Trẻ nào cần trì hoãn, thận trọng tiêm vắc xin Covid-19?
Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29.10 về Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em.
Theo hướng dẫn này, khi khám sàng lọc, trước tiêm vắc xin phòng Covid-19 đối với trẻ em, nhân viên y tế cần đo thân nhiệt, nhịp tim. Cần đánh giá sức khỏe thông qua bảng kiểm với 8 yếu tố sàng lọc: tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin; đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển; tiền sử dị ứng với bất kỳ tác nhân nào; rối loạn tri giác, rối loạn hành vi; mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu; nghe tim, phổi bất thường; trẻ từng có dị ứng phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ tác nhân nào trước đó (cần ghi rõ tác nhân dị ứng…); các chống chỉ định, trì hoãn khác (nếu có cần ghi rõ).
Nếu trẻ đủ điều kiện thì tiêm chủng ngay, khi trẻ không có điểm bất thường và không có chống chỉ định tiêm vắc xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh tại Trường THPT Củ Chi (H.Củ Chi, TP.HCM). Ảnh NGỌC DƯƠNG
Chống chỉ định tiêm vắc xin cùng loại khi có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin.
Video đang HOT
Cần trì hoãn tiêm chủng cho trẻ đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển.
Trẻ cần thận trọng tiêm chủng là các trường hợp có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; rối loạn tri giác, rối loạn hành vi. Cần chuyển trẻ đến khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện khi có mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu; hoặc khi nghe tim, phổi bất thường; trẻ từng có dị ứng phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.
PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, cho biết vắc xin Covid-19 sử dụng tiêm chủng cho trẻ em 12 – 17 tuổi là vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech. Việc sử dụng cho các em tương tự như với người từ 18 tuổi trở lên (0,3 ml mỗi liều tiêm, đường dùng tiêm bắp). Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách 3 – 4 tuần.
PGS-TS Dương Thị Hồng cho biết thêm, tại Việt Nam hiện có 2 vắc xin là Pfizer và Moderna được Bộ Y tế phê duyệt tiêm cho trẻ em theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và khuyến cáo của nhà sản xuất. Các vắc xin này sử dụng cho trẻ 12 – 17 tuổi có chỉ định liều tiêm như với người lớn. Tất cả các vắc xin trước khi đưa vào sử dụng cần được kiểm định chất lượng và có giấy phép xuất xưởng theo quy định của Bộ Y tế.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam tiếp cận trên 107 triệu liều vắc xin Covid-19 từ các nguồn. Ước tính, Việt Nam cần hơn 18 triệu liều vắc xin Covid-19 để tiêm cho hơn 9 triệu trẻ từ 12 – 17 tuổi.
Cậu bé sơ sinh mọc lông khắp người vì tác dụng phụ kỳ lạ của thuốc
Một cậu bé ở bang Texas (Mỹ) mắc bệnh bẩm sinh hiếm gặp. Bé được phát hiện bệnh sớm và điều trị bằng thuốc.
Thế nhưng, thuốc lại xuất hiện tác dụng phụ kỳ lạ là khiến lông mọc khắp người.
Tác dụng phụ kỳ lạ của thuốc khiến cậu bé Mateo mọc lông khắp người. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Chỉ vài tuần sau khi sinh, cậu bé Mateo bỗng dưng run rẩy và khóc đòi bú quá mức bình thường. Bố mẹ đã lập tức đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng Texas (Mỹ) kiểm tra, theo Parent Herald .
Bác sĩ phát hiện đường huyết trong cơ thể bé xuống thấp đến mức nguy hiểm. Các chẩn đoán sau đó cho thấy bé Mateo đã mắc bệnh cường insulin bẩm sinh.
Cường insulin bẩm sinh là căn bệnh hiếm gặp, khoảng 25.000 đến 50.000 ca sinh mới xuất hiện 1 ca bệnh. Bệnh này khiến tuyến tụy của bé Mateo tiết ra một lượng insulin cao bất thường.
Insulin là loại hoóc môn giúp cơ thể kiểm soát đường huyết. Nếu insulin quá cao sẽ khiến đường huyết hạ thấp, thậm chí xuống mức nguy hiểm. Những ảnh hưởng nghiêm trọng của cường insulin bẩm sinh có thể ngăn ngừa nếu được phát hiện sớm trong vài tháng đầu đời.
Bệnh tình nghiêm trọng đã khiến bé Mateo phải nằm điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt suốt 2 tháng. Bé được điều trị bằng thuốc diazoxide. Thuốc đã giúp giảm co giật, khó thở và các biến chứng khác của cậu bé. Tuy nhiên, tác dụng phụ bất thường xuất hiện. Lông trên cơ thể cậu bé mọc rất nhiều chỉ 2 tuần sau khi dùng thuốc.
Nếu ngưng dùng thuốc thì lông sẽ rụng dần. Tuy nhiên, các triệu chứng như co giật, nhịp tim nhanh, tụt đường huyết của cậu bé cũng nặng hơn. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê.
Mẹ của bé Mateo là cô Shelby Hernandez đã quay video con trai và đăng lên mạng xã hội. Video đã thu hút hơn 91 triệu lượt xem. Nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì nhiều nơi trên cơ thể cậu bé mọc rậm lông.
Cô Shelby cho biết con trai phải sử dụng liều cao thuốc diazoxide vì liều thấp dường như không có hiệu quả. Nếu duy trì liều thấp, bệnh tiếp tục tiến triển thì cậu bé có thể phải phẫu thuật cắt bỏ tuyến tụy. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cậu bé, theo Parent Herald .
Dù cơ thể bé Mateo mọc nhiều lông nhưng cô Shelby vẫn không buồn phiền, miễn sao con được khỏe mạnh. Người mẹ cho biết có thể những hình ảnh của bé Mateo xuất hiện trên mạng xã hội có thể phải nhận lại những bình luận tiêu cực. Thế nhưng, cô vẫn muốn đăng những hình ảnh đó lên như cách đồng hành cùng con vượt qua bệnh tật.
Những tật, bệnh bẩm sinh thường gặp nhất Về các dị tật giai đoạn sơ sinh, được sàng lọc 48 giờ sau sinh bằng một giọt máu ở gót chân trẻ. BS CKII Lương Kim Phượng, Giám đốc Trung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh Bệnh viện (BV) Phụ sản TP Cần Thơ khuyến cáo: Thông qua các xét nghiệm tầm soát trong giai đoạn 3...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế

