Triển khai thực hiện đề án giáo dục thông minh và học tập suốt đời
UBND TP Cần Thơ vừa có văn bản về việc triển khai thực hiện ề án số 09-A/TU của Thành ủy Cần Thơ về giáo dục thông minh và học tập suốt đời, trọng tâm là học ngoại ngữ giai đoạn 2021-2030.
Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố có ý kiến giao Giám đốc Sở Giáo dục và ào tạo (GD&T) chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND quận, huyện và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện ề án số 09-A/TU của Thành ủy Cần Thơ; đồng thời, tham mưu UBND thành phố chỉ đạo thực hiện đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Video đang HOT
Mục tiêu của ề án số 09-A/TU là đổi mới, nâng cao chất lượng GD&T theo hướng giáo dục thông minh và học tập suốt đời, trọng tâm là dạy và học ngoại ngữ, tạo cơ hội học tập cho người dân thành phố nói chung và học sinh vùng nông thôn nói riêng được tiếp cận công nghệ số, sử dụng công nghệ thông minh, nguồn học liệu mở để học tập mọi lúc, mọi nơi nhằm nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển ngành GD&T thành phố trở thành trung tâm của vùng BSCL.
Cụ thể, phấn đấu đến năm 2025: Có 15% cơ sở giáo dục trên địa bàn có xây dựng phòng học đa phương tiện; 100% cơ sở giáo dục sử dụng Phiếu liên lạc hoặc Phiếu báo kết quả điện tử…; 100% cán bộ, công chức, viên chức được tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm và chức danh theo quy định; 100% cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, giảng viên được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng số, giảng dạy trực tuyến và kỹ năng giáo dục STEM…; 30% trẻ mầm non được làm quen với tiếng Anh hoặc 1 ngoại ngữ khác (tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Nhật hoặc tiếng Hàn), 60% học sinh tiểu học được học tiếng Anh tự chọn, 60% các trường THCS, THPT triển khai dạy học tự chọn ngoại ngữ 2; 50% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra ngành, nghề đào tạo…
Ninh Bình: Xây dựng văn hóa đọc bằng thư viện thân thiện "Room to Read"
Ngành GD&ĐT Ninh Bình đã chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng mô hình thư viện thân thiện Room to Read nhằm xây dựng thói quen đọc sách và kỹ năng học tập suốt đời cho học sinh.
(Ảnh minh họa)
Mô hình thư viện thân thiện Room to Read do Bộ GD&ĐT phối hợp với tổ chức Room to Read triển khai ở nhiều địa phương trong cả nước. Bắt đầu từ năm học 2019-2020, mô hình được ngành GD&ĐT Ninh Bình triển khai thí điểm ở 16 trường Tiểu học. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 60/145 trường Tiểu học đưa vào sử dụng Thư viện thân thiện Room to Read.
Thư viện thân thiện có nhiều khác biệt với thư viện truyền thống. Ví như được sắp xếp theo hướng mở, thân thiện, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận sách dễ dàng, phù hợp với sở thích và khả năng đọc.
Sách được trưng bày trên kệ, được thiết kế và phân loại theo chiều cao, trình độ đọc của học sinh và được dán theo từng mã màu tương ứng. Các đồ vật khác như thảm xốp, bàn thấp, vật phẩm giáo dục cũng được trang bị và sắp xếp nhằm tạo ra môi trường đọc thân thiện, cuốn hút học sinh.
Ngoài ra, thư viện còn được bố trí các góc hoạt động khác nhau, như góc trò chơi phát triển ngôn ngữ, góc tra cứu, góc sáng tạo..., khuyến khích học sinh đọc nhiều loại sách khác nhau và phát huy tính sáng tạo của các em.
Cô Đinh Thị Hải Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Hòa (huyện Yên Khánh) cho biết: Để khích lệ và hướng học sinh phát triển văn hóa đọc, nhà trường quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất như giá sách, bàn đọc, đặc biệt quan tâm bổ sung số lượng sách và truyện theo mã màu.
Nguồn kinh phí đầu tư cho thư viện từ nguồn ngân sách nhà trường và nguồn xã hội hóa từ cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể địa phương. Số tiền đầu tư cho thư viện Room to Read của trường gần 100 triệu đồng...
Năm học 2021-2022, toàn trường có 704 học sinh/22 lớp, trong đó số sách thư viện Room to Read nhà trường đạt khoảng 300-400 đầu sách. Nhờ hoạt động hiệu quả thư viện, chất lượng giáo dục nhà trường có bước chuyển biến tích cực, luôn là trường đứng trong tốp đầu của huyện về chất lượng giáo dục toàn diện.
Theo bà Phạm Thị Tuất, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Ninh Bình) cho biết: Những năm qua, rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh, giúp các em nâng cao sự hiểu biết và phát triển kỹ năng sống là một trong những nhiệm vụ được ngành GD&ĐT đặc biệt quan tâm.
Trong đó, mô hình thư viện thân thiện được đánh giá là phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh và kỹ năng học tập suốt đời. Mô hình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tạo môi trường học tập thân thiện cho học sinh.
Học trực tuyến sẽ kéo dài đến bao giờ? "Tương lai tích cực đang được mở ra khi học sinh quay lại trường học. Nhưng làn sóng học trực tuyến sẽ không mất đi ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát" - GS-TS Lê Anh Vinh, Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nhận định. GS-TS Lê Anh Vinh cũng đánh giá Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT...