Trẻ có nguy cơ ngộ độc, tử vong khi tự chế và sử dụng slime trôi nổi
Chỉ cần gõ từ khóa ’slime’, cả Google, YouTube đều cho ra hàng nghìn kết quả với hàng loạt hướng dướng dẫn làm slime từ kem đánh răng, dầu gió; làm slime trong, dẻo… Vậy slime là gì, có gây nguy hiểm với trẻ không?
Slime là một dạng chất dẻo, kết dính được rất nhiều trẻ em ưa thích – SHUTTERSTOCK
Trẻ dễ dàng bắt chước làm slime theo hướng dẫn trên mạng
Mới đây món đồ chơi lạ ’slime nước’ khiến 35 học sinh lớp 3, lớp 4 ở Đà Nẵng ngộ độc do một em học sinh lớp 4 tự chế theo clip hướng dẫn trên YouTube rồi mang lên lớp bán cho các bạn.
Slime là đồ chơi có xuất xứ từ nước ngoài còn được gọi là “chất nhờn ma quái”. Trước đây, trẻ em Âu – Mỹ sử dụng phổ biến, sau đó slime được du nhập về Việt Nam. Trẻ dễ dàng mua được ở các trung tâm thương mại, siêu thị hay cửa hàng đồ chơi, các tiệm tạp hóa…
Theo video hướng dẫn trên YouTube, hay các bài hướng dẫn trên mạng, slime có thể được làm từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau. Cụ thể, chỉ với một ít đường, nước, dầu rửa chén… sau khi pha dung dịch qua từng bước, chỉ mất khoảng 10 phút là trẻ đã có thể tạo ra một dạng chất nhờn cô đặc, dẻo. Tương tự, nước rửa chén, muối hay keo dán giấy cùng một số dung dịch khác là đã có thể tạo ra một loại slime dưới dạng chất nhờn cô đặc, màu sắc khác nhau tùy vào nguyên liệu làm.
Với những video hướng dẫn làm slime này, trẻ em dễ dàng bắt chước vì nguyên liệu đơn giản và cách làm dễ dàng, nhanh chóng.
Hàng loạt video, bài hướng dẫn cách tạo ra slime ở trên mạng – CHỤP MÀN HÌNH
Thậm chí, không chỉ là những video hướng dẫn, YouTube còn xuất hiện trào lưu thử thách làm slime với bút xoá, hay chỉ với 5.000 đồng tiền nguyên liệu, hay làm trong vòng 2 phút… Những video này đều thu hút hàng triệu lượt xem.
Có thể ảnh hưởng tới thần kinh trung ương
Video đang HOT
Theo bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), slime thật ra không phải bây giờ mới có mà nó đã xuất hiện cách đây hàng chục năm, đây là một dạng đồ chơi được sản xuất cho trẻ em, giúp các em phát triển trí não và vận động, cảm giác ở tay chân và khá nổi tiếng trên thế giới.
Về nguyên tắc, chất slime này có hai thành phần cấu tạo là chất rắn và chất tạo liên kết nhằm tạo ra độ dẻo. Trong đó thành phần chất rắn có rất nhiều loại, bản chất của chất rắn là Polysaccharide (một loại đường). Còn chất dẻo thường được sử dụng nhiều nhất là borax (hay còn gọi là hàn the). Khi trộn hàn the với các chất rắn thì hỗn hợp này sẽ cô đặc, kết dính lại.
“Cách đây nhiều năm người ta rộ lên vấn đề bánh phở có pha hàn the vào cho bánh phở dai. Trên nguyên tắc, trong sản xuất thực phẩm vẫn được cho phép sử dụng hàn the nhưng với tỷ lệ cực kỳ thấp. Còn với việc tạo ra slime, người ta có thể pha lượng hàn the với tỷ lệ cao để các chất slime này có độ dẻo, dai nhiều hơn và trẻ cũng thích chơi hơn.
