Triết lý giáo dục ‘xanh’
Bàn về triết lý giáo dục Việt Nam hiện đại, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh cho rằng khi con người phát triển hài hòa cả về trí tuệ, nhân cách và nghị lực trong một thế giới văn minh, có xu thế sống gần với thiên nhiên hơn, thì đó được gọi là Triết lý giáo dục “Xanh”.
Hình minh họa. Nguồn ảnh: 123rf
Giáo dục bắt rễ từ những vấn đề cơ bản có tính ổn định và những vấn đế mới theo xu thế thời đại mà tập hợp hưu cơ của chúng thường được gọi là triết lý giáo dục (GD).
Sứ mệnh của giáo dục thời nay phải làm sao để giúp con người phát triển hài hòa cả trí tuệ, nhân cách lẫn nghị lực để con người có thể sống trong một thế giới văn minh với công nghệ hiện đại, vật chất phong phú nhưng không làm mất đi chính mình, ngược lại phải không ngừng phát triển những giá trị cốt lõi như trên để đạt được hạnh phúc thật sự. Lúc đó con người sẽ có xu thế sống gần với thiên nhiên hơn, “hành xử” với Mẹ Trái đất đúng mực hơn. Triết lý giáo dục như vậy được gọi là Triết lý giáo dục “Xanh”.
Giáo dục để làm gì
Phát triển cá nhân: Giúp mọi công dân nói chung và người học nói riêng hướng đến làm người tốt toàn diện, có tình người, có trí tuệ sáng suốt, có sức khỏe thể chất – tinh thần và nghị lực mạnh mẽ; làm nghề giỏi phù hợp với bản thân để tạo kế sinh nhai, thể hiện trách nhiệm với gia đình và góp phần phục vụ xã hội.
Phát triển xã hội: Nâng cao đạo đức, sức khỏe, nghị lực, trí tuệ cho công dân, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, cung cấp thị trường nhân lực, thị trường khoa học công nghệ cho đât nươc cung như các nước trong khu vực và trên thế giới, hội nhập quốc tế phù hợp với xu thế thời đại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa, đôc lâp tư chu của cac dân tộc nhăm không ngưng xây dưng đât nươc giau manh, văn minh, tiên bô.
Giáo dục những vấn đề gì
Về nhân cách: Lối sống lành mạnh; tự giác, trung thực; nếp sống văn minh, cần kiệm; yêu thiên nhiên, ý thức cải thiện và bảo vệ môi trường, chông biên đôi khi hâu; sông va lam viêc theo Hiên phap & pháp luật, qui ước cua cộng đồng; lòng nhân ái; quan hệ, ứng xử đúng mực với mọi người; ý thức tập thể, nô lưc vì lợi ích chung …
Video đang HOT
Về nghị lực: Xây dựng lý tưởng, hoài bão cho ban thân; bản lĩnh, tự tin vao sưc manh tiêm tang bên trong cua chinh minh; thường xuyên xem lai minh và gop y cho nhưng xung quanh với tinh thần xây dựng; khả năng vượt khó, quyết tâm hoàn thành công việc; biết chấp nhận và rút ra kinh nghiệm từ những thất bại để từng bước mạnh lên; khả năng tập luyện để nâng cao sức khỏe, ý chí, phòng chống bệnh tật, tai nạn, tệ nạn …
Về trí tuệ
Nhân thưc: Tư duy sang tao, hoai nghi, phê phan; khả năng dư bao, nhạy bén, năng động để phân tích tình huống và giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống…
Kiến thức: Tinh hoa văn hóa của dân tộc va nhân loại; kiến thức phổ thông; kiến thức khoa học đại cương; kiến thức chuyên ngành; kiến thức cuộc sống; kiến thức công cụ như ngoại ngữ, tin học …
Kỹ năng: Kỹ năng tự học & nghiên cứu khoa học, tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin; kỹ năng vê nghề nghiêp; kỹ năng giao tiếp (nói, viết, mạng internet …); kỹ năng làm việc độc lập va hợp tác làm việc theo nhóm; kỹ năng tự tạo việc làm và phát triển nghề nghiệp; kỹ năng cảm thụ hoặc thể hiện các loại hình nghệ thuật …
Mục tiêu cơ bản của các bậc học
Bậc Tiểu học (bao hàm cả mầm non): Chủ yếu là dạy người
Chú trọng giáo dục về nhân cách như sự hiếu thuận, lòng nhân ái, tình yêu thiên nhiên, tình đoàn kết, tương trợ, liêm khiết, uy tín, vượt khó, tự giác, tinh thần trách nhiệm.
