Trẻ không được ngủ đủ giấc có thể mắc phải các vấn đề sức khỏe sau đây
Ngoại trừ việc phải uống sữa đầy đủ thì việc ngủ đủ giấc đối với trẻ sơ sinh cũng cần được coi trọng, bởi những đứa trẻ không được nghỉ ngơi đầy đủ có thể mắc phải các vấn đề về sức khỏe.
Khi bạn đang phải bận rộn chăm sóc một em bé sơ sinh, bạn cũng luôn muốn được nghỉ ngơi dù chỉ một vài phút, điều đó chứng tỏ việc nghỉ ngơi luôn giữ vai trò quan trọng với tất cả mọi người. Trong khi người lớn ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm thì trẻ sơ sinh cần nhiều hơn gấp đôi thời gian đó để ngủ. Trên thực tế, trẻ sơ sinh cần ngủ từ 16-18 giờ mỗi ngày. Việc ngủ không đủ giấc có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Bác sĩ Yang Linqi, bác sĩ tư vấn nhi khoa tại Trung tâm Nhi khoa Thomson (Singapore) đã chia sẻ về những tác động đối với trẻ khi không được ngủ đủ giấc và một số cách để rèn luyện cho trẻ ngủ đủ giấc.
1. Em bé bị mệt mỏi
Khi bị thiếu ngủ, em bé có thể trở nên mệt mỏi. Điều này được thể hiện khi trẻ quá mệt mỏi và mất thời gian để có thể chìm vào giấc ngủ và đôi khi trở nên khó chịu. Tình hình sẽ càng khó khăn hơn và xấu đi khi trẻ không thể ngủ do mệt mỏi hoặc chỉ ngủ được một lúc và có thể thức dậy bất cứ lúc nào.
Khi không được ngủ đủ giấc em bé có thể sẽ mệt mỏi, khó chịu và dễ thức giấc (Ảnh minh họa)
2. Trẻ hay cáu kỉnh
Việc ngủ không đủ giấc có thể khiến cho trẻ nhà bạn trở nên kén chọn và cáu kỉnh vì điều chúng cần là giấc ngủ nhưng lại không được đáp ứng. Con bạn sẽ trở nên buồn bã và thất vọng.
3. Sự tăng trưởng của trẻ bị ảnh hưởng
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Bác sĩ Yang chia sẻ rằng: “ Các giấc ngủ không đều có thể làm rối loạn các bữa ăn của trẻ và sự phát triển của trẻ cũng vì thế mà ảnh hưởng“.
4. Trẻ dễ bị béo phì
Khi con bạn bước sang tuổi thứ 3, việc ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến các vấn đề như béo phì. Bác sĩ Yang giải thích lý do của việc béo phì do không ngủ đủ giấc đã được xác nhận qua nhiều nghiên cứu là: “ Việc thiếu ngủ làm rối loạn chu kỳ sinh học của cơ thể, gây ra những thay đổi về mức độ hoocmon bao gồm cortisol, leptin và ghrelin – những loại hoocmon giúp điều chỉnh năng lượng. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến sự gia tăng năng lượng nhưng lại giảm tiêu thụ. Việc thiếu ngủ có thể dẫn đến các cơn buồn ngủ làm cơ thể ít vận động thể chất và có thể tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu calo hơn“.
Video đang HOT
Ngủ không đủ giấc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra béo phì ở trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
5. Nguy cơ cao về các vấn đề sức khỏe lâu dài
Thiếu ngủ có thể dẫn đến việc trẻ phải đối mặt với nguy cơ có thể phải chịu những vấn đề về sức khỏe lâu dài. Việc bị béo phì và tỉ lệ mỡ trong cơ thể quá cao đặc biệt là mỡ bụng, có thể liên quan đến các bệnh mãn tính như gan và tiểu đường.
6. Khiến mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh
Khi trẻ ngủ không đủ giấc, ngoài các vấn đề tác động trực tiếp tới trẻ thì việc cha mẹ phải thức để chăm sóc cũng khiến cho các bậc cha mẹ mệt mỏi và căng thẳng. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc thiếu ngủ của trẻ thực sự làm trầm trọng hơn chứng trầm cảm sau sinh của các bà mẹ.
