Trị ho mùa lạnh bằng lá xương sông
Hãy cùng tham khảo một số loại cây dưới đây có công dụng hữu ích ấy.
Lá xương sông có thể trị ho
Lá xương sông không chỉ được dùng như một loại gia vị làm tăng thêm sự hấp dẫn cho các món ăn, đông y cho rằng loại lá cây này còn được dùng như một vị thuốc trị cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng…
Để trị ho, sốt nhẹ ở trẻ lấy lá xương sông 6g, lá hẹ 6g, hai thứ lá rửa sạch thái nhỏ bỏ vào chén con, đường trắng 1 thìa, mật ong 4 thìa hấp vào nồi cơm khi chín mang ra để nguội, lấy nước thuốc trong bát cho trẻ uống 4 – 5 lần trong ngày.
Ăn dưa lưới giảm stress
Theo các nhà nghiên cứu, trong dưa lưới có chứa enzyme superoxyd dismutase (SOD) giúp cải thiện những dấu hiệu stress về thể chất lẫn tinh thần. SOD được xem như một enzyme mạnh hơn các vitamin chống ô xy hóa khác.
Ăn dưa lưới giúp giảm stress. (Ảnh minh họa)
Nó kích thích sản xuất kháng thể trong cơ thể, giảm tỷ lệ cholesterrol xấu, ngăn ngừa xơ cứng và giúp giảm cân. Beta caroten sẽ chuyển thành vitamin A, có vai trò quan trọng đối với thị giác, sức khỏe của da và niêm mạc. Loại quả này chứa nhiều nước, ít năng lượng thích hợp dùng cho người ăn kiêng giảm cân.
Thuốc từ cây thì là
Theo y học cổ truyền, lá thì là có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra, nhờ đó làm giảm các cơn đau quặn do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận.
Nó còn được xem là loại thuốc êm dịu, giúp cải thiện hoạt động của dạ dày. Để chữa rối loạn tiêu hóa và chống táo bón, hãy ăn lá thì là nấu chín mỗi ngày.
Video đang HOT
Theo Eva
Hiểu đúng về viêm đường tiết niệu
Khoảng 20-40% phụ nữ từng bị viêm đường tiết niệu. Vậy, bạn hiểu về bệnh này đến đâu?
Viêm bàng quang là một phần của viêm đường tiết niệu?
Đúng.
Người ta phân chia thành 3 loại viêm đường tiết niệu: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận.
Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu?
Đúng.
Phần lớn viêm đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu. Đại đa số các trường hợp do vi khuẩn có tên gọi "Escherichia coli" gây ra.
Viêm đường tiết niệu không gây hại?
Sai.
Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào cơ quan bị viêm. Nếu vi khuẩn "đóng quân" ở bàng quang, tức viêm bàng quang, việc viêm nhiễm không mấy nghiêm trọng. Nhưng nếu vi khuẩn "xâm nhập" tới thận, tức viêm thận, tính chất viêm nhiễm trong trường hợp này lại trở nên nghiêm trọng và cần phải đi khám ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Quan hệ tình dục tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu?
Đúng.
Đây chính là lý do tại sao nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong.
Bao cao su cũng là một biện pháp phòng tránh cần thiết nhất là với các cuộc tình "một đêm" hay quan hệ không có chủ định trước.
Tiểu đường tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu?
Đúng.
Bệnh tiểu đường với sự tăng cao đường trong máu sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn viêm nhiễm và nấm, gây ra viêm đường tiết niệu và viêm da.
Viêm bàng quang tự khỏi?
Đúng.
Tuy nhiên, vẫn cần điều trị với kháng sinh để chắc chắn rằng viêm nhiễm hoàn toàn biến mất và hạn chế các nguy cơ tái nhiễm bệnh.
Chữa trị viêm đường tiết niệu cần đến thuốc giảm đau?
Sai.
Viêm đường tiết niệu không cần thuốc giảm đau mà chỉ cần thuốc kháng sinh vì nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn.
Chỉ phụ nữ mới bị viêm đường tiết niệu?
Mặc dù đại đa số bệnh nhân viêm đường tiết niệu là nữ nhưng không vì thế mà không có bệnh nhân nam. Đặc biệt, nguy cơ viêm đường tiết niệu ở nam giới sẽ tăng theo tuổi tác.
Vitamin C ngăn ngừa viêm bàng quang?
Đúng.
Vitamin C tăng axit trong nước tiểu, vì thế, hạn chế được sự bùng phát của các loại vi khuẩn.
Theo Dân Trí
Thuốc từ con dế Ở nước ta có nhiều loài dế như dế dũi, dế mèn, dế than... Dế giàu dinh dưỡng như có chất moisture, chất than, protein, chất béo... nên dế không những là món ăn khoái khẩu của cánh mày râu mà còn là vị thuốc trị bệnh rất tốt. Đông y cho rằng, dế có vị mặn tính hàn, không độc, quy vào...