Trị rạn da, đừng để quá muộn
Bạn nên có kế hoạch điều trị rạn da càng sớm càng tốt vì nếu để lâu, quá trình điều trị sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn với giai đoạn sơ khai.
Rạn da là tình trạng khi da bị kéo giãn đột ngột, quá trình sản xuất collagen bị gián đoạn. đồng thời, cấu trúc của các collagen trong lớp trung bì của da bị phá vỡ. Do đó, da không còn đàn hồi như trước nữa, từ đó xuất hiện các vết rạn trên bề mặt da ở bụng, đùi, mông, hông… Tuy rạn da không phải là căn bệnh hay làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng rạn da làm mất thẩm mỹ và làm khó chịu cho những người thích những trang phục hiện đại để khoe làn da và đường cong cơ thể.
Để điều trị tình trạng này, bạn cần tác động một lượng nhiệt năng đủ vào lớp bì, để kích thích tăng sinh collagen hoạt động mạnh mẽ tại vùng da bị rạn. Collagen sinh ra sẽ làm thu nhỏ bề rộng các vết rạn. Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu, với hơn 30 năm trong ngành làm đẹp, đã liên tục nghiên cứu và tìm hiểu để điều trị triệt để tình trạnh rạn da. Các bác sĩ chuyên khoa da liễu tại đây với kinh nghiệm lâu năm đã đưa ra phác đồ điều trị đặc biệt cho tình trạng này.
Video đang HOT
Rạn da được xem là một trong những vấn đề nan giải trong điều trị thẩm mỹ.
Mới đây, bệnh viện này đã đầu tư công nghệ Emerge Fractional Laser của Mỹ (đã được FDA Mỹ chứng nhận) để điều trị rạn da. Với các chế độ khác nhau của tay cầm điều trị, laser tác động từ chiều sâu đến bề mặt của da, làm tăng sinh collagen ở lớp sau, vừa tái tạo, cải thiện màu sắc bề mặt da mà không làm bóc tách da như công nghệ laser fractional cũ trước đây. Không những thế, công nghệ này còn giúp làm săn chắc vùng da thừa, chống chùng da, chảy xệ ở vùng bụng.
Kết quả điều trị rạn da vùng bụng.
Bạn nên có kế hoạch điều trị rạn da càng sớm càng tốt, bởi nếu kéo dài, thì các vết rạn sẽ chuyển từ màu trắng ngà và tạo thành rãnh lõm, điều này sẽ làm mất nhiều thời gian và công sức điều trị hơn so với giai đoạn sơ khai.
Theo iOne
Bảo vệ môi không cần son dưỡng
Bạn có thường dùng son dưỡng môi? Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia da liễu của Mỹ xung quanh cách làm đẹp này.
Không cần thiết phải dùng son dưỡng môi bởi có nhiều biện pháp khác hiệu quả hơn- Ảnh: Shutterstock
Không có bằng chứng nào cho thấy nếu bạn không dùng son dưỡng môi thì đôi môi sẽ bị khô.
Toàn bộ cơ thể của chúng ta bao gồm cả môi, có chứa một lớp trên cùng của các tế bào da (gọi là lớp sừng) hoạt động như thanh chắn ngăn chặn độ ẩm từ môi trường vào da. Nhưng trong một số điều kiện không lý tưởng, chẳng hạn mùa lạnh, không khí khô hơn, mạng lưới lipid trở nên ít hiệu quả trong việc ngăn ngừa tình trạng mất độ ẩm. Và đôi môi của bạn đặc biệt dễ bị khô vì hai lý do: da trên môi mỏng hơn nhiều so với các phần da khác trên cơ thể và nó chứa ít tuyến dầu sản xuất lipid để bảo vệ da.
Khi bôi, son dưỡng môi thực ra là một lớp sáp trên da, ngăn ngừa mất độ ẩm. Son dưỡng môi có thể có chất gây tê như long não và tinh dầu bạc hà, gây cảm giác ngứa ran dễ chịu khi thoa chúng lên môi.
Thực tế bạn có thể cải thiện tình trạng môi bằng một số cách đơn giản sau: Nên che miệng bằng khăn khi ra ngoài, đặc biệt là khi có gió mạnh; đặt máy tạo độ ẩm trong phòng để đôi môi không phải gặp không khí khô vào ban đêm; tránh liếm môi, bởi vì khi nước bọt bay hơi có thể mang theo lớp lipid bảo vệ da.
Theo Thanhnien
Chăm sóc da nhờn, những điều cần tránh Da nhờn phổ biến ở nhiều lứa tuổi và không phải ai cũng biết cách chăm sóc loại da này, theo tiến sĩ Emmy Graber, bác sĩ da liễu ở Boston (Mỹ). Rửa mặt quá sạch có thể khiến dầu ra nhiều hơn nếu da thuộc loại da nhờn - Ảnh: Shutterstock Dưới đây là 5 điều cần tránh khi có làn da...