Triển khai chương trình GDPT mới: Chủ động gỡ khó từ chính người… thầy
Một năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT 2018), các địa phương cũng đã bắt nhịp, triển khai thực hiện và đạt được hiệu quả nhất định. Dẫu vẫn còn những điểm khó cần khắc phục, nhưng đổi mới giáo dục vẫn cơ bản bắt đầu từ người thầy.
Khắc phục những khó khăn bất cập
Sau gần một năm triển khai chương trình GDPT mới, bên cạnh những kết quả đạt được rất khả quan, nhiều địa phương cho biết: Vẫn có khó khăn phải khắc phục, mà cơ bản là cơ sở vât chất và giáo viên các môn đặc thù cho chương trình mới.
Theo đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, bên cạnh thuận lợi, TP cũng còn những khó khăn khi triển khai chương trình GDPT mới. Nổi cộm trong đó là vấn đề sĩ số học sinh/lớp còn cao khiến việc quan tâm đến phát triển năng lực cho từng em bị hạn chế. Việc thiếu giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy học bắt buộc 2 buổi/ngày, thiếu giáo viên môn đặc thù, cũng là một trong những khó khăn của Thủ đô.
Còn theo ông Phan Thành Công, Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình thì ngoài rất nhiều kết quả tích cực, việc triển khai chương trình GDPT 2018 của Ninh Bình còn một số khó khăn, như thiếu giáo viên, nhất là ở môn Tin học và tiếng Anh. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu dạy học 2 buổi/ngày, phòng học, phòng chức năng còn thiếu. Sở GD&ĐT kiến nghị lãnh đạo địa phương và Bộ GD&ĐT quan tâm tháo gỡ khó khăn để triển khai thực hiện tốt chương trình.
Thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng, hiện số phòng học lớp 1 đáp ứng dạy học 2 buổi/ngày là 95%. Chuẩn bị chương trình mới với khối lớp tiếp theo cần xây dựng 428 phòng học, nâng cấp, sửa chữa 1.724 phòng học cấp 4; 57 phòng giáo dục thể chất; 119 phòng giáo dục nghệ thuật; 30 thư viện và 150 phòng thiết bị.
Tại tỉnh Bạc Liêu, để đáp ứng cơ sở vật chất thực hiện chương trình GDPT mới, cần khoảng 1.800 tỷ đồng, trong đó, cần đầu tư xây dựng bổ sung đủ số phòng học đạt chuẩn 1 lớp/1 phòng cấp mầm non và tiểu học, đủ số phòng phục vụ học tập, phòng bộ môn và thư viện cấp tiểu học, THCS và THPT giai đoạn 2021 – 2025.
Để thực hiện chương trình GDPT mới, bài toán gốc là tập huấn kỹ lưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên – những người trực tiếp tạo ra các sản phẩm giáo dục (Ảnh: Moet.gov.vn)
Khắc phục khó khăn, bắt đầu đổi mới từ đầu tư cho người thầy
Thời gian vừa qua, Bộ GD&ĐT cũng tổ chức nhiều đoàn kiểm tra tới các địa phương về công tác triển khai chương trình GDPT mới. Kiểm tra thực tế và lắng nghe báo cáo từ địa phương. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đánh giá cao sự chủ động, nỗ lực và kết quả tích cực bước đầu ngành giáo dục các địa phương đạt được trong triển khai CT GDPT 2018.
Thứ trưởng nhấn mạnh, năm học 2020-2021 là năm đặc biệt của ngành Giáo dục khi lần đầu triển khai CT GDPT 2018. “Cuộc cách mạng” về giáo dục này góp phần chuyển từ giáo dục chủ yếu truyền thụ kiến thức sang chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. 6 năm qua chúng ta đã chuẩn bị để triển khai, Quốc hội, Chính phủ và người dân đều rất quan tâm, kỳ vọng, nên ngành Giáo dục phải hết sức nỗ lực, quyết tâm tạo ra kết quả tốt khi thực hiện chương trình.