Điều gì xảy ra với cột sống cổ khi sinh hoạt sai tư thế

Triệu chứng báo hiệu bị cường giáp

'Hậu sởi gây mất trí nhớ miễn dịch' là gì?

CDC Mỹ khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu từ 50 tuổi để phòng biến chứng nặng

Đường dây khí cười bị triệt phá, bác sĩ cảnh báo tổn thương thần kinh

Mùa hè nắng nóng người tăng huyết áp cần đặc biệt chú ý đến điều này

Tại sao không nên dùng nước sôi 100 độ C để pha trà xanh?

Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống

Não biến đổi ra sao sau 3 ngày bạn không nói chuyện với ai?

Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục

AI và y học: Khi trí tuệ nhân tạo trở thành "bác sĩ thầm lặng'"
Có thể bạn quan tâm

Xe côn tay 249cc, phanh ABS 2 kênh, giá nhỉnh hơn Yamaha Exciter
Xe máy
12:09:20 20/05/2025
Mua Bentley cũ giá chỉ bằng Toyota Camry nhưng phí bảo dưỡng ngốn cả tỷ đồng
Ôtô
12:07:13 20/05/2025
Trần Dịch Tấn qua đời đột ngột, nghi báo tin Covid-19 để che đậy sự thật sốc!
Sao châu á
11:48:18 20/05/2025
Thùy Tiên trả giá vì lừa dối, giới "nghệ sĩ khởi nghiệp" đu theo bị dọa tái mặt?
Netizen
11:47:31 20/05/2025
Đột phá AI: Con chip mới hứa hẹn cách mạng hóa nhiều lĩnh vực
Thế giới
11:33:46 20/05/2025
Chính phủ đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh
Tin nổi bật
11:27:21 20/05/2025
Một đêm nhạc đáng nhớ với khán giả thủ đô của con gái Mỹ Linh
Nhạc việt
11:11:50 20/05/2025
Chân váy dáng dài dễ mặc, dễ đẹp nhất mùa nắng
Thời trang
11:06:09 20/05/2025
Mẹo trang điểm không bị lem khi đổ mồ hôi
Làm đẹp
11:02:09 20/05/2025
Những hình ảnh không bao giờ được lên sóng của Thùy Tiên
Hậu trường phim
10:57:16 20/05/2025