Hình ảnh trẻ bị viêm da cơ địa (Ảnh minh họa)
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có biểu hiện là các đám sần đỏ, mụn nước ở hai má hoặc các tổn thương sần trên đầu với nhiều vảy tiết màu vàng ẩm ướt hoặc màu nâu xám khô.
Khi lấy hết những vảy da thì nền da ở dưới có màu đỏ, tiết dịch hoặc khô. Đó là tình trạng viêm da phía dưới lớp vảy. Bệnh hay phát từ 2-4 tháng tuổi sau sinh. Bệnh nhân có thể chỉ bị viêm trên da đầu hoặc chỉ bị viêm da ở mặt hoặc cả hai vị trí. Đôi khi còn có thêm các đám viêm da khác trên cổ và thân mình. Các cháu thường bị ngứa.
Vê điêu trị:
Trước tiên cân chăm sóc da đầu đúng cách: Không chà xát để làm bong vảy, không cạy vảy vì có thể làm viêm da nặng lên. Gội đầu cách 1 ngày 1 lần. Bôi mỡ salicylic 3% trước khi gội 4 giờ. Dưới tác dụng của thuốc khi gội đầu vảy sẽ bong ra rất dễ dàng. Khi hết vảy thì không bôi mỡ salicylic nữa. Có thể sử dụng saforel hoặc physiogel hoặc nước chanh hòa loãng để gội đầu.
Bôi thuốc: Tại chỗ có thể bôi một trong các chế phẩm có chứa corticoid hoạt phổ nhẹ như eumovate bôi ngày 1 lần trong 5-7 ngày. Bôi kem hoặc mỡ fucidic acid 2%, bôi ngày 1 lần trong 1-2 tuần.
Theo TS.Nguyên Thị Lai ( Sức khỏe đời sống)
Phòng chống hăm kẽ ở trẻ em
Con tôi 7 tháng tuổi, mấy ngày qua do trời lạnh kéo dài nên tôi phải mặc ấm cho cháu. Vì vậy da vùng cổ, nách, đùi, bẹn bị hăm đỏ, hôi khiến cháu đau nên quấy khóc. Tôi đã dùng thuốc rửa và bôi nhưng chỉ đỡ rồi lại vượng lên. Xin quý báo tư vấn giúp tôi phải làm thế nào để hăm kẽ không tái phát?
Hăm kẽ là bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở cả người lớn, chủ yếu là người lớn béo bệu. Khi bị hăm kẽ, người bệnh có biểu hiện da viêm đỏ, nền da có sẩn mụn nước, có khi chợt chảy dịch, hoặc có mủ, rất ngứa và đau rát ở những vị trí nếp kẽ như sau tai, cổ, nách, bẹn, khoeo chân, các nếp ngấn ở cánh tay, đùi. Ở trẻ nhỏ, các tuyến bài tiết dưới da (tuyến mồ hôi) chưa hoàn thiện nên rất dễ mất cân bằng pH axít tự nhiên của da. Bình thường pH trên da có tính axít nhẹ nhưng khi các yếu tố môi trường phá vỡ cân bằng pH axít này làm pH da tăng cao có thể gây hăm kẽ.
Hăm kẽ do pH da tăng cao ở những vùng da mồ hôi ra nhiều, ẩm ướt, ở nếp gấp da. Bệnh có thể tái phát nếu chị không biết cách phòng ngừa cho cháu. Biện pháp chị có thể thực hiện là ức chế sự phát sinh các vi khuẩn gây bệnh trên da như vệ sinh da bé sạch sẽ, giữ cân bằng pH axít tự nhiên của da. Chị có thể sử dụng các loại sữa tắm cho trẻ có độ axít nhẹ phù hợp với pH axít tự nhiên của da; dù trời lạnh vẫn phải tắm, rửa thường xuyên, sau đó cần lau khô các nếp kẽ, xoa bột tan (phấn rôm) để giữ nếp kẽ luôn khô, thoáng.
Theo Eva
Loét da ở người già Người cao tuổi thường mắc các chứng bệnh phải nằm lâu, cùng với tình trạng tiêu tiểu không tự chủ rất dễ gây loét da nhất là vùng xương cụt. Do vậy, sự quan tâm của gia đình giúp người già phòng ngừa loét là rất quan trọng. Nếu không được chăm sóc ngay từ đầu thì từ một vết loét nhỏ sẽ...