Nếu trẻ sử dụng chất slime này từ những nhà sản xuất chính hãng, được kiểm định đàng hoàng thì người ta sẽ tuân thủ quy định về tỷ lệ pha chế giữa chất rắn và chất dẻo (hàn the) thì trẻ vẫn có thể đảm bảo an toàn khi chơi. Còn nếu các em mua slime từ những điểm bán hàng trôi nổi thì rất khó đảm bảo được tỷ lệ cấu tạo an toàn, người ta có thể thêm vào một số hóa chất khác nữa. Khi trẻ chơi các em có thể bị ảnh hưởng tại chỗ, có thể gây hại trực tiếp lên tay như bị phỏng, loét… gây nên nhiễm trùng, có thể gây biến chứng rất nặng”, bác sĩ Phương phân tích.
Trẻ dễ dàng tự chế slime theo hướng dẫn trên mạng – NGUYỄN LOAN
Ngoài ra, theo bác sĩ Đinh Tấn Phương khi chơi trẻ cũng có thể hít phải hơi của những hoá chất này, ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây khó thở. Thậm chí nếu tiếp xúc nhiều với slime trôi nổi có thể ảnh hưởng tới thần kinh trung ương gây ra tình trạng nôn ói, nhức đầu, nặng hơn là dẫn tới co giật, tử vong…
Mức độ độc hại của chất slime này còn tuỳ thuộc vào nguyên liệu sản xuất và mức độ tiếp xúc của trẻ.
“Mình chỉ biết được hai thành phần cấu tạo chính để tạo ra slime là chất rắn và chất dẻo. Nhưng trên thực tế, với nhiều hàng trôi nổi thì người ta làm bằng cái gì mình không thể biết được, có thể người ta sẽ pha trộn với nhiều chất phụ gia khác nữa. Thậm chí hiện nay trên mạng xã hội, YouTube còn có hàng loạt hướng dẫn trẻ tự chế ra slime từ kem đánh răng, nước rửa chén…
Mà hầu hết những nguyên liệu này đều có chất ăn mòn, cùng với hàn the để tạo ra đội dẻo dai. Do vậy những hướng dẫn trên mạng bày cho trẻ sử dụng kem đánh răng, dầu rửa chén… thì những nguyên liệu này đã có sẵn thành phần borax trong đó. Nhưng trong quá trình bào chế theo những hướng dẫn này trẻ có thể sử dụng những nguyên liệu không an toàn. Ví dụ như nước rửa chén thì các em rất dễ bị ăn tay”, bác sĩ Phương nói thêm.
Theo bác sĩ Phương, để đảm bảo an toàn phụ huynh chỉ nên cho trẻ chơi những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sản xuất bởi những công ty được kiểm định chất lượng; tránh xa hàng trôi nổi, kém chất lượng ở ngoài thị trường, đặc biệt không để trẻ tự chế slime theo những hướng dẫn trên mạng.
Phát hiện hàn the trong giò chả: Tiến sĩ dinh dưỡng chỉ cách phát hiện tránh "rước độc" vào người
Hàn the là một chất cấm được sử dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên không ít người vì muốn thực phẩm ngon hơn nên đã bất chấp quy định đưa hóa chất này vào món ăn.
Tiến sĩ dinh dưỡng phát hoảng khi phát hiện giò chả ngậm hàn the
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng khoa Dinh dưỡng người lớn (Viện Dinh dưỡng Quốc Gia) cho biết, dù đã cảnh báo và nhà nước đã đưa hàn the vào danh mục hóa chất cấm sử dụng trong bảo quản, chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, không ít người, nhất là cơ sở sản xuất chế biến giò chả vẫn sử dụng hàn the để giúp giò, chả dẻo, giòn, ít bị ôi thiu hơn...
"Cuối tuần vừa qua tôi có mua giò chả về để chuẩn bị cho bữa sáng, có lẽ do "bệnh nghề nghiệp" nên tôi cẩn thận dùng que test thử xem có hàn the trong giò chả không. Thật bất ngờ sau khi test thử cả giò và chả đều có chứa hàn the, tôi đã phải bỏ số giò chả đó mà không dám sử dụng", tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng chia sẻ.
Hình ảnh tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng test thử hàn the trong giò chả cho bữa sáng.
