‘Trend’ công khai ước mơ thời bé và công việc hiện tại phủ sóng mạng xã hội
Những ngày gần đây, trào lưu công khai ước mơ thời bé và công việc hiện tại phủ sóng khắp Facebook.
Nhiều người trẻ đã nhanh chóng hưởng ứng trào lưu này, qua đó những sự thật về ước mơ và công việc thực tế của họ được bày tỏ.
Cụ thể, mỗi người sẽ phải trả lời 3 câu hỏi: Ước mơ ngày bé, ngành học, công việc hiện tại. Đa số những người trẻ tham gia trào lưu này đều có ước mơ ngày bé và công việc hiện tại không liên quan gì đến nhau.
Thử thách công khai ước mơ ngày bé, ngành học và công việc hiện tại phủ sóng Facebook những ngày gần đây CHỤP MÀN HÌNH
Khắc Ngọc Đạt (23 tuổi), ngụ tại đường Nguyễn Văn Lượng, P.16, Q.Gò Vấp (TP.HCM) từng có ước mơ trở thành chiến sĩ công an, thế nhưng sau này lại theo học ngành địa lý và hiện tại chàng trai gen Z đang làm việc trong lĩnh vực marketing.
Đạt chia sẻ: “Ngày bé mình thích trở thành chiến sĩ công an vì gia đình có truyền thống về ngành này. Nhưng lớn dần, mình thích trải nghiệm và khám phá nhiều hơn, cộng thêm điểm mạnh của bản thân nên chọn học ngành địa lý. Đến khi ra trường mình lại yêu thích kinh doanh nên rẽ hướng và làm marketing. Một phần là do nếu làm đúng chuyên ngành mình học thì khó khăn trong tìm kiếm việc làm”.
Dù công việc hiện tại không giống với ước mơ thuở bé nhưng Đạt thấy hài lòng với mọi thứ. “Ước mơ là một chuyện còn thực hiện được hay không thì là vấn đề khác. Vì mỗi giai đoạn mình sẽ có những sở thích, suy nghĩ, định hướng khác nhau, miễn sao điều đó tốt và phù hợp với bản thân là được”, Đạt cho hay.
Ước mơ thời bé và công việc hiện tại cũng khác xa “một trời một vực”, Võ Thị Tố Nga (26 tuổi), đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa Gia Đình (TP.Đà Nẵng), chia sẻ: “Hồi bé mình ước mơ làm hướng dẫn viên du lịch, nhưng theo học ngành y học dự phòng, hiện tại làm ở đơn vị quản lý lưu trú ở bệnh viện này”.
Video đang HOT
Khi được hỏi vì sao không theo đuổi ước mơ thuở bé, Nga nói: “Lúc nhỏ chưa biết gì, không có định hướng mà ước mơ thì lại không tốn tiền nên… ước đại. Sau này lên đại học thì dòng đời đưa đẩy nên chọn ngành y học dự phòng. Nhưng may mắn là khi ra trường mình được làm việc đúng với chuyên ngành”.
CHỤP MÀN HÌNH
Nhiều người “đu trend” công khai ước mơ thời bé và công việc hiện tại CHỤP MÀN HÌNH
Tương tự, Đoàn Thiện Ngọc Bảo (23 tuổi), làm việc tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, chia sẻ: “Lúc bé chưa biết gì nên ước mơ làm tài xế. Sau này mình học đại học ngành điện tử viễn thông, giờ làm kỹ thuật viên tại sân bay”.
Tuy không thực hiện được ước mơ thuở bé nhưng công việc hiện tại khiến nhiều người thấy hạnh phúc. Phan Văn Tâm (24 tuổi), ngụ tại đường Lê Văn Việt, TP.Thủ Đức (TP.HCM), cho biết ước mơ thời bé là trở thành kỹ sư viễn thông nên theo học ngành điện tử viễn thông. Thế nhưng hiện tại, Tâm đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, không giống với ngành học hay ước mơ lúc bé.