Những hậu quả của việc trẻ ngủ không đủ giấc thực sự là rất đáng sợ và có ảnh hưởng vô cùng lớn. Dưới đây là một vài lời khuyên của bác sĩ Yang để các bậc cha mẹ có thể rèn luyện cho con ngủ đủ giấc:
1. Hình thành nên thói quen ngủ lành mạnh
Việc tập cho trẻ một thói quen ngủ có nề nếp sẽ giúp cho việc trẻ ngủ đủ giấc dễ dàng hơn (Ảnh minh họa)
Hãy tập cho trẻ thói quen ngủ bất cứ khi nào có thể, để trẻ nhà bạn có thể ngủ đủ giấc mỗi ngày. Một thói quen ngủ thường xuyên có thể giúp trẻ ngủ nhanh hơn và khi việc ngủ của trẻ đã đi vào nề nếp thì bạn có thể đoán biết trước khi nào thì bé buồn ngủ và có thể dự đoán trước được những điều sẽ xảy ra sau đó. Bác sĩ Yang cũng khuyên rằng hãy cố gắng giữ thói quen ngủ của trẻ đúng với nề nếp và lên kế hoạch cho các hoạt động của gia đình ngoài thời gian ngủ của trẻ.
2. Cho trẻ tắm nước ấm
Có thể bạn chưa biết nhưng việc tắm với nước ấm có thể giúp bé ngủ nhanh hơn rất nhiều. Một chút thay đổi của nhiệt độ cơ thể sau khi tắm có thể khiến trẻ chìm vào giấc ngủ một cách thoải mái hơn và trong khi tắm cho trẻ thì bạn và trẻ cũng có thể cùng nhau chơi đùa.
3. Chuẩn bị một môi trường ngủ thuận lợi
Môi trường mà trẻ sẽ ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của trẻ. Một phòng ngủ thoải mái, đủ tối, yên tĩnh và nhiệt độ mát mẻ là hoàn toàn lý tưởng cho giấc ngủ của trẻ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể chuẩn bị một vài bản nhạc nhẹ nhàng hoặc tiếng ồn trắng để có thể đưa trẻ vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng.
Nguồn: Parent
Theo Helino
Bị ung thư giai đoạn cuối vì thức khuya - Lời khuyên của bác sĩ
Trong cuộc sống nhiều khi áp lực công việc nhiều khi chúng ta phải thức khuya gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, nhưng nhiều người không biết thức khuya nhiều lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe đến vậy.
Áp lực công việc khiến tình trạng thức khuya ngày càng phổ biến nhất là các bạn trẻ, nhưng chúng ta mới chỉ biết thức khuya dẫn tới suy nhược cơ thể chứ không ngờ rằng thức khuya còn có thể bị ung thư gan - một căn bệnh rất nghiêm trọng.
Nữ giáo viên xinh đẹp bị ung thư gan giai đoạn cuối
Bội Nhi, 27 tuổi, 4 năm trước cô tốt nghiệp Đại học sư phạm Tứ Xuyên. Năm thứ 2 sau khi tốt nghiệp cô trở thành một giáo viên giỏi, cũng vì thế mà công việc rất bận. Hầu như cô không được ngủ đủ giấc, ngủ cũng không ngon, vầng thâm quầng mắt càng ngày càng trở nên rõ ràng.
Mấy tháng gần đây, Bội Nhi cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, không có sức lực. Nhưng cô cảm thấy đây là phản ứng bình thường vì nghĩ do làm việc quá nhiều. Nhưng càng ngày tình trạng cơ thể càng chuyển biến xấu. Bội Nhi bị đau đầu, chóng mặt, ói mửa và thậm chí cô không thể hoàn thành một bài giảng hoàn chỉnh trên lớp. Chỉ đến khi các thầy cô giáo khác phát hiện ra và lập tức đưa cô đến bệnh viện.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ kết luận Bội Nhi bị ung thư gan giai đoạn cuối và không có cách nào chữa được. Bác sĩ cho biết, chính thói quen thức khuya là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư gan của Bội Nhi, bởi thức khuya và trầm cảm đã làm tổn thương gan nghiêm trọng.
