Trẻ sơ sinh nên được tắm nắng như thế nào để hấp thụ được vitamin D mà không hại da?
Tắm nắng là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé, đặc biệt là các bé sơ sinh. Bởi tia hồng ngoại có trong ánh nắng mặt trời có tác dụng giảm đau, chữa bệnh về cơ, xương, khớp.
Còn tia cực tím lại có hiệu quả trong diệt khuẩn, chống viêm, kích hoạt da sản sinh vitamin D3 làm tăng cường hấp thụ canxi và phốt pho – hai thành phần chính cấu tạo nên xương.
1. Tác dụng của tắm nắng
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh hay còn gọi là để trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để da tổng hợp được vitamin D. Dưới tác dụng tia cực tím của ánh sáng mặt trời chiếu vào da chuyển hóa thành vitamin D. Vitamin D đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể. Bởi nó là chất để hấp thu canxi và photpho. Thiếu vitamin D sẽ gây giảm hấp thu canxi làm giảm canxi trong máu khiến bé bị còi xương, biến dạng xương.Vì vậy đề phòng còi xương cho bé, biện pháp tốt nhất và đơn giản nhất là các mẹ nên cho bé tắm nắng hằng ngày.
2. Thời điểm tắm nắng hiệu quả
Vitamin D đóng vai trò quan trọng bởi vậy để giúp trẻ tổng hợp được vitamin D, các mẹ nên lưu ý đến thời gian cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khoảng 7-10 ngày sau khi sinh, bé đã có thể tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D.
Trong ngày, mẹ chỉ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Vào sáng sớm, lúc bình minh ánh nắng không gay gắt mới có nhiều tia cực tím tốt cho việc tắm nắng. Khi ấy, tia cực tím chiếu vào da trẻ mới chuyển thành vitamin D. Ngược lại, khoảng thời gian sau 5 giờ chiều, tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp bé cưng hấp thụ can-xi và phốt pho một cách tốt nhất, có ích cho sự phát triển xương.
3. Thời gian tắm nắng
Cho bé tắm nắng trong bao lâu phụ thuộc vào độ tuổi của bé và tăng dần từ 10 phút đến 30 phút tùy theo sự phát triển của bé. Thông thường trẻ sơ sinh từ 2 tuần tuổi đã có thể tắm nắng. Nếu bạn thấy da bé chuyển sang màu đỏ, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh thì nhanh chóng đưa bé về nhà cho uống một chút nước lọc, cũng có thể lấy nước ấm lau người cho bé.
Để hạn chế mức thấp nhất khả năng bé bị cảm nắng hoặc phản ứng với ánh nắng, bạn nên “tập” cho bé quen dần với ánh nắng bằng cách bế bé ra nắng một chút rồi cho bé vào chỗ mát nghỉ ngơi, sau đó tiếp tục cho bé ra chỗ có ánh nắng.
Mỗi đợt tắm nắng của con chỉ nên kéo dài khoảng 10 ngày, và mẹ nên cho bé “nghỉ” 10-20 ngày rồi mới bắt đầu lại “quy trình”. Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải đưa bé ra ngoài, mẹ có thể cho con tắm nắng bên của sổ vào buổi sáng sớm, và mở cửa kính để cơ thể con hấp thụ ánh nắng tốt hơn.
Video đang HOT
4. Lưu ý quan trọng khi tấm nắng cho bé
- Tuyệt đối không được để hở phần mặt của trẻ, không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu, mặt và mắt.
- Không nên phơi nắng cho bé ở những nơi có gió lộng khiến trẻ dễ bị cảm, nên chọn nơi thoáng đãng, có nhiều nắng.
- Nếu tắm cho bé trong phòng, nên mở cửa kính vì cửa kính sẽ cản trở việc hấp thu tia hồng ngoại của cơ thể.Không nên cho con tắm nắng vào những giai đoạn thời tiết bất thường hoặc những lúc giao mùa.
- Cho bé uống nước và lau mồ hôi sau khi tắm nắng.
- Nếu là mùa hè, mẹ có thể tắm cho bé ngay sau khi cho con tắm nắng. Nên để hở chân, tay của trẻ dưới ánh nắng non.Nên mặc ít áo cho bé, để hở da càng nhiều càng tốt.
- Sau khi tắm phải lau mồ hôi và cho trẻ uống nước bổ sung, mùa hè thì nên tắm nước cho trẻ sau khi tắm nắng.
- Nên để hở chân, tay và mặc ít áo cho trẻ khi phơi nắng và mở cửa kính vì kính sẽ cản trở ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với da bé.
Theo www.phunutoday.vn
Loại rau được ví như "món mặn" có nhiều ở Việt Nam: 5 công dụng tuyệt vời
Tại Việt Nam, hẹ là loại thực phẩm được các chị em nội trợ yêu thích, thậm chí còn được ví như "món mặn trong các loại rau" bởi mùi vị ngon, nhiều công dụng mà giá thành lại rẻ.
Trung y quan niệm, rau hẹ vị cay hơi chua, mùi hăng, tính ấm, có tác dụng bổ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm...