Tâm giải thích: “Sau khi ra trường, mình nhận thấy ngành học không có nhiều cơ hội để phát triển; thu nhập thấp; việc làm cứ lặp đi lặp lại, có 10 năm kinh nghiệm cũng không hơn gì người mới vào nghề 1, 2 năm. Cho nên, mình chuyển qua công việc có nhiều thử thách và cơ hội phát triển, lương cũng tăng theo số năm kinh nghiệm”.
Tuy nhiên, cũng có những bạn trẻ theo đuổi ước mơ từ bé tới cùng. Họ may mắn vì tìm được niềm đam mê, sở thích từ công việc đã từng mơ ước. Nuôi dưỡng ước mơ trở thành thầy giáo dạy học cho các em nhỏ nghèo ở quê từ năm học lớp 4, Lê Tấn Phát (27 tuổi), giáo viên Trường trung học Thực hành (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), chia sẻ: “Hồi trước quê mình còn nghèo, nhiều em không được đi học. Cho nên, mình ước học thật giỏi để dạy chữ cho các em và theo ngành sư phạm. Mặc dù hiện tại chưa thể về quê để “gieo” chữ cho các em nhỏ nhưng mình thấy vui vì đã thực hiện được một nửa ước mơ”.
Phát vui vì thực hiện được ước mơ làm thầy giáo THẢO PHƯƠNG
Giải thích cho lý do vì sao ước mơ ngày bé và công việc hiện tại của nhiều người không liên quan gì đến nhau, thạc sĩ Nguyễn Thị Đào Lưu, giảng viên Khoa Xã hội và nhân văn, Trường ĐH Văn Lang nói: “Khi còn trẻ, chúng ta nhìn đời bằng góc nhìn lãng mạn và dễ bị ảnh hưởng từ người khác. Vì thế, ngành nghề hồi bé có thể khác xa với thực tế hiện tại. Bên cạnh đó, khi còn nhỏ, ta chỉ đơn thuần là thích một công việc nào đó mà không có hiểu biết về nó. Đến khi lớn lên, ta sẽ hiểu mỗi công việc đều có những yêu cầu đặc biệt riêng và không còn phù hợp với bản thân nữa”.
Thạc sĩ Lưu chia sẻ thêm: “Công việc mơ ước thời bé sẽ là động lực để chúng ta cố gắng ở hiện tại và tương lai. Nó có thể là nền tảng để chúng ta định hướng nghề nghiệp từ sớm. Tuy nhiên, nó cũng không quá quan trọng. Nếu ai đó không có ước mơ về một nghề nghiệp hồi bé hoặc ước mơ và thực tại khác xa cũng không sao. Quan trọng là bạn biết mình phù hợp với nghề nghiệp nào và đang nỗ lực từng ngày để trưởng thành”.
Phương Vy streamer và ước mơ đóng góp tích cực đến cộng đồng
Được biết đến là một người mẫu ảnh, doanh nhân và là một nữ streamer, Huỳnh Thái Phương Vy đã khẳng định vị trí của mình trong lòng cộng đồng người yêu mến cô.
Bên cạnh đó, Phương Vy luôn nỗ lực dùng sức ảnh hưởng của mình để lan tỏa và đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện vì xã hội.
Tôi muốn mang lại niềm vui cho người khác
Phương Vy có ước mơ giản dị là "tôi muốn mang lại niềm vui cho người khác". Đây là điều mà Phương Vy đã nghĩ đến khi bắt đầu hành trình thiện nguyện của mình. Cô chia sẻ rằng: "Hằng ngày, xung quanh ta có rất nhiều người sống trong nghèo đói, rất nhiều trẻ em đang đối mặt với thiếu thốn, bệnh tật. Có thể có ai đó nghĩ rằng việc giúp đỡ tất cả những hoàn cảnh khó khăn dường như quá sức đối với mỗi chúng ta, tuy nhiên, theo Phương Vy, mọi sự hỗ trợ dù là nhỏ nhất vẫn mang lại những hiệu quả nhất định. Ngay cả khi những đóng góp chỉ đủ để giúp một đứa trẻ no bụng hay thời gian để tham gia vào các hoạt động từ thiện chỉ là một ngày trong năm, mỗi chúng ta cũng đã và đang làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn."