Tại Ninh Bình, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nói: “Suy cho cùng thì mọi sự đổi mới đều bắt đầu từ nhận thức, nên đề nghị các cấp ngành, chính quyền địa phương, các nhà trường, giáo viên tiếp tục nâng cao nhận thức về đổi mới GDPT. Từng giáo viên, cán bộ quản lý phải nắm chắc chương trình tổng thể, chương trình môn học, những điểm mới về mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá của chương trình. Để làm được điều này, bài toán gốc là tập huấn kỹ lưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên – những người trực tiếp tạo ra các sản phẩm giáo dục”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, thực hiện chương trình GDPT 2018, Bộ đã rất chú trọng tập huấn cho cả giáo viên và cán bộ quản lý, hiệu trưởng các nhà trường. Đội ngũ cán bộ quản lý, hiệu trưởng là người tạo điều kiện, môi trường, động lực để giáo viên thực hiện hoạt động đổi mới. Hiệu quả của hoạt động này là “tích của 3 chữ làm: biết làm, có điều kiện để làm và có động lực để làm. Nếu bất cứ một thừa số nào trong tích đó bằng không thì kết quả cũng bằng không”. Do đó, cần tập huấn tốt để cán bộ quản lý, hiệu trưởng hiểu kỹ về đổi mới giáo dục phổ thông để chỉ đạo, truyền cảm hứng, không trở thành rào cản cho giáo viên.
Video đang HOT
Việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học triển khai CT GDPT mới đối với lớp 2, lớp 6 được Thứ trưởng đề nghị Ninh Bình tiếp tục quan tâm. Trong đó, giáo viên phải đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu, chất lượng; trang thiết bị đầu tư phải được sử dụng hiệu quả với phương châm ‘không để thiết bị về trường mà không ra lớp”. Công tác quản lý từ nhân sự, tài chính, chuyên môn… trong các nhà trường cũng cần đổi mới để tạo động lực, môi trường cho giáo viên phát huy được năng lực, sáng tạo, từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục nhà trường.
Còn tại Hà Nội, để triển khai hiệu quả tiếp CT GDPT 2018, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị, Hà Nội tiếp tục thực hiện tốt một số nội dung. Trong đó, chú trọng thống nhất đổi mới từ nhận thức đến hành động. Đội ngũ từ cán bộ quản lý, hiệu trưởng, giáo viên phải nắm chắc chương trình từ quan điểm, mục tiêu, nội dung, yêu cầu cần đạt, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Cả hệ thống chính trị, cán bộ quản lý cần cùng vào cuộc đồng bộ chứ không phải chỉ có giáo viên tiếp cận đổi mới chương trình.
“Xây dựng đội ngũ giáo viên là việc rất quan trọng khi triển khai các chương trình giáo dục nhà trường, chương trình, sách giáo khoa mới, bởi lẽ đây là những người sẽ trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục như thế nào. Đội ngũ giáo viên cần đảm bảo được 3 yêu cầu về: số lượng, cơ cấu, chất lượng – trong đó quan trọng nhất là chất lượng”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói và đề nghị Hà Nội tăng cường tập huấn, bồi dưỡng để có đội ngũ thầy cô vững chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết trách nhiệm với nghề. Các nhà trường cần chuẩn bị tâm thể sẵn sàng đổi mới cho giáo viên, tạo động lực để thầy cô phát huy năng lực sáng tạo trong dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Những khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, như vấn đề thiếu giáo viên, sĩ số học sinh đông, cở sở vật chất phải cải tạo xây dựng, phòng học đáp ứng dạy 2 buổi/ngày… Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương quan tâm tháo gỡ để việc thực hiện chương trình mới được thuận lợi, hiệu quả hơn nữa.
Hải Phòng đầu tư cho giáo dục, nhìn từ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố
Được đầu tư hàng chục tỷ đồng, hiện nay Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố (Hải Phòng) có đủ cơ sở vật chất phục vụ học sinh từ lớp 1-3 được học 2 buổi/ngày.
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.
Để chuẩn bị đón chương trình này, mấy năm qua, quận Lê Chân (Hải Phòng) đã tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất trường học.