Mặc dù thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn của nhiều gia đình, nhưng ít ai biết rằng thường xuyên lại có thể đạt được 5 công dụng tuyệt vời dưới đây.
1. Sát trùng, diệt khuẩn
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh, rau hẹ chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh có tác dụng tiêu diệt, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như E.coly (gây tiêu chảy), Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng)...
Khả năng sát trùng, kháng khuẩn của hẹ còn có thể dùng để điều trị các bệnh mẩn ngứa ngoài da. Bằng cách hơ sấy hẹ trên lửa nóng, bôi lên chỗ mẩn ngứa, vùng da bị bệnh sẽ được sát khuẩn và hạn chế nhiễm trùng.
Khả năng sát trùng, diệt khuẩn của rau hẹ được các chuyên gia y tế đánh giá cao. (Ảnh: nguồn Internet).
2. Tăng cường lưu thông máu
Một trong những công dụng nổi bật của rau hẹ là khả năng tán ứ, hỗ trợ lưu thông máu, cùng với đó là khả năng giải độc, làm giảm nồng độ mỡ trong máu, giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch, thiếu máu.
3. Nhuận tràng, trị táo bón
Hẹ sở hữu hàm lượng cao vitamin và chất xơ thô, có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Bên cạnh đó, loại rau này còn hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị táo bón. Dùng hạt hẹ được rang vàng, giã nhỏ, pha với nước sôi, uống hỗn hợp này mỗi ngày 2 lần, kết hợp với chế độ ăn uống giàu chất xơ sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Rau hẹ cũng được nhắc tới như một trong những "thần dược tự nhiên" hỗ trợ hệ tiêu hóa. (Ảnh: nguồn Internet).
4. Bảo vệ gan
Nhờ có chứa chất sulfide, rau hẹ sở hữu một mùi hương đặc trưng. Không chỉ vậy, loại mùi đặc biệt này còn có tác dụng khai thông khí gan, gia tăng cảm giác thèm ăn, tăng cường công năng tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Bên cạnh đó, một số chất có trong loại rau này còn giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể, hạn chế nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.
5. Nhuận phế
Hàm lượng vitamin A cao trong rau hẹ rất tốt cho phổi, mắt và làn da. Thưởng thức các món ăn kèm với loại rau này thường xuyên và đúng cách sẽ giúp phòng ngừa hữu hiệu nhiều căn bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp cũng là một trong số những công dụng tuyệt vời của loại rau này. (Ảnh: nguồn Internet).
Những lưu ý khi ăn rau hẹ
Không dùng với mật ong: Một số bài thuốc dân gian thường dùng mật ong với lá hẹ hấp lên rồi lấy nước uống để trị ho cho trẻ nhỏ.
Trên thực tế, hẹ có hàm lượng vitamin C cao, kết hợp với mật ong sẽ có nguy cơ dẫn đến tiêu chảy, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
Hạn chế ăn rau hẹ vào buổi tối: Mặc dù sở hữu nguồn dinh dưỡng phong phú, nhưng hàm lượng các chất xơ thô trong rau hẹ lại cao hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều.
Do đó, he là một loại rau không dễ tiêu hóa, ăn quá nhiều sẽ tạo thành tổn thương với dạ dày.
Hơn nữa, buổi tối là thời gian dạ dày cần nghỉ ngơi, việc ăn quá nhiều rau hẹ sẽ kích thích bao tử tiết ra nhiều dịch dạ dày, làm gia tăng áp lực lên cơ quan tiêu hóa này, gây nhiều bất lợi cho sức khỏe.
Giá thành rẻ, hương vị thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ chế biến là những yếu tố khiến rau hẹ trở thành loại thực phẩm yêu thích của nhiều chị em nội trợ. (Ảnh: nguồn Internet).
Một số món ăn bổ dưỡng từ rau hẹ
Hẹ xào: Hẹ 240g, hồ đào nhục (quả óc chó) 60g. Xào với dầu vừng và ít muối. Ăn ngày 1 lần lúc đói hoặc vào bữa cơm. Ăn trong 2 tuần - 1 tháng. Món này còn dùng chữa táo bón, đau lưng, gối, tiểu tiện nhiều, hoặc dùng khi nữ giới bị khí hư, lãnh cảm.
Cháo hẹ: Hẹ 20g, gạo 90g. Nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần. Món này còn dùng chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém, đi ngoài phân sống, chân tay lạnh.
Theo Tri thức trẻ
Che kín xe đẩy cho con khi đưa bé ra ngoài, bố mẹ có thể hại chết con mà không biết Tất cả các bậc phụ huynh đều mong muốn bảo vệ tốt nhất cho con nhưng đôi khi hành động quá cẩn thận lại gây nguy hiểm cho bé. Việc làm cha mẹ chăm sóc con nhỏ thực chẳng dễ dàng bởi có quá nhiều thứ phải lo lắng cho một em bé từ lúc sơ sinh. Đôi khi, cố gắng chủ động...