Xuất phát từ quan điểm đó, Phương Vy đã tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện cùng bạn bè, người thân và trở thành một trong những tấm gương điển hình về sự tử tế.
Phương Vy mong muốn dùng sự hiện diện của mình để đóng góp cho cộng đồng. Mạng xã hội cũng là cộng đồng thu nhỏ, hằng ngày có rất nhiều người kết nối với nhau thông qua đó. Phương Vy cho rằng, mỗi người trẻ cần sử dụng mạng xã hội để truyền tải những điều vui vẻ, tích cực và tạo nên một cộng đồng lành. Cô nói thêm: "Dù có ở đâu thì bạn cũng luôn là một phần của xã hội, Khi đã là một thành viên của xã hội, mọi người đều phải có trách nhiệm giúp đỡ những người khác cũng như cải thiện điều kiện của cộng đồng và môi trường mà ta đang sống. Bạn có thể thực hiện điều này trên cả phạm vi nhỏ và rộng lớn. Dù cho đó là ngoài đời sống thật hay trên mạng xã hội. Hãy quan tâm đến mọi người xung quanh bạn và cố gắng tìm cách giúp đỡ khi họ cần. Bạn cũng có thể làm những việc đem lại lợi ích cho xã hội về lâu dài, chẳng hạn như giáo dục, hỗ trợ các tổ chức từ thiện, hiến máu và bảo vệ môi trường..."
Giấy khen mà Phương Vy đã nhận được khi tham gia thiện nguyện ở tỉnh Sóc Trăng
Hãy sống một cuộc đời đầy ý nghĩa
Tiếp xúc, trò chuyện và theo dõi hành trình thiện nguyện từ nam ra bắc của Huỳnh Thái Phương Vy, có thể cảm nhận cô là một người rất tốt bụng, bên cạnh đó cô cũng có tư duy khá cởi mở và thuộc tuyp người yêu bản thân. Phương Vy cho rằng mỗi chúng ta chỉ sống một lần trên đời thôi nên hãy luôn sống đúng với suy nghĩ của mình chứ không vì định kiến của bất kỳ ai khác. Bạn không thể yêu ai nếu bạn không yêu chính mình.
Nữ streamer trẻ không mấy để tâm đến những ý kiến tiêu cực. Cô chia sẻ với phóng viên: "Tôi là người sống rất ít khi quan tâm đến lời người khác nói gì về mình, nhưng thật hạnh phúc là hành trình của tôi luôn được mọi người yêu thương ủng hộ. Tuy nhiên, vẫn không thể tránh khỏi những lời bình luận thiếu văn minh nhưng thay vì ngồi đó suy nghĩ thì bản thân tôi sẽ luôn cố gắng trau dồi bản thân, sống có đạo đức và làm những điều có ích cho bản thân và xã hội để thay đổi suy nghĩ của những người không thích mình"
Nữ streamer, người mẫu ảnh Phương Vy. Ảnh: Facebook nhân vật
Phương Vy cũng gửi lời khuyên đến giới trẻ hãy dũng cảm là chính mình, hòa nhập nhưng không hòa tan. Hãy dám ước mơ, dám thực hiện thì đó mới gọi là tuổi trẻ. Đừng ngại va chạm với thất bại, vì mỗi lần thất bại đều là những bài học đắt giá giúp chúng ta khôn lớn, mạnh mẽ và có thêm kinh nghiệm để dàng dẫn tới thành công hơn. Nữ streamer là một người tin tưởng mạnh mẽ rằng mọi thứ xảy ra đều có lý do. Hãy luôn yêu thương, giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình và đón nhận cuộc sống bằng trái tim rộng mở.
Cô gái Tày giành học bổng 7 tỷ của ĐH Mỹ nhờ bài luận về món cơm lam Các bạn trẻ luôn có nhiều ước mơ, hoài bão, và để đạt được thành công, ai cũng phải cố gắng, nỗ lực hết mình. Điển hình như câu chuyện của cô gái người Tày vừa xuất sắc giành được học bổng toàn phần của đại học ở Mỹ khiến nhiều người không khỏi ngưỡng mộ. Hà Tú Anh, cô gái người Tày...