Tại sao thức khuya lại gây ung thư gan?
Thực ra, thức khuya không ảnh hưởng trực tiếp đến gan, tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, các cơ quan của cơ thể phải làm việc nhiều sẽ sản sinh ra nhiều chất cặn bã dư thừa của hoạt động chuyển hóa của tế bào các cơ quan, điều này sẽ làm tăng gánh nặng đối với hoạt động chuyển hóa thải trừ và giải độc của gan, rồi từ đó sẽ làm cho chức năng gan bị ảnh hưởng từ từ, âm thầm, lâu dài.
Đồng thời, thức khuya kéo dài làm đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể, điều đó có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, từ đó gây ung thư gan, viêm túi mật và nhiều bệnh lý khác...
Công việc đòi hỏi thức khuya thì làm thế nào để phòng tránh ung thư gan?
Do tính chất công việc, nhiều người phải làm việc muộn vào ban đêm, làm nảy sinh nhiều bệnh. Lời khuyên chân thành là nên đi ngủ sớm, nhưng nếu buộc phải thức khuya thì hãy làm theo 4 điều chuyên gia khuyên để bảo vệ sức khỏe, hạn chế ung thư gan phát sinh.
Bổ sung thực phẩm lành mạnh: Nếu phải làm đêm, thức khuya - hãy dùng bữa tối trước 8h tối. Từ nửa đêm trở đi, nếu quá đói, hãy dùng các bữa ăn nhẹ nhiều chất xơ như chút trái cây nhẹ nhàng, tránh tuyệt đối món nhiều đường, giàu chất béo.
Ngoài ra, nên ăn thêm các thực phẩm giàu vitamin B (trong thịt, cá), chất xơ như rau lá màu xanh đậm, trà xanh, sữa chua... để bảo vệ gan, thận được tốt hơn.
Chất lượng giấc ngủ là trên hết: Dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng cần phải đảm bảo mình được ngủ ít nhất 4 - 5 tiếng mỗi ngày. Và trong 4 tiếng này, đó chắc chắn phải là 1 giấc ngủ liền mạch, giấc ngủ sâu, không đứt đoạn, mộng mị.
Ngoài ra, nên có một giấc ngủ ngắn ban trưa để lấy lại tinh thần nhanh chóng, tăng năng suất lao động, góp phần duy trì sự tỉnh táo cho buổi chiều.
Uống đủ nước mỗi ngày : Bất kể ngày hay đêm, bên cạnh chức năng cân bằng điện giải trong cơ thể, nước còn hỗ trợ các cơ quan khác hoàn thành nhiệm vụ của mình. Do đó, bạn luôn cần đảm bảo cơ thể không bị mất nước, đặc biệt là về đêm.
Vì vậy, nên thường xuyên để 1 chai nước trên bàn làm việc và uống đều đặn. Đặc biệt, uống nước ngay sau khi thức dậy... là thói quen tốt giúp bạn "cấp" nước cho cơ thể.
Giải tỏa áp lực cơ thể: Hãy tìm cho mình một vài bài tập nhẹ nhàng, như hít thở sâu... để giúp cơ thể lấy được bình tĩnh, sự tỉnh táo. Bằng cách hít thở sâu, luồng không khí đi vào qua đường mũi sẽ tác động đến phần vỏ não trước trán, kích thích sản xuất dopamine và serotonin - hormone chống stress tự nhiên của cơ thể.
Hãy tập cho mình những thói quen lành mạnh thì đừng ngủ quá khuya để có một sức khỏe tốt nhé.
Theo www.phunutoday.vn
Nguyên nhân gây nên tình trạng tự chảy nước mắt không thể tự kiềm chế Nhận biết những nguyên nhân này sẽ giúp bạn phòng tránh và ngăn ngừa tình trạng chảy nước mắt không thể tự kiềm chế hiệu quả. Đôi khi, mọi người có thể gặp phải tình trạng tự chảy nước mắt mà không vì lý do nào hết. Bạn đừng quá lo lắng vì hiện tượng này đã xảy ra ở rất nhiều người....