Trẻ từ 3-5 tuổi tại TP.HCM được học giáo dục giới tính
Trẻ sẽ được học cách nhận biết giới tính bản thân, các bộ phận quan trọng trên cơ thể, cách chăm sóc, bảo vệ và phòng tránh nguy hiểm.
Trong năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT TP.HCM phối hợp Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục triển khai chương trình giáo dục giới tính cho trẻ 3-5 tuổi tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố.
Theo đó, trẻ mầm non sẽ được hướng dẫn để nhận biết giới tính, hiểu biết về các bộ phận trên cơ thể; cách tự chăm sóc vệ sinh; kiến thức minh họa về vùng kín và cách bảo vệ; thực hiện nguyên tắc “5 không”, “4 xin phép”, quy tắc 5 ngón tay…
Mục đích của chương trình nhằm giúp trẻ hiểu về cơ thể mình, biết bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
Video đang HOT
Chương trình giáo dục giới tính được thí điểm ở bậc mầm sau đó mở rộng sang các bậc học khác tại TP.HCM. Ảnh minh họa: Phụ Nữ TP.HCM.
Bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, cho hay trong khuôn khổ chương trình, Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục sẽ chịu trách nhiệm tập huấn trực tiếp cho các giáo viên mầm non, cung cấp nội dung chương trình, cẩm nang, sách bài tập.
“Nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính cho trẻ, năm nay, chúng tôi thực hiện thí điểm chương trình này ở bậc mầm non, sau đó sẽ đánh giá, rà soát, rút kinh nghiệm để từng bước triển khai việc giáo dục giới tính ở các bậc học khác”, bà Thu nói.
Bước đầu, phụ huynh tại TP.HCM phải trả phí để trẻ được tham gia chương trình giáo dục giới tính. Mức phí sẽ dựa trên sự thỏa thuận giữa Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục với nhà trường và phụ huynh. Tuy nhiên, đối với những trường hợp gia đình khó khăn, con em của công nhân sẽ được ưu tiên, cân nhắc miễn phí.
“Ngoài tập huấn cho giáo viên, chương trình còn hướng tới tập huấn cho phụ huynh. Việc giáo dục giới tính không phải câu chuyện ngày một ngày hai, không chỉ được thực hiện ở nhà trường mà phải được kết hợp giữa nhà trường và gia đình. Giáo viên, phụ huynh phải cùng nhắc nhở, giáo dục trẻ thì mới có hiệu quả. Do đó, dù chương trình không bắt buộc, nhưng tôi mong với tính thiết thực của nó, các trường sẽ chủ động tham gia đầy đủ”, bà Thu chia sẻ.
Nói thêm về việc chi phí để tham gia chương trình này, bà Thu cho hay sở đang kiến nghị Bộ GD&ĐT đưa vấn đề giáo dục giới tính vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. Khi đó, vấn đề chi phí sẽ do nhà nước chi trả cho đơn vị tập huấn, phụ huynh, học sinh sẽ không phải mất phí.
Theo Zing
Sở GD&ĐT TP.HCM lưu ý triển khai xây dựng bộ quy tắc ứng xử trường học
Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh đề nghị Thủ trưởng các đơn vị triển khai Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó yêu cầu căn cứ quy định tại Thông tư của Bộ GD&ĐT, thủ trưởng các đơn vị xây dựng quy định cụ thể bộ quy tắc ứng xử để thực hiện.
Công khai Bộ Quy tắc ứng xử trong đơn vị trên trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại bảng tin của đơn vị; thường xuyên tuyên truyền, quán triệt nội dung Bộ Quy tắc ứng xử trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tổ chức thực hiện, đánh giá, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện bộ quy tắc ứng xử về Sở theo định kỳ (trước ngày 20/4 hàng năm).
Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với các cá nhân, tập thể trong triển khai bộ quy tắc ứng xử theo quy định.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Kiến nghị đưa tiết đọc sách vào chính khóa Sách thực sự có tác động mạnh mẽ, tích cực đến việc hình thành tri thức và nhân cách của học sinh. Đó là khẳng định của nhiều giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhà nghiên cứu... tại tọa đàm "Thói quen đọc sách góp phần hình thành nhân cách cho HS như thế nào?" do Hội Xuất bản Việt Nam, Thành Đoàn...