Trẻ mang họa vì lỗi của người lớn
Nhiều tai nạn đau lòng, thậm chí dẫn đến cái chết ở trẻ bắt nguồn từ bất cẩn của người lớn đã được cảnh giác. Song gần đây, người ta vẫn đau lòng khi biết vẫn có trẻ chết vì ngạt nước, sặc sữa hay bị bỏng…
Trưa 12-5, cháu Trương Gia Hân (1 tuổi, con chị Trương Thị Thúy Loan, ở phường Lê Lợi, TP Quy Nhơn, Bình Định) đã qua đời trong lúc cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
Được biết, sáng cùng ngày, cháu Hân vào nhà tắm nghịch nước và bị trượt chân cắm đầu vào nhà tắm. Do cháu bị suy hô hấp nặng vì ngạt nước nên đã tử vong.
Trường hợp khác, cháu X con chị H bị bỏng nặng do ngã vào nồi cháo. Cháu X trong lúc đùa nghịch đã bị ngã vào giữa nồi cháo đặt trên sân… Chị H không thể kể tiếp vì không muốn nhớ lại cảnh tượng đau lòng đó. Theo các BS, đây là trường hợp bị phỏng rất nặng.
BS đang điều trị bỏng nặng cho bệnh nhi. (Ảnh minh họa)
PGS.TS Đoàn Thị Ngọc Diệp, trưởng khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho rằng những bất cẩn của người lớn đã dẫn đến nhiều tai nạn ở trẻ. Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 từng tiếp nhận những trường hợp khi trẻ đang ngủ, cha mẹ khóa trái cửa đi ra ngoài. Lúc trở về phát hiện trẻ bị té cầu thang hoặc té từ trên lầu xuống đất.
Tại Viện Bỏng Quốc gia, TS. Nguyễn Viết Lượng cho biết trong số những trường hợp cấp cứu có đến một nửa là trẻ em (đa số từ 1-5 tuổi). Trẻ bị bỏng phần lớn do sự bất cẩn của người lớn.
Một bé trai 2,5 tháng tuổi trước khi được chuyển vào khoa Cấp cứu BV Nhi đồng 2 đã trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở do bị ngạt và sặc sữa trong lúc bú. Kết quả chẩn đoán cho thấy phổi của bé bị viêm nặng do sữa tràn vào. Não của bé cũng bị tổn thương do đã ngưng tim, ngưng thở quá lâu. Theo các bác sĩ, nguy cơ bé phải sống thực vật là rất cao. Nguyên nhân sặc sữa có thể do sữa mẹ quá nhiều, khi cho bú mẹ lại ngủ quên nên con sặc rồi ngạt mà không biết. Sau hơn 10 ngày cấp cứu tích cực, đến nay bé vẫn phải thở bằng máy và hôn mê.
Video đang HOT
Một ca sặc sữa đang được cấp cứu tại BV. (Ảnh minh họa)
Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh, chuyên viên tư vấn trung tâm Nhịp cầu Hạnh phúc, nhìn nhận hàng ngày có hàng trăm mối nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải như: nước sôi, điện giật, té ngã, chết đuối, đánh nhau gây thương, tai nạn giao thông… mà nguyên nhân có thể do sự bất cẩn của cha mẹ hoặc đôi khi do trẻ quá hiếu động.