Tiến sĩ Hưng cho biết, thực tế đây không phải là lần đầu tiên ông phát hiện sản phẩm có chứa hàn the nhưng trong cuộc sống hàng ngày không phải ai cũng chủ động test trước khi ăn. Đặc biệt giò, chả rất nhiều trẻ em thích vì mềm và có vị dễ ăn, tuy nhiên nếu sản phẩm cứ "ngậm" hàn the như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Hàn the ảnh hưởng xấu đến sức khỏe từ trong bào thai
Hàn the là tên gọi để chỉ các khoáng chất hay hợp chất hóa học trong hóa học gọi là Borac. Hàn the là chất chống oxy hóa và có tính sát trùng nhẹ, trước đây được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm do một số ưu điểm, như có thể giữ thực phẩm được tươi ngon trong thời gian dài, không bị ôi thiu nên hay được dùng để ướp cá, thịt. Bên cạnh đó, hàn the cũng có thể làm tăng độ dẻo của thực phẩm, do vậy, thường được cho vào bún, phở, giò, nem chua...
Với liều từ 5 gram trở lên hàn the đã có thể gây ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong. Dùng với liều lượng thấp có thể gây ngộ độc mạn tính, ảnh hưởng đến gan, thận, gây biếng ăn và suy nhược cơ thể.
Hàn the đã bị cấm sử dụng vì những ảnh hưởng đến sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàn the khi vào trong cơ thể sẽ tác dụng với axit trong dịch vị dạ dày giải phóng ra axit boric. Hoạt chất này có tác dụng ức chế thực bào, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, nó có đặc tính gắn kết với thực phẩm làm cho thực phẩm khó được tiêu hóa hơn bình thường rất nhiều.
Hàn the không bị thải loại hoàn toàn mà nó có khả năng tích tụ lên đến 15% lượng tiếp nhận vào cơ thể. Điều này về lâu dài sẽ gây ngộ độc mạn tính, dần dần làm suy thận, suy gan dẫn đến tình trạng da xanh xao, biếng ăn ở trẻ nhỏ, cơ thể suy nhược, thậm chí còn làm teo tinh hoàn, vô sinh hoặc các tai biến hệ tiêu hóa đối với ai sử dụng nhiều.
Trẻ em dùng hàn the lâu ngày dẫn đến sự phát triển chậm trong tuổi trưởng thành. Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm độc hàn the thì dư lượng hàn the có thể được thải trừ qua rau thai và sữa, gây nhiễm độc tới thai nhi và trẻ nhỏ.
Làm sao để nhận biết thực phẩm có chứa hàn the?
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng cho biết, để nhận biết thực phẩm có chứa hàn the, người tiêu dùng nên sử dụng que test nhanh. Khi ấn que test nhanh vào thực phẩm như giò, chả nếu thấy xuất hiện màu đỏ thì sản phẩm ấy có chứa hàn the.
"Hiện que test nhanh này được bán rất nhiều, giá cả cũng phù hợp vì thế mọi người hoàn toàn mua 1 hộp về sử dụng dần khi cần để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình", tiến sĩ Hưng khuyến cáo.
Cách test thử hàn the trong thực phẩm.
Ngoài cách nhận biết bằng que test nhanh, người tiêu dùng có thể nhận biết bằng khứu giác, thị giác, vị giác... tuy nhiên những phương pháp này chỉ là cảm nhận chủ quan của mỗi người, nên cho độ chính xác không cao.
Theo đó, với giò có hàn the sẽ mùi nồng, lá gói giò chả sẽ khô, không dính như giò chả thường. Giò ngon khi cắt ra sẽ có màu trắng ngà phớt hồng. Bề mặt lát cắt của miếng giò sẽ có nhiều lỗ rỗ do giò làm từ thịt nạc ngon...
Nếu giò bở, không có mùi thơm, không có lỗ rỗ trên bề mặt thì giò đó đã bị trộn với quá nhiều bột. Còn nếu giò giòn, dai, mịn bất thường thì đã bị pha với hàn the trong khi chế biến.
Điều 6 Nghị định 178/2013 của Chính phủ quy định:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng.
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại.
Cảnh báo loại đồ chơi lạ, hít ngửi cũng... đi viện Việc hàng loạt học sinh Trường tiểu học số 1 Hòa Khương (huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) sau khi mua đồ chơi lạ, mềm mềm, dẻo dẻo, ngâm vào nước thì nở lên... đã phải nhập viện cấp cứu khiến nhiều phụ huynh giật mình, bàng hoàng. Đến ngày 17/4, lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Hòa Vang cho biết: Ngày 16/4,...