Chỉ tính từ tháng 5/2019 đến nay, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Lê Chân đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, dành hơn 90% nguồn vốn đầu tư công để xây mới, sửa chữa 41 công trình cho 25 trường học với tổng số tiền hơn 320 tỷ đồng.
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố (quận Lê Chân, Hải Phòng) nhìn từ trên cao (Ảnh: Lã Tiến)
Việc quận Lê Chân dành nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục như vậy đã khoác lên những "tấm áo mới" cho các nhà trường.
Đến nay, cơ bản các trường học được đầu tư khang trang, hiện đại với đủ các trang thiết bị dạy học, phục vụ tốt cho việc học tập của học sinh.
Các công trình vệ sinh được xây mới, sạch đẹp; Các bếp ăn bán trú được đầu tư xây dựng theo quy chuẩn bếp ăn một chiều với những trang thiết bị hiện đại, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhờ đó, các nhà trường có thêm điều kiện để tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần tiếp tục duy trì thành tích hơn 20 năm liên tục đứng đầu Hải Phòng trong phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố, đây là ngôi trường có chất lượng giáo dục năm trong tốp đầu của quận Lê Chân, nhưng số lượng học sinh được học 2 buổi/ngày rất ít bởi trường thiếu phòng học.
Để bảo đảm việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới đúng lộ trình, đầu năm 2020, quận Lê Chân đã đầu tư hơn 19 tỷ đồng để xây dựng dãy nhà 5 tầng gồm 6 phòng học, 3 phòng ăn, bếp ăn 1 chiều hiện đại và 4 khu vệ sinh.
Năm 2020, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố được đầu tư hơn 19 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất (Ảnh: Lã Tiến)
Sau hơn 5 tháng thi công, các công trình trên đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng trước sự vui mừng, phấn khởi của toàn thể cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh nhà trường.
Với việc được đầu tư lớn về cơ sở vật chất, từ chỗ nhà trường chỉ đủ điều kiện để cho học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày, thì nay học sinh các lớp 2, 3 cũng đã được học 2 buổi/ngày.
Điều đáng nói là, học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố được học tập trong môi trường giáo dục tốt nhất với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại theo quy chuẩn.
Các phòng học đều được trang bị tivi, máy soi, máy tính, bàn ghế mới, giá sách và đặc biệt có hệ thống báo cháy tự động để bảo đảm an toàn cho học sinh khi sự cố cháy, nổ xảy ra.
Học sinh còn được ăn bán trú tại trường bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm...
Phóng viên Tạp chí Giáo dục Việt Nam ghi nhận tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố.
Các phòng học được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại, học sinh được học tập trong môi trường giáo dục tốt (Ảnh: Lã Tiến)
Một số lớp học được trang bị bảng thông minh (Ảnh: Lã Tiến)
Phòng học bảo đảm theo tiêu chuẩn (Ảnh: Lã Tiến)
Dãy nhà 5 tầng mới đưa vào sử dụng đã đáp ứng đủ điều kiện phục vụ học sinh từ lớp 1-3 được học 2 buổi/ngày (Ảnh: Lã Tiến)
Bếp ăn bán trú được xây dựng theo tiêu chuẩn với các trang thiết bị hiện đại (Ảnh: Lã Tiến)
Học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 được ăn bán trú tại trường bảo đảm chất lượng (Ảnh: Lã Tiến)
Phòng ăn bán trú sạch sẽ, thoáng mát (Ảnh: Lã Tiến)
Nhà vệ sinh được xây mới (Ảnh: Lã Tiến)
Thư viện miễn phí của quận Lê Chân ngay sát Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tố tạo điều kiện thuận lợi phát triển văn hóa đọc cho học sinh nhà trường (Ảnh: Lã Tiến)
Triển khai chương trình lớp 1 khi rất nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn Với quy định tại Luật Giáo dục 2019 thì các địa phương vẫn còn một bộ phận khá lớn giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đạt trình độ chuẩn. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích về việc, năm học 2020-2021 là năm học...