuy nhiên, theo các quan chức chính phủ, thông tin này không được...