Tin mới nhất
Các loại quả ít nguy cơ tồn dư thuốc trừ sâu nhất
08:43:51 18/01/2025
Vỏ bơ dày và không ăn được đóng vai trò như một rào chắn tự nhiên, ngăn thuốc trừ sâu xâm nhập vào phần bên trong. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên rửa sạch vỏ bơ để tránh vi khuẩn hoặc chất ô nhiễm từ vỏ chuyển sang các phần khác khi cắt.
Bệnh dại có nguy cơ gia tăng dịp Tết
08:32:40 18/01/2025
Dù có vắc-xin phòng bệnh, tỷ lệ tiêm phòng cho chó mèo ở một số khu vực vẫn thấp, đặc biệt là ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm phòng cho động vật nuôi thấp như Đông Nam Á.
Thưởng thức trà shan tuyết thế nào để tránh tác dụng phụ?
08:29:39 18/01/2025
Uống trà shan tuyết quá đặc có thể dẫn đến ngộ độc trà, dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và huyết áp. Nên thưởng thức trà pha ở nồng độ nhẹ hoặc vừa phải để tránh những tác dụng phụ tiềm ẩn...
3 loại hạt tốt cho tim mạch lại không lo tích mỡ bụng
06:28:12 18/01/2025
Hạt hướng dương chứa nhiều chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm cholesterol, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Một loại củ được xem là 'mỏ vàng' dinh dưỡng và được bác sĩ khuyên dùng
06:26:02 18/01/2025
Beta-carotene là một chất chống oxy hóa mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Chất này có rất nhiều trong khoai lang giúp duy trì thị lực tốt và tránh các bệnh như quáng gà.
5 bí quyết phòng ngừa bệnh loét dạ dày tá tràng
05:24:01 18/01/2025
Loét dạ dày tá tràng là tình trạng những vết loét phát triển trên niêm mạc của dạ dày và đoạn đầu của ruột non, thường xảy ra do vi khuẩn HP và thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
Đau đầu đột ngột: Cảnh báo căn bệnh nguy cơ tử vong nhanh chóng
05:20:41 18/01/2025
Dị dạng mạch máu não ở người trẻ gây những hệ quả vô cùng nặng nề, có thể để lại di chứng suốt đời.
Nam sinh 15 tuổi tử vong vì đột quỵ
05:18:33 18/01/2025
Mặc dù đã được hồi sức tích cực tại Trung tâm Đột quỵ nhưng tình trạng bệnh nhân diễn biến nhanh, tiên lượng rất nặng. Sau 2 ngày cấp cứu, bác sĩ giải thích không còn khả năng cứu chữa, bệnh nhân được đưa về nhà và tử vong sau đó.
Dây đeo đồng hồ thông minh chứa hóa chất độc hại
05:15:07 18/01/2025
Một nghiên cứu của Đại học Notre Dame phát hiện dây đeo đồng hồ thông minh và các thiết bị theo dõi sức khỏe khác chứa hàm lượng cao nhiều chất PFAS độc hại có thể thẩm thấu qua da đi vào cơ thể.
Phòng tránh biến chứng loét bàn chân, người bệnh đái tháo đường cần chăm sóc bàn chân như thế nào?
04:45:31 18/01/2025
Người bệnh mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở bàn chân.
Cô gái sơ ý nuốt cả viên thuốc còn nguyên vỏ sắc cạnh
04:43:31 18/01/2025
Bác sĩ khuyến cáo cả người lớn lẫn trẻ nhỏ phải luôn cẩn thận trong việc uống thuốc và dùng các thực phẩm. Nên kiểm tra và đọc kỹ đường dùng thuốc, khi uống thuốc không nên cười đùa hay la hét để tránh tình trạng nuốt phải thuốc chưa bó...
Nhiều người phải cấp cứu vì viêm phổi
04:30:16 18/01/2025
Ngay khi nhập viện, bệnh nhân đã được đặt ống thở máy để duy trì hô hấp. Các bác sĩ cũng sử dụng kháng sinh phổ rộng để chống nhiễm trùng và thuốc kháng nấm để tiêu diệt nấm phổi.