Chương trình học nhẹ nhàng, vừa học vừa chơi, tạo điều kiện cho những năng khiếu, ưu điểm cũng như những hạn chế của học sinh được bộc lộ để ghi nhận và có giải pháp thích hợp.
Bậc Trung học (THCS, THPT): Nâng cao dạy người, chuẩn bị dạy nghề
Tiếp tục chú trọng giáo dục nhân cách, khả năng tự học, năng động, sáng tạo nhưng đòi hỏi ở mức độ cao hơn, thử thách lớn hơn, tự rèn luyện nhiều hơn.
Về mặt kiến thức, cần trang bị kiến thức phổ thông trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội để học sinh ở bậc học này có được bức tranh tri thức toàn cảnh một cách chung nhất của loài người từ xưa đến nay.
Bậc sau Trung học (trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Ở nhiều nước bậc học này được gọi chung là đại học) : chủ yếu dạy nghề.
Mục tiêu chủ yếu của bậc học này là trang bị những gì cần thiết nhất cho sinh viên để sau khi tốt nghiệp, họ làm được nghề đã học, có khả năng tự học hoặc học tiếp để nâng cao tay nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, mưu sinh, tự lập, tự tin vào đời. Tư duy sang tao, phê phan, dư bao … đươc đao tao manh ơ bâc hoc nay.
Phương thức giáo dục (giáo dục như thế nào)
Tự học & nghiên cứu: Người học không ngừng chủ động, tích cực, ham thích tìm hiểu, nghiên cứu, đồng thời vận dụng những điều đa học & nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn để tiếp cận dần các tiêu chí trong mục tiêu giáo dục.
Người dạy (hướng dẫn): được kiểm định có đạo đức tốt và đủ khả năng để giảng dạy hoặc hướng dẫn khoa học một nội dung cụ thể nào đó trong chương trình đào tạo.
Không gian giáo dục: Dạy học & nghiên cứu trực tiếp hoặc từ xa tại bất kỳ địa điểm nào qua kết nối với các phương tiện thông tin đại chúng.
Thời gian giáo dục: Không nên hạn chế thời gian giáo dục cho một bằng cấp, đề tài cụ thể. Xu thế thời đại là học tập suốt đời.
Hạ tầng giáo dục (điều kiện nào cho giáo dục)
Các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến giáo dục: Tạo khung pháp lý nhất quán, khoa học, thông thoáng để định hướng tốt cho giáo dục có thể phát triển mạnh mẽ, hiệu qủa, phù hợp với tình hình thực tiễn cuộc sống ở địa phương, trong vùng, trong nước, trong khu vực và xu thế thời đại.
Cơ sở vật chất & tài chính: Giáo dục giúp nâng cao dân trí và cung cấp nguồn nhân lực cho mọi ngành nghề trong xã hội nên cơ sở vật chất & tài chính của giáo dục cần phải được chia sẻ từ ngân sách nhà nước, bản thân người học, gia đình và hầu hết các ngành nghề trong xã hội.
Hệ thống quản lý điều hành: Cần phân quyền quản lý đến tận mỗi người học, người dạy. Mỗi người dạy, người học trước hết phải tự quản lý được vấn đề dạy-học của mình. Tiếp đó cấp cơ sở (trường, viện…), câp phong, khoa cũng được phân quyền mạnh. Từ đó bộ máy quản lý điều hành từ cơ sở đến trung ương sẽ tinh gọn.
Kiểm định giáo dục (xác định chất lượng giáo dục): Dựa vào mục tiêu giáo dục, các tiêu chí cụ thể và qua thực tiễn xã hội để đánh giá chất lượng sản phẩm giáo dục (người học, đề tài khoa học)
Kiểm định trong trường: Đa dạng hình thức kiểm tra, thi cử, nghiệm thu theo phương châm “nhẹ nhàng, hiệu qủa” nhằm từng bước giúp người học biết tự giác định hướng mục tiêu, tự điều chỉnh hợp lý trong quá trình học tập & nghiên cứu …
Kiểm định ngoài trường (xã hội): Không gian xã hội nơi sinh sống, nơi làm việc; gia đình, dòng tộc; láng giềng, xóm phường; hội đoan; nơi công cộng … sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đánh giá chính xác hơn chất lượng sản phẩm giáo dục cụ thể của một cơ sở giáo dục.