Mặc dù không thể tiên liệu hết mọi khả năng rủi ro tai nạn, song ông Thịnh cho rằng các bậc phụ huynh có thể bằng kinh nghiệm sống của mình và học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh cũng như sách báo, để biết cách hạn chế những tai nạn thường gặp nhất cho bé.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý và truyền thông cộng đồng TP HCM thì cho rằng, thực tế trẻ được vài tháng tuổi đã biết lật. Song nhiều phụ huynh nghĩ con mình còn bé nên chủ quan không trông chừng cẩn thận, hoặc vừa trông con vừa làm việc nhà nên vô tình để xảy ra tai nạn
Những điều cần chú ý để tránh gây họa cho trẻ: – Nhắc nhở trẻ không được leo trèo cao, không lại gần ao hồ nước, không bỏ dị vật vào tai, ăn chin uống sôi… – Tất cả thuốc phải để trong hộp để trẻ không mở được hoặc xa tầm tay trẻ. – Hóa chất (dầu lửa, rượu, thuốc trừ sâu…) để trong nhà phải có nhãn, có nắp đậy và luôn vặn thật chặt và để xa tầm tay trẻ. – Cẩn thận không để bếp lửa, bếp ga đèn dầu, nước nóng ở những nơi trẻ có thể đến. – Ổ cắm điện phải trên cao xa tầm tay trẻ, tốt nhất nên sử dụng loại có nắp đậy, dây điện nên đi ngầm tốt hơn là lộ thiên. – Lan can cao để trẻ không trèo qua được. – Dao, kép, hộp nút, kim chỉ, hộp quẹt,…. để xa tầm tay trẻ hoặc trong hộp đậy kín. – Cầu thang cần có cửa, có chốt, khóa để trẻ không mở được. – Với trẻ nhỏ không nên cho nằm trên giường cao mà cho nằm nệm thấp. – Không để trẻ tiếp xúc với đồ thủy tinh dễ vỡ. – Các vật chứa nước phải được đậy cẩn thận. – Học bơi, học cách đi lại an toàn.
TỔNG HỢP (Tuổi trẻ, Pháp luật TP.HCM)
Giật mình những tình huống gây họa cho trẻ
Nhiều tai nạn đau lòng, thậm chí dẫn đến cái chết ở trẻ, bắt nguồn từ bất cẩn của người lớn đã được cảnh giác. Song gần đây người ta vẫn đau lòng khi cứ biết đây đó vẫn có trẻ chết vì ngạt thở, sặc sữa...
Nằm trên giường bệnh tại khoa phỏng - chỉnh hình Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM ngày 27-3, bé N.S.H., 5 tuổi, ở Tri Tôn, An Giang, được quấn băng trắng gần như khắp người, chỉ trừ cặp mắt. Bác sĩ Nguyễn Bảo Tường, trưởng khoa phỏng - chỉnh hình Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết bé H. bị phỏng độ 2, độ 3, diện tích phỏng trên 90% và hiện vẫn nguy kịch.
Bất cẩn một li, đi một dặm
Đứng từ bên ngoài phòng bệnh nhìn vào giường bệnh con trai đang nằm, chị N.D., 23 tuổi, thất thần kể sáng 23-3 chị cho một gia đình khác mượn sân để nấu tiệc tân gia. Một nồi cháo to được nấu trên bếp củi đặt ở giữa sân. Con chị trong lúc đùa nghịch với những trẻ khác đã bị ngã vào giữa nồi cháo... Chị D. không thể kể tiếp vì không muốn nhớ lại cảnh tượng đau lòng đó. Theo bác sĩ Bảo Tường, đây là trường hợp bị phỏng rất nặng.
PGS.TS Đoàn Thị Ngọc Diệp, trưởng khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho rằng những bất cẩn của người lớn đã dẫn đến nhiều tai nạn ở trẻ. Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 từng tiếp nhận những trường hợp khi trẻ đang ngủ, cha mẹ khóa trái cửa đi ra ngoài. Lúc trở về phát hiện trẻ bị té cầu thang hoặc té từ trên lầu xuống đất.
Bác sĩ Diệp còn nhớ trường hợp một bé gái 5 tuổi ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM đang ngủ trong nhà thì người mẹ khóa trái cửa lại để đi chợ. Lúc trẻ ngủ dậy hốt hoảng tìm mẹ, ra tới bancông đã bị rớt từ ban công lầu một xuống đất. Cháu bé được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở và tử vong ngay sau đó.
Người lớn cần cảnh báo những nguy hiểm khi chạy xe ngoài đường để trẻ tránh hậu quả đáng tiếc - Ảnh: Châu Anh
Một trường hợp đau lòng khác đã xảy ra lúc gần 1g sáng 4-3. Đó là con bà N.T.T., 1 tháng tuổi, ở Q.Thủ Đức, TP.HCM. Bé trai này được gia đình chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở do người cha sơ ý để tay lên mũi con gây ngạt thở. Bác sĩ Diệp cho biết thời gian gần đây khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tiếp nhận vài trường hợp tương tự như trên.