Theo VNN
Giáo dục Việt Nam: Từ bánh mì đến thi ca
Vừa rồi, dư luận khá quan tâm về quan điểm "tăng môn thi ĐH, CĐ, và dù là ngành nào cũng bắt buộc phải có một môn khoa học xã hội". Quan điểm này cũng gợi nên một dịp cho những ai quan tâm đến giáo dục Việt Nam bàn sâu hơn nhằm có thể có được giải pháp tối ưu: từ mục tiêu giáo dục, triết lý giáo dục đến những cách thức cụ thể để cải thiện tình hình.
Từ bánh mì...
Xét trong tổng thể những khó khăn và bất cập hiện nay thì việc điều chỉnh ở khâu thi cử có lẽ vẫn là đơn giản mà hiệu quả nhất. Trong đó bao gồm: nội dung thi (số lượng môn thi của từng khối (mỗi khối thi bao nhiêu môn, thi những môn nào) - tạm gọi là cấu trúc khối thi), cách thức ra đề thi, cách thức tổ chức thi...
Hiện tượng kết quả thi môn lịch sử thấp đến không ngờ trong kỳ tuyển sinh năm nay chỉ là một giọt nước khiến những ai quan tâm phải "tỉnh ngủ" thôi chứ tình hình còn đáng báo động hơn rất nhiều. Nhìn lùi lại, còn có hiện tượng tỷ lệ thí sinh năm nay đăng ký thi khối C chưa tới 10% - cực thấp. Nhìn rộng ra thì thấy các ngành thuộc khối ngành khoa học cơ bản hầu như đều ngắc ngoải vì thiếu người học và chất lượng đầu vào thấp.
Ai cũng biết sự thiếu hụt nhân sự được đào tạo ở khối ngành khoa học cơ bản là sự thiếu hụt đối với yêu cầu đáp ứng cho một nền KT - XH phát triển bền vững. Vì lực lượng này là lực lượng chủ chốt trong kiến trúc thượng tầng và tiên phong trong cơ sở hạ tầng.
Nhưng hậu quả đó hoàn toàn khách quan và không thể tránh khỏi. Vì đây là hệ quả của một thời đoạn mà đất nước ta đứng trước mâu thuẫn lớn giữa tiềm năng và yêu cầu phát triển với thực trạng khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, các ngành sản xuất trì trệ (cuối những năm 70 - đầu những năm 80 của thế kỷ trước).
Giải pháp cho tình hình lúc bấy giờ là tập trung đào tạo đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu chiến lược được xác định phát triển theo chiều rộng: chú trọng tăng trưởng nhanh. Chính điều này đã hình thành trong xã hội xu hướng học tập thực dụng. Học để kiếm tiền và để hái ra tiền. Đây chính là căn nguyên của tình trạng học lệch như hiện nay.
... đến thi ca
Một nền KT - XH mà thiếu đội ngũ kế thừa để phát huy các giá trị nhân văn và thiếu đội ngũ tiên phong trong lĩnh vực khoa học cơ bản thì chắc chắn không thể là một nền KT - XH phát triển bền vững.
Để xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao theo nghĩa "có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp" thì buộc phải cân cân đối được tương quan giữa khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng mà theo đó, tái cấu trúc khối thi tuyển sinh đại học, trong điều kiện hiện tại, là một thao tác có sức tác động lớn.
Việc tái cấu trúc khối thi, trước mắt nên bàn đến nội dung thi (thi môn gì) hơn là số lượng môn thi. Hiện nay nền kinh tế được xác định phát triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng nguồn nhân lực chất lượng cao với định hướng "gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ"( ) thì yếu tố khoa học công nghệ vẫn giữ vai trò số một.
Điều này có nghĩa là nền giáo dục chỉ có thể níu kéo sự cân bằng giữa giữa tri thức về các giá trị nhân văn với tri thức khoa học công nghệ ở một mức độ nhất định nào đó.
Trước mắt có thể xác định thi 3 môn: 2 môn cơ sở là toán, văn và 1 môn cơ bản là môn chính của chuyên ngành đào tạo. Trường hợp môn cơ bản trùng với môn cơ sở thì có thể thay thế bằng môn công cụ như ngoại ngữ chẳng hạn. Ví dụ, ngành Y: toán, văn, sinh; Dược: toán, văn, hóa; Tin học: toán, văn, ngoại ngữ; Sư phạm toán: toán, văn, ngoại ngữ; Du lịch: toán, văn, sử/địa/ngoại ngữ...
Việc tăng sống lượng môn thi ở từng khối ngành chỉ là tăng số lượng chứ không phải chất lượng. Chạy theo số lượng thì chỉ mỏi chân và hụt hơi chứ cái đầu không to lên được. Không nhất thiết vì điểm môn lịch sử thấp mà phải bắt buộc thi lịch sử. Vì nếu như thế thì ở phổ thông có những môn học nào, thí sinh sẽ phải thi tất cả các môn học đó mới có thể gọi là toàn diện.
Nếu theo hướng này thì hình thức tuyển sinh sẽ phải thay đổi, phù hợp nhất có lẽ là xét tuyển đại học. Nhưng trong điều kiện hiện nay thì kỳ thi tuyển sinh đại học đang là kỳ thi quốc gia duy nhất còn tạo được niềm tin trong xã hội. Nếu manh động bỏ đi kỳ thi này mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì niềm tin của người dân sẽ chẳng biết đặt được vào đâu.
Trong khi đó, nhà quản lý giáo dục hoàn toàn có thể lấy điểm để phác diện. Ở bậc học phổ thông, nhóm môn khoa học xã hội, tiêu biểu nhất là ngữ văn; với nhóm môn khoa học tự nhiên, là toán. Học sinh nghiêm túc học văn thì các em sẽ được gieo mầm những ý thức về giá trị nhân văn. Chính ý thức này sẽ nuôi dưỡng tâm hồn, sẽ là động lực khiến các em có nhu cầu và có khả năng tìm hiểu rộng hơn ở các môn KHXH khác. Tương tự như vậy với môn toán.
Có ý kiến cho rằng nền giáo dục của chúng ta mục tiêu mơ hồ. Nói như thế, e là thiếu căn cứ và cũng là thiếu trách nhiệm trong lập luận. Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam được thể hiện ở luật giáo dục 2005, trong đó có đoạn: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp...". Mục tiêu như thế là rất rõ ràng. Vấn đề là, ngay một lúc ta chưa thể làm được tất cả thì tuỳ từng thời đoạn cụ thể, có thể làm từng phần.
Chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn 2011 - 2020 xác định "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao...; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ... bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.". Vậy thì trong 10 năm tới, dù muốn dù không, vẫn phải chấp nhận hiện tượng học lệch ở một mức độ nhất định. Và việc bắt buộc thi văn toán như 2 môn cơ sở của bất kỳ khối ngành nào sẽ là giải pháp mềm dẻo nhất.
Khi đói thì người ta cần phải có bánh mì. Đến khi đã có đủ bánh mì rồi thì tự nhiên người ta sẽ nghĩ đến thi ca. Nhu cầu nhân loại không bao giờ là thấp hèn. Nó chỉ bị chi phối bởi điều kiện cụ thể mà thôi. Chỉ đến khi nào xã hội ta phát triển, biểu hiện là nền kinh tế chỉ chú trọng vào phát triển bền vững; và người học chỉ bận tâm đến việc học những ngành mình yêu thích chứ không bị phân tâm bởi mức thu nhập của việc làm sau khi ra trường thì mới có cơ sở để tính đến chuyện giáo dục toàn diện đúng nghĩa hoàn toàn theo tinh thần của luật giáo dục.
Tất nhiên, đối với một lĩnh vực rộng lớn thì giải pháp phải là hệ thống giải pháp đồng bộ chứ không thể chỉ là giải pháp đơn lẻ mà được. Bài viết này chỉ đề cập đến khâu then chốt và có thể làm ngay mà nhân tiện GS Bùi Văn Ga gợi ra. Nghĩa là còn cần phải tính đến giải pháp cho các vấn đề hữu quan, ví dụ như tăng thu nhập cho giáo viên đủ sống chứ không phải tính trợ cấp thâm niên rồi lại cắt trợ cấp 35% đứng lớp; ví dụ như thu hút học sinh giỏi vào ngành sư phạm để "thay máu" cho một đội ngũ đông đảo giáo viên đã có phần lỗi thời và xơ cứng; ví dụ như đầy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ giáo dục; ví dụ như khử tham nhũng trong giáo dục...
Theo VNN
Nhật Bản tài trợ 329 triệu Yên cho giáo dục Việt Nam Lễ ký công hàm trao đổi về khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 329 triệu Yên của Chính phủ Nhật Bản cho dự án "Học bổng phát triển nguồn nhân lực" cho Việt Nam năm 2011 diễn ra sáng nay (20/7). Lễ ký diễn ra trước sự chứng kiến của đại diện hai bên. Trong năm tài khoá 2011 này, theo...