Qua những trường hợp này, bác sĩ Ngọc Diệp khuyên các bậc cha mẹ nên cho trẻ ngủ riêng trong nôi gần với giường ba mẹ. Tuy vậy cần sắp xếp chăn mền trong nôi để đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi ngủ.
Ngăn ngừa nguy cơ
Ngạt nước vì hòn non bộ
Gần đây, nhiều người có xu hướng xây hòn non bộ trong nhà và không lường trước đây là một nguy cơ gây tai nạn cho trẻ nhỏ. Bệnh viện Nhi Đồng 1 từng cấp cứu một bé trai 22 tháng tuổi, ở huyện Củ Chi, TP.HCM bị ngạt nước do ngã vào hồ nước có hòn non bộ.
Rất may người nhà phát hiện sớm và đưa bé đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 điều trị kịp thời.
Bác sĩ Bảo Tường nhận xét những sơ ý, bất cẩn của người lớn đã làm nhiều trẻ em bị tai nạn phỏng. Mỗi năm Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận, điều trị cho khoảng 600 trẻ em bị phỏng do sinh hoạt, trong đó 3/4 là trẻ dưới 5 tuổi.
Có rất nhiều tình huống thường gặp gây phỏng cho trẻ như người lớn đốt rác và bỏ đi, không canh chừng trẻ, trẻ đùa nghịch gần đó rớt vào đống rác đang đốt, bị phỏng.
Có người chị, người mẹ vừa bồng em, bồng con vừa nấu bếp, trong khi mải mê nấu ăn, trẻ đã với tay vào thức ăn đang nấu gây phỏng. Có những trẻ còn bị phỏng trong lúc mẹ chuẩn bị cho trẻ ăn, do để chén cháo vừa mới nấu xong gần tầm tay trẻ và trẻ đã nhúng cả bàn tay vào chén cháo.
Có một số bà mẹ mới sinh thường nằm than, khi để trẻ nằm trên chõng tre dễ gây phỏng cho trẻ. Và bất cẩn thường gặp là nhiều bà mẹ pha nước tắm cho con thay vì lấy nước lạnh trước rồi pha thêm nước ấm thì lại đổ nước nóng vào trước, có bà mẹ lúng túng làm rớt trẻ vào chậu nước khiến trẻ phỏng nặng...
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, phó khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết khoa hồi sức cũng gặp nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc thuốc, hóa chất do người lớn để trong vỏ chai nước suối, gần tầm tay của trẻ. Trẻ lấy uống đều gây ra ngộ độc.
Mới đây, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận một bé trai 3 tuổi rưỡi phải khâu ba mũi ở đầu vì bị máy tập thể dục của mẹ đổ vào người. Những ngày trước mẹ bé đưa máy chạy bộ ra tập, tập xong là cất ngay vào nhà kho. Lần này người mẹ quên không cất nên bé trai trèo lên và làm máy đổ vào người.
Các bác sĩ đều cho rằng trẻ em nhỏ tuổi chưa có ý thức nhiều nhưng lại rất hiếu động, do vậy chỉ cần người lớn sơ ý trong tích tắc có thể gây ra những nguy hiểm cho trẻ. Để tránh những nguy cơ trên, các bậc cha mẹ phải có ý thức tạo một môi trường an toàn cho trẻ, luôn để mắt đến trẻ và ngăn ngừa trước những nguy cơ có thể xảy ra nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Theo Thùy Dương (Tuổi trẻ)
Đi đám cưới, 2 cháu nhỏ ngã xuống ao tử vong Hai cháu nhỏ theo bố mẹ đến đám cưới, do người lớn không để ý, hai cháu chơi nghịch đã ngã xuống ao. 9h30 ngày 17.3, tại khu vực đám cưới nhà anh Thân, ở thôn 10, Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã xảy ra vụ tai nạn thương tâm. Cháu Lê Anh Quân, 5 tuổi (con anh Lê Quang Phú)...